So sánh báo anh và báo việt

Việc nhận diện và phân chia thể loại báo chí cũng là một vấn đề phức tạp, có nhiều tranh luận chưa hồi kết. Những yếu tố chi phối việc hình thành và phát triển các thể loại báo chí, nhìn chung có thể có sự thống nhất. Đó là, sự phát triển nhu cầu thông giao tiếp và tâm lý tiếp nhận sản phẩm truyền thông của công chúng xã hội; sự phát triển của khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ truyền thông; trình độ và điều kiện tác nghiệp của nhà báo; văn hóa dân tộc; sự giao lưu giữa các quốc gia, các nền báo khu vực và trên phạm vi thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa.

Về tiêu chí phân loại. Phân chia thể loại tác phẩm báo chí có thể căn cứ vào các tiêu chí như: Đối tượng thông tin; mục đích thông tin, phương tiện và phương thức thông tin, mô thức tổ chức dữ liệu trong tác phẩm.Các nhà lý luận báo chí cách mạng Liên xô cũ, phân chia thể loại báo chí thành 4 nhóm thể loại: Thông tin, Thông tin - chính luận, Chính luận, Chính luận - nghệ thuật. .

Ở đây tập trung phân tích3 nhóm thể loại báo chí là thông tin, thông tin - chính luận, chính luận.

Nhóm thể loại thông tin[hay còn gọi là thông tấn] bao gồm tin, tường thuật, phỏng vấn, bài phản ánh [bài báo, bài thông tấn,...]... Nhiệm vụ chủ yếu của nhóm thể loại này là thông tin cho công chúng biếtcái gì đã và đang xảy ra.

Nhóm thể loại thông tin - chính luận bao gồm phóng sự, điều tra, ký sự, bút ký... Nhiệm vụ chủ yếu của nhóm thể loại này thông tin cho công chúng hiểu cái gì đã và đang xảy ra như thế nào. Nhóm thể loại này đòi hỏi người viết có năng khiếu rõ nét hơn, có kiến thức nền rộng, nắm vững các thủ pháp và nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện…

Nhóm thể loại chính luậnbao gồm xã luận, bình luận, luận văn tuyên truyền,... Nhiệm vụ chủ yếu của nhóm thể loại này là làm cho công chúng tin vào quan điểm của tòa soạn đối với các sự kiện và vấn đề thời sự đã và đang xảy ra, thuyết phục và lôi kéo họ vào tầm ảnh hưởng của mình.

Như vậy, tiếp cận các thể loại tác phẩm báo chí cấp độ thông tin từ biết, hiểu đến tin tưởng cũng phần nào nói lên mức độ tính phức tạp của nghệ thuật thuyết phục công chúng xã hội của báo chí.

Trên thực tế, dù tác phẩm báo chí ở thể loại nào thì vẫn phải trả lời các câu hỏi cơ bản trong giao tiếp truyền thông qua báo chí là 5W + 1H.

- What? Nói về cái gì?

- Who? Chủ thể?

- Where? Địa điểm của vụ việc?

- When? Thời điểm ?

- Why? Nguyên do?

- How? Như thế nào,hình thức diễn ra?

Tùy theo chất liệu và phương thức trả lời các câu hỏi này mà tác phẩm báo chí hướng theo mô thức tác phẩm thể loại tin,phỏng vấn, phóng sự hay điều tra... Chẳng hạn, với thể loại tin chủ yếu trả lời 5W bởi phương tiện chủ yếu là sự kiện, với phương thức liên kết chủ yếu theo mô thức hình tháp ngược theo trình tự chi tiết rất quan trọng, quan trọng, ít quan trọng. Trong khi đó, phóng sự lại chủ yếu tập trung trả lời câu hỏi “sự việc diễn ra như thế nào [How]”.Nhà báo với nhiệm vụ chủ yếu là tạo dựng nên bức tranh hiện thực bởi những điều mắt thấy tai nghe, chứng kiến và trực tiếp đối thoại trong hình thức miêu tả cùng với những cảm xúc và ấn tượng ban đầu. Phóng sự lại có thể được thể hiện dưới các dạng thức khác nhau, như phóng sự sự kiện, phóng sự chân dung, phóng sự vấn đề. Trong quan niệm của các nhà văn, nhà báo cách mạng, phóng sự một thời được coi là dòng văn học chính luận, văn học tư liệu.

Với thể loại điều tra, sản phẩm báo chí lại chủ yếu trả lời câu hỏi tại sao [Why], đi tìm lại, dựng lại dấu vết sự kiện, trên cơ sở ấy tìm kiếm nguyên nhân. Tại sao như thế này mà không là thế khác? Vấn đề luôn luôn được biểu hiện dưới dạng các câu hỏi và mọi câu hỏi đều có câu trả lời; mọi vấn đề đều được thể hiện, được khởi phát bởi sự kiện. Phán đoán có vấn đề, nhưng phải tìm cho được, phải phát hiện cho được dấu vết sự kiện, nếu không, tác phẩm báo chí điều tra khó có thể thành hình hài.

Tuy nhiên, dù là thể loại nào, tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn là tác phẩm thỏa mãn ít nhất các tiêu chí sau đây.

Thứ nhất, sự kiện, vấn đề được phản ánh trong tác phẩm nóng hổi, bức xúc, liên quan đến nhiều người và được dư luận xã hội quan tâm muốn biết, cần được thông tin, cần được giải thích và giải đáp ngay hôm nay. Sự kiện ấy khởi phát cho vấn đề đang bức xúc trong dư luận xã hội.

Liên quan đến sự kiện và vấn đề thông tin, trong lý luận và thực tiễn báo chí, các khái niệm: nói [viết] đúng, trúng, hay thường được nhắc tới và cần được phân biệt, dù chỉ là tương đối.

