Sinh 8 sản phẩm bài tiết của thận là gì

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Bài: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

  • A. LÝ THUYẾT
  • I. KHÁI QUÁT VỀ BÀI TIẾT
  • II. CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
  • B. TRẮC NGHIỆM

A. LÝ THUYẾT

I. KHÁI QUÁT VỀ BÀI TIẾT

- Bài tiết là: hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra [CO2, nước tiểu, mồ hôi] hoặc 1 số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể [các ion, thuốc].

- Khi sự bài tiết các chất thải bị trì trệ bởi 1 lí do nào đó  các chất thải bị tích tụ trong máu  biến đổi tính chất của môi trường trong cơ thể  cơ thể bị nhiễm độc  mệt mỏi, nhức đầu, thậm chí hôn mê và chết.

- Vai trò của hệ bài tiết:

+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.

+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định  hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

II. CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

- Trong đó, cơ quan quan trọng nhất là thận.

+ Cấu tạo của thận gồm: phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp và bể thận.

+ Thận gồm 2 quả. Mỗi quả thận có tới 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

+ Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận và các ống thận.

- Cầu thận thực chất là 1 túi mao mạch dày đặc, khoảng 50 mao mạch xếp song song thành 1 khối cầu thận nằm trong nang cầu thận.

B. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quá trình bài tiết không thải chất nào dưới đây?

A. Chất cặn bã

B. Chất độc

C. Chất dinh dưỡng

D. Nước tiểu

Chọn đáp án: C

Giải thích: Bài tiết là quá trình lọc và thải các chất cặn bã, chất độc hại và chất thừa ra môi trường ngoài cơ thể.

Câu 2: Vai trò chính của quá trình bài tiết?

A. Làm cho môi trường trong cơ thể ổn định

B. Thanh lọc cơ thể, loại bỏ chất dinh dưỡng dư thừa

C. Đảm bảo các chất dinh dưỡng trong cơ thể luôn được đổi mới

D. Giúp giảm cân.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Bài tiết làm cho môi trường trong cơ thể được ổn định, không bị nhiễm độc.

Câu 3: Các sản phẩm thải được lấy từ?

A. Các hoạt động trao đổi chất của tế bào

B. Các hoạt động trao đổi chất của cơ thể

C. Từ các hoạt động tiêu hóa đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: D

Giải thích: Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ chính các hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể [C02, nước tiểu, mồ hôi,...], hoặc từ hoạt động tiêu hoá đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng [các chất thuốc, các ion, côlestêrôn,..]

Câu 4: Nối sản phẩm thải với cơ quan bài tiết sao cho phù hợp.

Đáp án

Câu 5: Quá trình trao đổi chất của tế bào tạo ra sản phẩm nào dưới đây?

A. Chỉ tạo ra các chất cần thiết cho tế bào

B. Chỉ tạo ra các chất cặn bã và dư thừa

C. Tạo ra các chất cần thiết cho tế bào và các chất cặn bã dư thừa để loại ra khỏi cơ thể

D. Tạo ra CO2 cung cấp cho các hoạt động của cơ thể và tế bào, loại bỏ các chất thải không hòa tan trong máu

Chọn đáp án: C

Giải thích: quá trình trao đổi chất của tế bào tạo ra các sản phẩm cần thiết cho tế bào, đồng thời tạo ra các chất cặn bã và dư thừa để loại bỏ ra ngoài môi trường.

Câu 6: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu bao gồm

A. Thận và ống đái

B. Thận, ống dẫn nước tiểu, bong đái

C. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

D. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái, phổi, da

Chọn đáp án: C

Giải thích: Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bong đái và ống đái.

Câu 7: Đơn vị chức năng của thận bao gồm

A. Cầu thận, nang cầu thận, bể thận

B. Cầu thận, ống góp, bể thận

C. Cầu thận, ống góp, nang cầu thận, bể thận

D. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận

Chọn đáp án: D

Giải thích: Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận.

Câu 8: Người nào thường có nguy cơ chạy thận nhân tạo cao nhất?

A. Những người hiến thận

B. Những người bị tại nạn giao thông

C. Những người bị suy thận

D. Những người hút nhiều thuốc lá

Chọn đáp án: C

Giải thích: Người bị suy thận thì chức năng thận kém nên không thể lọc chất độc trong cơ thể dẫn đến tồn đọng độc chất gây bệnh, buộc phải chạy thận nhân tạo

Câu 9: Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận?

A. Ăn uống không lành mạnh

B. Thường xuyên nhịn đi vệ sinh

C. Lười vận động

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: D

Giải thích: nguyên nhân gây bệnh chủ yếu xuất phát từ những thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt hàng ngày của ta.

Câu 10: Ở người bị suy thận, phải lọc máu khi nào?

A. Khi vừa mới bị bệnh

B. 5 tháng sau khi mắc bệnh

C. 2 năm sau khi mắc bênh

D. Suy thận giai đoạn cuối

Chọn đáp án: D

Giải thích: Khi đó, thận chỉ hoạt động 10-15% bình thường => không thể loại bỏ chất thải hoặc dịch dư thừa từ máu.

Với nội dung bài Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức khái niệm về bài tiết, cấu tạo của hệ bài tiết nước tiếu...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8,Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8 và đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Video liên quan

Chủ Đề