So sánh điểm giống và khác nhau giữa cpt cfr năm 2024

Sau nhiều câu hỏi các bạn đã gởi đến Tư Vấn Thuế Huy Hoàng muốn được hỗ trợ để có thể hiểu rõ hơn về các INCOTERMS [ International commerce terms ] và các tình huống liên quan đến xuất nhập khẩu. Trong bài post lần trước, Huy Hoàng đã giải đáp các tình huống thực tế phát sinh tại đơn vị của các bạn, lần này Huy Hoàng sẽ tổng hợp lại các điều kiện và cũng như cách nhớ, cách phân biệt các INCOTERMS để giúp các bạn dễ dàng hình dung và nắm rõ hơn về các các INCOTERMS hiện đã được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.

CÁCH NHỚ 11 ĐIỀU KIỆN INCOTERMS

Đầu tiên chúng ta nên hiểu bản chất Incoterms là các quy tắc mua bán quốc tế được tập hợp lại để sử dụng trong quá trình mua bán. Incoterms không phải là văn bản pháp luật nên khi một bản Incoterms mới ra không làm hết hiệu lực của bản Incoterms cũ. Bản Incoterm sau sẽ có sự điều chỉnh về các điều kiện để phù hợp hơn với hoàn cảnh hoạt động mua bán hàng hóa tại thời điểm đó nên các bạn có thể thỏa thuận áp dụng phiên bản Incoterms nào phù hợp nhất với hợp đồng mua bán của mình. Có tổng cộng 11 điều kiện của INCOTERMS được phân thành 4 nhóm, bạn nên nhớ câu ”Em FảiCố Đi” - 4 từ đầu của câu chính là 4 điều kiện thương mại trong incorterms: E,F,C,D. Cụ thể như sau: 1. Nhóm E-EXW-Ex Works-Giao hàng tại xưởng Giờ tôi có một món hàng, tôi muốn bán và tôi không chịu bất cứ trách nhiệm gì về lô hàng đó, từ xin giấy phép xuất khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển, thuê tàu… nghĩa là rất lười và không có chút trách nhiệm gì về thủ tục thì đó là điều kiện nhóm E .Vậy nhé, khi nào mình muốn bán hàng và chẳng muốn làm thủ tục gì hãy nhớ đến nhóm E 2. Nhóm F Trong nhóm F có 3 nhóm là FOB, FCA, FAS. Vậy bí quyết để nhớ khi cần đến nhóm F là thế nào? Hãy nhớ F là free nghĩa là không có trách nhiệm, vậy không có trách nhiệm với gì, không có trách nhiệm với việc vận chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng. Đó là nét cơ bản của nhóm F. Vậy đâu là cơ sở để phân biệt,chia ra 3 nhóm FCA, FAS, FOB. Xin trả lời, cơ sở chính là trách nhiệm vận chuyển hàng từ cơ sở của người bán lên tàu: 2.1. FCA-Free Carrier-Giao hàng cho người chuyên chở Chỉ bốc hàng lên phương tiên vận tải người mua gửi đến nhận hàng nếu vị trí đó nằm trong cơ sở của người mua. Sau khi bốc hàng lên phương tiện vận tải là tôi hết trách nhiệm. Lấy ví dụ , tôi bán 2 container về đèn chiếu sáng theo điều kiện FCA sang Mỹ, cơ sở sản xuất của tôi ở Kỳ Anh. Nếu tôi giao hàng ở cơ sở Kỳ Anh, thì tôi phải thuê xe nâng để chuyển hàng lên xe container chuyên dụng do người mua gửi đến. Lấy trường hợp, vẫn bán theo điều kiện FCA, nhưng giao hàng ở kho trung chuyển ở Hòn La chẳng hạn, lúc này việc vận chuyển hàng lên xe container chuyên dụng do người mua gửi đến, người mua phải tự lo lấy. Nghe có vẻ không công bằng, thực ra thì người bán đã phải vận chuyển hàng đến tận kho trung chuyển rồi còn gì. Điều này có lợi cho những nhà xuất khẩu, bán hàng nhiều, có vị trí tập kết hàng tốt. Làm thế nào nhớ được tính chất cơ bản của nhóm FCA? – Nhớ đến FCA hãy nhớ từ C-Carrier ,Free Carrier - Miễn trách nhiệm vận chuyển, chính là ý nghĩa đã phân tích ở trên 2.2 FAS-Free alongside-Giao hàng dọc mạn tàu Nhóm này, trách nhiệm người bán, cao hơn nhóm FCA, nghĩa là không giao hàng tại cơ sở sản xuất hay điểm trung chuyển như trên mà người bán phải thuê phương tiện vận chuyển để đưa hàng xếp dọc mạn tàu. Để nhớ đặc tính này hãy nhớ từ Free Alongside – Miễn trách nhiệm đến khi đã xếp dọc mạn tàu. 2.3 FOB-Free on Board-Giao hàng lên tàu Ở điều kiện FAS trách nhiệm ta là giao hàng đến mạn tàu, thế còn nếu khi bốc hàng từ mạn tàu lên tàu, chẳng may hàng bị vỡ thì sao, ai chịu trách nhiệm? Ai trả chi phí bốc hàng này? Trả lời câu hỏi trên chính là điều kiện FOB. Vậy nhớ đến FOB, hãy nhớ đến trách nhiệm của chúng ta là phải giao hàng lên đến tàu, nghĩa là chịu trách nhiệm cẩu hàng lên tàu. Từ Free on board nói lên điều đó – Miễn trách nhiệm khi đã giao hàng lên tàu. Như vậy trong điều kiện nhóm F , hãy nhớ 2 điểm quan trọng đó là: Trách nhiệm chuyên chở tăng dần: FCA———>>>FAS———>>> FOB 3. Nhóm C

