Sơ đồ Bệnh viện Bạch Mai nhà A11

Quy trình tiêm vắc xin ngừa Covid-19 tại bệnh viện Bạch Mai: Những điều cần biết

Bệnh viện Bạch Mai tổ chức tiêm chủng tại Tòa nhà A11 trên cơ sở danh sách tiêm chủng được gửi về bệnh viện của các đơn vị. Vắc xin phòng COVID-19 sẽ được tiêm MIỄN PHÍ cho người từ 18 tuổi trở lên trong giai đoạn 2021-2022.

Địa điểm tiêm tại tòa nhà A11- Bệnh viện Bạch Mai:

Các bước tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 và vị trí các bàn thực hiện:

Khai báo y tế bắt buộc

Khai đầy đủ thông tin vào phiếu sàng lọc và ý xác nhận vào phiếu đồng ý tiêm

Tầng 1: Nhân viên tiếp đón đối chiếu, kiểm tra thông tin, đánh số thứ tự, phòng tiêm

Tầng 2: Khám sàng lọc theo đúng số thứ tự phòng tiêm được ghi trên phiếu

Tại tầng 3:

Hồ sơ:

– Nhận phiếu tiêm chủng tại bàn phát hồ sơ trước cửa phòng tiêm

– Vào phòng tiêm vắc xin theo đúng phòng được ghi trên phiếu

– Nộp phiếu tiêm chủng tại bàn phát hồ sơ và ký xác nhận tiêm vaccine

Theo dõi sau tiêm:

– Theo dõi sau tiêm 30 hoặc 60 phút tùy theo chỉ định của Bác sỹ khám sàng lọc

Khám lại:

Kiểm tra lại huyết áp, nhịp tim sau 30 hoặc 60 phút

Nộp phiếu khám sàng lọc, kết thúc quy trình tiêm

Quy trình tiêm vắc xin ngừa Covid-19 tại bệnh viện Bạch Mai

Lưu ý: Giấy xác nhận tiêm chủng có đóng dấu sẽ được trả lại cho người được tiêm theo đoàn, sẽ được cập nhật liên sổ sức khỏe

Để việc tiêm chủng phòng Covid-19 diễn ra an toàn và nhanh chóng người được tiêm cần thực hiện:

+ Thực hiện quy định 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang, khoảng cách, khử khuẩn, khai báo y tế, không tụ tập

+ Đọc kỹ hướng dẫn tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19

+ Lưu số điện thoại và tên cơ sở y tế cần đến trong trường hợp khẩn cấp.

+ Giữ Giấy xác nhận tiêm vắc xin ngừa Covid-19 như một giấy tờ cá nhân phòng khi phải xuất trình;

+ Thông báo cho cán bộ y tế và cập nhật trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử [SSKĐT].

+ Vẫn tiếp tục theo dõi sức khỏe, các phản ứng của cơ thể.

+ Đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời khi có những dấu hiệu nghiêm trọng sau:

– Sưng phù mi mắt

– Ngứa, sưng môi và/hoặc lưỡi

– Ngứa họng, căng cứng, tắc nghẹn họng, họng khản đặc

– Sưng phù tím tái mặt, nổi ban đỏ trên da

– Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, cảm giác co thắt đường ruột, đau bụng

– Đau ngực khó thở; thở dốc

– Ho, thở khò khè cảm giác nghẹt thở

– Bắt mạch yếu, chóng mặt, choáng, cảm giác muốn ngã, tay chân co quắp.

– Biểu hiện của huyết khối: [Thường xuất hiện từ ngày thứ 4 đến ngày 28 sau tiêm]

– Đau đầu dai dẳng, dữ dội; nhìn mờ hoặc nhìn đôi; nhức và sưng phù hai chân; xuất huyết bất thường. các biểu hiện này rất hiếm gặp.

Sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19, người được tiêm vẫn tiếp tục thực hiện quy tắc 5K của Bộ Y tế

Quy trình tiêm vắc xin ngừa Covid-19 tại bệnh viện Bạch Mai: Những điều cần biết

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Danh sách số điện thoại, đường dây nóng tiếp nhận thông tin dịch bệnh Covid-19

+ Nên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người cao tuổi vì sao?

+ Kinh nghiệm đi tiêm vaccine Covid-19, lưu ý sau tiêm

Đối tượng nào được tiêm vaccine COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai?, Quy trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai như thế nào?, Một số lưu ý khi đi tiêm vaccine phòng COVID-19... Cùng ISOFHCARE tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Đơn vị tiêm chủng của Bệnh viện Bạch Mai thực hiện tiêm cho những người có trong danh sách tiêm chủng được phân bổ theo sự chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế. Vaccine phòng COVID-19 sẽ được tiêm MIỄN PHÍ cho người từ 18 tuổi trở lên trong giai đoạn 2021-2022.

Danh sách này căn cứ vào phiếu đăng ký theo bản đăng ký giấy tại xã, phường, thị trấn hoặc Đăng ký online [trực tuyến] trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid -19. Cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào phiếu đăng ký, tình hình sức khoẻ của từng người và sàng lọc cụ thể từng đối tượng, xem ai tiêm ở đâu [có người tiêm ở các điểm tiêm thông thường tại nơi cư trú, có người phải tiêm ở bệnh viện nơi có sẵn các hệ thống cấp cứu].

