So sánh hộ kinh doanh với doanh nghiệp tư nhân

thủ tục đăng ký chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty cổ phần

Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp cũng không có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.“

2. Doanh nghiệp tư nhân là gì ?

Theo quy định tại điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp, trong đó:

– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

3. Điểm giống nhau hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

– Đều không có tư cách pháp nhân;

– Chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân đều phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

– Trường hợp kinh doanh thua lỗ và phát sinh nợ, chủ hộ kinh doanh và chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu nghĩa vụ thanh toán nợ bằng tài sản riêng của mình.

– Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 01 hộ kinh doanh hoặc 01 doanh nghiệp tư nhân [cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân và ngược lại].

4. Điểm khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

Về chủ thể thành lập :

  • Hộ kinh doanh : Do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ
  • Doanh nghiệp tư nhân : Do một cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi hoặc người nước ngoài có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ

Về cơ cấu tổ chức :

  • Hộ kinh doanh : Không quy định rõ cơ cấu tổ chức
  • Doanh nghiệp tư nhân : Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác thèo quy định của pháp luật

Về thủ tục đăng ký thành lập, giải thể, phá sản

+ Thủ tục đăng ký thành lập đơn giản. Hồ sơ nộp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt cơ sở.

+ Không được phép đăng ký sử dụng con dấu.

+ Khi chấm dứt hoạt động chỉ cần gửi lại thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh tại nơi cấp.

+ Thủ tục đăng ký thành lập phức tạp hơn. Hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

+ Được phép đăng ký và sử dụng con dấu.

+ Tiến hành thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Phá sản.

Về nghĩa vụ thuế :

+ Không được xuất hóa đơn giá trị gia tăng [gọi tắt là VAT hay là hóa đơn đỏ].

+ Không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Hộ kinh doanh đóng lệ phí môn bài tùy theo doanh thu/năm. [Nếu hộ kinh có doanh thu từ 100 triệu trở xuống thì không phải nộp lệ phí môn bài].

+ Được phép xuất hóa đơn giá trị gia tăng.

+ Phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Về chuyển nhượng :

  • Hộ kinh doanh : Không được chuyển nhượng hộ kinh doanh cho chủ thể khác.
  • Doanh nghiệp tư nhân : Có thể chuyển nhượng doanh nghiệp cho chủ thể khác.

5. Ưu điểm và nhược điểm của hộ kinh doanh

Ưu điểm của hộ kinh doanh

– Về vốn kinh doanh: hộ kinh doanh cá thể không bắt buộc phải có số vốn tối thiểu khi thực hiện thành lập. Do đó, chủ thể có thể tự quyết định số vốn nằm trong khả năng của mình.

– Hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể đơn giản hơn so với hồ sơ, thủ tục đăng ký công ty. Cá nhân muốn đăng ký thành lập chỉ cần nộp hồ sơ tại phòng tài chính – kế hoạch thuộc tại Uỷ ban nhân dân cấp quận hoặc huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

+ Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

– Được phép hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm.

– Có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.

– Có thể tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn.

– Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản.

– Về ngành nghề kinh doanh: Hộ kinh doanh cá thể có thể được thay đổi ngành nghề kinh doanh với thủ tục đơn giản hơn so với công ty.

– Về thuế : Hộ kinh doanh thuộc trường hợp đóng thuế khoán, mức này do cơ quan có thẩm quyền về thuế ấn định, nên việc phát sinh khoản thuế khác sẽ không xảy ra.

Nhược điểm của hộ kinh doanh

– Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu;

– Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản [trách nhiệm vô hạn] đối với mọi hoạt động kinh doanh. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập duy nhất một hộ kinh doanh.

– Không được khai, tính thuế GTGT theo phương phương pháp khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn GTGT.

– Tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ có thể sẽ ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.

– Do quy mô hoạt động của hộ kinh doanh cá thể nhỏ cho nên việc thực hiện khi cần huy động vốn sẽ khó khăn.

6. Ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân ?

Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân

– Do chỉ có 1 chủ sỡ hữu, nên chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp

– Chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp

– Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác

– Do chế độ trách nhiệm vô hạn, thành lập doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc hơn

– Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản

– Chế độ trách nhiệm vô hạn được pháp luật quy định giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác, dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh.

Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

– Đây là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân

– Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

– Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường.

– Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác

– Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

7. Nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân

Việc lựa chọn thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân phải dựa trên nhu cầu, hoàn cảnh, điều kiện thực tế của khách hàng kết hợp với sự đánh giá về ưu điểm, nhược điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân/hộ kinh doanh.

Nhấn vào đây để quay về chuyên trang luật sư tư vấn doanh nghiệp hoặc liên hệ luật sư tư vấn doanh nghiệp : 0904 902 429   0913 597 479

So sánh Doanh nghiệp tư nhân với Hộ kinh doanh

Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh là hai loại hình kinh doanh đơn giản, không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động kinh doanh, không được phát hành chứng khoán.

Quy chế pháp lý của Hộ kinh doanh được quy định cụ thể trong Nghị định 78/2015/NĐ-CP

Một số sự khác biệt của loại hình kinh tế này như sau:

Tiêu chí

Doanh nghiệp tư nhân

Hộ kinh doanh

Tư cách pháp nhân

Không có tư cách pháp nhân

Chủ Doanh nghiệp

Chịu trách nhiệm vô hạn đối với các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh

Quy mô kinh doanh

Quy mô nhỏ nhưng lớn hơn hộ kinh doanh. Có thể do cá nhân nước ngoài làm chủ

Nhỏ hơn Doanh nghiệp tư nhân, là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người là người Việt Nam hoặc một hộ gia đình làm chủ.

Số lượng người lao động

Không giới hạn số lượng lao động

Dưới 10 lao động, trên 10 lao động phải đăng ký thành lập Doanh nghiệp

Điều kiện kinh doanh

Phải có Giấy đăng ký kinh doanh, có con dấu

Có Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh

Chủ thể thành lập

Người Việt Nam, có thể là người nước ngoài, thỏa mãn các điều kiện về hành vi thương mại do pháp luật nước đó quy định

Phải là người Việt Nam

Loại hình kinh doanh

Được phép kinh doanh xuất, nhập khẩu

Không được phép kinh doanh xuất nhập khẩu

Cơ cấu tổ chức, quản lý

Cơ cấu tổ chức, quản lý ở Doanh nghiệp tư nhân chặt chẽ hơn ở Hộ kinh doanh

Video liên quan

Chủ Đề