Vậy là từ nhóm E, tôi chỉ giao hàng thôi, còn người mua muốn làm sao thì làm. Đến nhóm F, trách nhiệm có nâng lên một tí, tức là có đề cập đến trách nhiệm chuyên chở.Vậy cao hơn nữa là gì? Đó là đảm nhận luôn việc chuyên chở đến cảng dỡ hàng cho người mua. Khi nghĩ đến việc thuê tàu và chuyên chở từ cảng đi đến cảng đến hãy nhớ đến nhóm C. Chắc chắn từ gợi nhớ đến nhóm C là từ cost từ cước phí

"Incoterms" là cách nói ngắn gọn và dễ hiểu về các Điều khoản Thương mại Quốc tế. Được soạn thảo lần đầu năm 1936, Incoterms là một bộ gồm 11 quy luật để xác định trách nhiệm của từng bên trong giao dịch quốc tế.

Tại sao các điều khoản này lại quan trọng?

Bởi vì Incoterms được biết đến và được chấp nhận từ Austin đến Zanzibar. Là một yêu cầu trên mỗi hóa đơn thương mại, các điều khoản này giúp giảm thiểu tối đa rủi ro nhầm lẫn có thể gây phát sinh chi phí đáng kể.

Phạm vi của Incoterms là gì?

Incoterms quy định tất cả các nhiệm vụ, rủi ro và chi phí liên quan trong quá trình giao dịch mua bán hàng hoá từ bên bán sang bên mua.

CPT khác gì với CFR?

Sự khác nhau giữa CFR và CPT là gì? - Trong điều kiện CPT thì người bán sẽ hết trách nhiệm sau khi giao hàng hóa cho bên vận tải đầu tiên. Còn trong điều kiện CFR thì người bán chỉ hết trách nhiệm khi hàng hóa đã được bốc lên tàu.

CFR khác C&F như thế nào?

C&F và CFR là các điều khoản giao hàng được sử dụng rộng rãi trong thương mại nội địa hoặc quốc tế. Một số sử dụng như CNF. Một số nhà giao dịch sử dụng CNF thay vì CFR. C&F được sử dụng thay vì CFR thường xuyên và được sử dụng rộng rãi trong giới doanh nhân.

CIP và CPT khác nhau như thế nào?

Khác nhau: điểm khác nhau rõ ràng nhất là về trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa, cụ thể: Điều kiện CPT: Người bán không có trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa; Điều kiện CIP: Người bán có nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa, với mức bảo hiểm tối thiểu là bằng 110% giá trị hợp đồng hàng hóa.

Giá FOB và CFR khác nhau như thế nào?

+ CFR: Bên bán sẽ chịu trách nhiệm ký kết, chi trả chi phí liên quan tới hợp đồng vận tải để chở hàng đến cảng đích quy định. + FOB: Bên mua sẽ chịu trách nhiệm chi trả chi phí và ký kết hợp đồng chở hàng đến điểm đích quy định.

Chủ Đề