Trong hoạt động báo chí, đúng còn có nhiều nghĩa. Trước hết và quan trọng nhất là đúng với thực tế khách quan, thông tin phải xác thực. Tức là sự kiện, vấn đề thông tin phải xác thực, đúng với bản chất tình hình đang vận động, phát triển. Bởi có sự kiện tiêu biểu cho bản chất vấn đề hay tình hình, nhưng cũng có sự kiện không nói lên bản chất tình hình. Trong sự kiện lại có nhiều chi tiết, việc chọn chi tiết nào đặc trưng cho sự kiện để đưa vào tác phẩm báo chí là một sự cố gắng về nhiều mặt, từ quan điểm, thái độ thông tin đến trình độ năng lực cũng như văn hoá truyền thông của tác giả. Đúng ở đây còn phải là đúng pháp luật và phù hợp quan niệm giá trị văn hoá cộng đồng.Đúng với quan điểm và thái độ thông tin - tức là vấn đề lợi ích. Bài báo này nhằm bảo vệ lợi ích cho ai? Đấu tranh cho lợi ích của dân tộc, lợi ích của nhân dân vì sự phát triển bền vững của đất nước hay vì lợi ích của một nhóm người đặc quyền đặc lợi nào đó?

Trúng, cũng theo Đại từ điển tiếng Việt năm 2014, NXB TP. Hồ Chí Minh, nghĩa là Đúng [với] mục tiêu; Đúng với cái có thực đang được nói đến; Đúng vào dịp... Gặp may mắn trong làm ăn hay đạt được điều tốt lành.

Ở trong hoạt động báo chí, khái niệm “trúng” được sử dụng khi sản phẩm báo chí đề cập trúng vấn đề tức là giải thích và giải đáp được câu hỏi trung tâm, cốt lõi, nóng hổi của vấn đề ấy trong sự quan tâm của dư luận xã hội và đạt được mục đích cần nói, trúng vào dịp cần thông tin, tức là thời điểm thông tin có khả năng gây được hiệu ứng xã hội mạnh mẽ nhất.

Hay là cấp độ cao hơn đúng và trúng. Tác phẩm báo chí muốn hay, trước hết phải thật, phải đúng, phải trúng. Hay “được đánh giá là có tác dụng gây được hứng thú hoặc cảm xúc tốt đẹp, dễ chịu”; được đánh giá là đạt yêu cầu cao, có tác dụng mang lại hiệu quả mong muốn”. Có thể hiểu, tác phẩm báo chí hay tức là thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận của công chúng ưa thích, có khả năng thuyết phục. Còn hấp dẫntức có sức hút trí tuệ và cảm xúc nhiều người. Đó là tác phẩm không chỉ đúng, trúng, hay mà còn sinh động bởi nhiều chi tiết phong phú, cách diễn đạt dễ hểu, có sức hút mạnh mẽ, sức thuyết phụ cao, làm lay động trí tuệ và cảm xúc lòng người.

Thứ hai, tác phẩm báo chí được cấu thành bởi những chi tiết, tình tiết, số liệu xác thực, sinh động đầy sức thuyết phục. Số liệu, chi tiết vừa đủ để bài báo bảo đảm tính khách quan, tin cậy và sinh động không dài dòng, rối rắm. Nhà báo không hô hào, không thuyết giảng chung chung. Anh ta nói bằng sự kiện, bằng chi tiết và để sự kiện tự nói lên ý đồ, ý định của tác giả. Trong quá trình phản ánh cuộc sống, nhiệm vụ quan trọng của nhà báo làkhách quan hóa sự kiện. Trong một bản tin với hàng loạt những con số, sự kiện, nhiều khi cảm thấy khô khan, nhưng đằng sau nó là cả cuộc sống, là các sự kiện, thông tin khách quan. Cái giỏi, cái tài của nhà báo là phát hiện, lựa chọn, sắp xếp và liên kết các sự kiện, chi tiết thành tác phẩm [thông điệp] truyền tải thông tin, cảm xúc tới công chúng.

Thứ ba, cách trình bày diễn đạt, kết cấu chặt chẽ, logic với ngôn ngữ, giọng điệu trong sáng, gần gũi, dễ hiểu, phù hợp và có sức cuốn hút đối với công chúng - nhóm đối tượng. Cách trình bày, diễn đạt, ngôn ngữ giọng điệu tác phẩm báo chí phải phù hợp với nhóm công chúng - nhóm đối tượng, với lứa tuổi và thậm chí phù hợp với thời điểm giao tiếp truyền thông. Ngôn ngữ và giọng điệu báo buổi sáng khác ngôn ngữ và giọng điệu báo buổi chiều, bản tin sáng khác với bản tin tối, tin trưa,...

Như vậy, để có được tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn công chúng là một quá trình lao động nghiêm túc; công phu, không những đòi hỏi trình độ, sự am hiểu cuộc sống và kỹ năng [và cả năng khiếu] nghề nghiệp, khả năng phán đoán và khai thác thông tin - dữ liệu mà còn năng lực thể hiện, đáp ứng đúng lúc, lý và tâm trạng xã hội. Nói cách khác, đòi hỏi nhà báo năng khiếu nghề nghiệp, sự học tập, học hỏi và rèn luyện say mê cùng với lòng yêu nghề và trách nhiệm xã hội cao cả - xã hội và lịch sử, trước công chúng và nhân dân.

Đối với mỗi thể loại báo chí đều đem lại cho công chúng những thông tin cần thiết trong những điều kiện, hoàn cảnh và môi trường cụ thể. Tùy từng tính chất của sự kiệnvà khả năng riêng mà nhà báo lựa chọn thể loại báo chí nào để truyền tải thông điệp tới công chúng trong xã hội.

Chủ Đề