Danh sách người đến thời điểm tiêm chủng sẽ được gửi về đơn vị tiêm chủng tại Bệnh viện hoặc trạm y tế xã, phường, điểm tiêm chủng,...đồng thời, những người có trong danh sách sẽ nhận được tin nhắn thông báo lịch tiêm bao gồm: thời gian tiêm [ngày và giờ], địa điểm tiêm và một số lưu ý khác. 

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương và xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM 1900638367 hoặc tải app ISOFHCARE để đặt lịch hẹn chủ động hơn.

2. Quy trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai

Đối với những cá nhân có trong danh sách tiêm chủng tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội nên tham khảo quy trình tiêm vaccine sau đây để có quá trình tiêm an toàn và nhanh chóng nhất.

Nhận lịch tiêm chủng

Nhận thông báo thời gian, địa điểm tiêm tại Bệnh viện Bạch Mai qua tin nhắn hoặc thông báo từ tổ trưởng tổ dân phố, xã, phường thị trấn;

Đến địa điểm tiêm chủng

- Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội

- Đến điểm tiêm chủng tại Tòa nhà A11 - Bệnh viện Bạch Mai

Khai báo y tế [Có thể khai báo, điền phiếu sàng lọc trước tại nhà]

- Khai báo y tế trên //tokhaiyte.vn/, điền đầy đủ thông tin và chụp ảnh màn hình mã QR coder để trình với nhân viên y tế tại khu vực sàng lọc. Có thể thực hiện trước tại nhà để giảm thời gian chờ đợi làm thủ tục.

- Phiếu sàng lọc: Khai đầy đủ thông tin vào phiếu sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, thông tin trên phiêu bao gồm: thông tin cá nhân, đã tiêm vaccine COVID-19 mũi 1 chưa, tiêm mũi 1 loại nào, sàng lọc các thông tin về dị ứng, bệnh cấp tính, phụ nữ đang mang thai...

 Dowload Phiếu sàng lọc

- Phiếu đồng ý tiêm chủng: Download

Người dân có thể tải file phiếu sàng lọc, phiếu đồng ý tiêm chủng in và điền đầy đủ thông tin, mang theo khi đến tiêm chủng để rút ngắn thời gian làm thủ tục tại chỗ. 

Di chuyển đến Tầng 1: Nhân viên tiếp đón đối chiếu, kiểm tra thông tin, đánh số thứ tự và phòng tiêm.

Khám sàng lọc

- Di chuyển lên Tầng 2: Khám sàng lọc theo đúng số thứ tự phòng tiêm được ghi trên phiếu

- Tiến hành các bước sàng lọc trước tiêm: đo nhiệt độ, huyết áp và tư vấn trước tiêm;

- Nhân viên y tế sẽ hỏi thêm một số vấn đề về sức khoẻ của người được tiêm chủng, đặc biệt là trường hợp trên 65 tuổi, mắc một số bệnh lý nền. Từ đó bác sĩ sẽ quyết định có đủ điều kiện để tiêm hay không.

Tiến hành tiêm chủng

- Di chuyển lên Tầng 3: Nhận phiếu tiêm chủng tại bàn phát hồ sơ trước cửa phòng tiêm

-  Vào phòng tiêm vaccine theo đúng phòng được ghi trên phiếu

- Ký xác nhận tiêm và nộp phiếu tiêm chủng tại bàn phát hồ sơ

Theo dõi sau tiêm

- Theo dõi sau tiêm 30 hoặc 60 phút theo chỉ định của Bác sỹ khám sàng lọc

- Kiểm tra lại huyết áp, nhịp tim sau 30 hoặc 60 phút

- Nộp phiếu khám sàng lọc, kết thúc quy trình tiêm

Lưu ý: Giấy xác nhận tiêm chủng có đóng dấu sẽ được trả lại cho người được tiêm và sẽ được cập nhật liên sổ sức khỏe

4. Một số lưu ý khi đi tiêm vaccine phòng COVID-19

- Đến đúng giờ trong lịch hẹn, không nên đi sớm quá, muộn quá ảnh hưởng đến những người khác có trong khung giờ hẹn.

Chuẩn bị đủ giấy tờ để khai báo nhanh chóng như CMT, CCCD, Thẻ BHYT, đơn thuốc đang điều trị,... 

- Đeo khẩu trang, thực hiện thông điệp 5K phòng chống dịch COVID-19;

- Hỏi cán bộ y tế và lưu số điện thoại và tên cơ sở y tế cần đến trong trường hợp khẩn cấp.

- Lưu giữ Giấy xác nhận tiêm vaccine phòng COVID-19;

- Thông báo cho cán bộ y tế và cập nhật trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử [SSKĐT] các phản ứng sau tiêm bạn gặp phải.

- Sau khi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, hãy thực hiện đầy đủ các khuyến cáo tự theo dõi sức khỏe bản thân.

- Khi có các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời. 

- Sau tiêm, khi về nhà nếu bạn gặp các vấn đề mà không giải thích được có thể khám bệnh trực tuyến với Bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sau tiêm ngay tại nhà.

Hy vọng, với những thông tin phía trên sẽ giúp bạn nắm rõ các quy trình tiêm chủng tại Bệnh viện Bạch Mai, giúp quá trình tiêm thuận lợi, nhanh chóng và thoải mái nhất. 

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Video liên quan

Chủ Đề