So sánh lenovo k5 và k5 plus năm 2024

Lenovo chính thức công bố ra mắt smartphone Lenovo Vibe K5 và Lenovo Vibe K5 Plus. Bộ đôi này được kỳ vọng sẽ khuấy động cảm hứng của những người trẻ sành điệu yêu âm nhạc và giải trí.

Lenovo Vibe K5 Plus

Là thiết bị nhắm tới phân khúc giải trí đa phương tiện tầm trung, do vậy Lenovo Vibe K5 Plus sử dụng chipset Qualcomm Snapdragon 616 với bộ vi xử lý 8 nhân cùng 2 GB RAM, màn hình 5 inch độ phân giải Full HD, camera 13 MP. Chiếc smartphone này mang tới cho người dùng tính năng chơi nhạc đa dạng, chất lượng cao với bộ loa kép hỗ trợ công nghệ âm thanh Dolby Atmos cao cấp.

Hãng điện thoại Trung Quốc cũng đẩy giới hạn giải trí của Vibe K5 Plus lên tầm cao mới khi kết hợp với công nghệ thực tế ảo Lenovo VR, giúp chuyển đổi bất cứ nội dung đa phương tiện nào thành không gian thực tế ảo.

Bên cạnh đó, máy cũng sở hữu bộ đôi camera 13 MP ở mặt sau, 5 MP ở mặt trước, pin dung lượng 2.750 mAh, kết nối 4G LTE tốc độ cao và chạy nền tảng Android 5.1 Lollipop với kho ứng dụng và game vô cùng phong phú.

Lenovo Vibe K5 là một phiên bản khác của Vibe K5 Plus với màn hình 5 inch độ phân giải HD và sử dụng vi xử lý thấp hơn: Qualcomm Snapdragon 415 8 nhân, RAM vẫn 2GB, camera sau 13 MP và camera trước 5 MP cùng pin dung lượng 2.750 mAh.

Lenovo Vibe K5

Ngoài ra, Vibe K5 cũng được trang bị công nghệ âm thanh Dolby Atmos giống như Vibe K5 Plus, mang lại trải nghiệm âm thanh tốt hơn cho người dùng.

Lenovo Vibe K5 sẽ được bán ra tại thị trường Việt Nam với giá chính thức là 3.490.000 đồng, trong khi đó Lenovo Vibe K5 Plus sẽ được bán độc quyền tại hệ thống Thế Giới Di Động với giá 3.990.000 đồng.

Bên cạnh phiên bản K5 Plus [A6020a46] thì Lenovo cũng tung ra một phiên bản K5 [A6020a40] giá rẻ hơn khoảng 500 ngàn. Vibe K5 có vẻ ngoài không khác biệt gì so với phiên bản Vibe K5 Plus nhưng cấu hình thấp hơn một chút với màn hình phân giải 720p, SoC Snapdragon 415, phần còn lại của cấu hình vẫn tương tự K5 Plus. Trong bài này mình sẽ đánh giá hiệu năng của Vibe K5, so sánh với Vibe K5 Plus để xác định xem việc tiết kiệm 500 ngàn có xứng đáng hay không.

Thiết kế:

Lần trước thì mình dã trên tay và đánh giá nhanh Vibe K5 Plus, anh em có thể xem lại trong bài này.

Kích thước của Vibe K5 vẫn y hệt K5 Plus: dài 142 mm, rộng 71 mm và dày 8 mm. Ở tầm giá 3 triệu 490 ngàn thì một đối thủ của Vibe K5 là Samsung Galaxy J3 2016 cũng có kích thước tương tự, chỉ mỏng hơn 0,1 mm. Trọng lượng của Vibe K5 là 142 g tương đương iPhone 4S, nặng hơn 1 chút so với Galaxy J3.

Thiết kế của Vibe K5 vẫn tương tự Vibe K5 Plus với vỏ sau nửa nhựa nửa nhôm. Phiên bản mình mượn được từ Lenovo có màu xám bạc, cá nhân mình thấy đẹp hơn so với màu vàng và tổng thể nhìn hài hoà hơn. Phần bằng kim loại chiếm phần lớn diện tích vỏ, bề mặt được xử lý anodize, 2 đầu vỏ là 2 phần bằng nhựa cùng màu. Cụm camera và đèn flash bố trí gọn gàng, camera phẳng, có viền nhựa màu bạc bao quanh ống kính. Ngay dưới camera có 1 chiếc mic hỗ trợ ghi âm khi quay video.

Mở vỏ ra nhờ một gờ nhỏ khoét lõm trên vỏ, rất dễ mở và dễ gắn. Vibe K5 hỗ trợ 2 SIM chuẩn microSIM và thẻ nhớ microSD. Thỏi pin trên Vibe K5 có dung lượng 2750 mAh tương tự Vibe K5 Plus. SIM và thẻ nhớ không thể thay nóng được, chúng ta buộc phải tháo pin mỗi khi thay. Ở tầm giá này thì Vibe K5 vẫn được hoàn thiện khá tốt, cảm giác cầm cứng cáp. Mặc dù vỏ sau tháo rời được nhưng khi gắn vào, vỏ vẫn rất khít với thân máy nên qua thời gian sử dụng thì bụi bẩn cũng khó lọt vào.

Phần nhựa bên dưới có 2 loa, bên trong có 2 viền cao su để tăng cường độ lớn của âm thanh đầu ra. Thiết kế 2 hàng loa này mình cho rằng không đẹp, các lỗ loa nhỏ cũng dễ bị bám bụi và việc đặt loa tại mặt sau ảnh hưởng ít nhiều đến âm thanh khi chúng ta để máy nằm trên bàn. Tuy nhiên, vỏ tháo được nên việc vệ sinh rất đơn giản.

Các phím bấm và cổng kết nối được đặt quanh cạnh máy. Cạnh phải là 2 phím tăng giảm âm lượng, phím nguồn đặt thấp, bố trí phù hợp. Phím bấm có độ nảy tốt, dễ bấm và khó bị cấm khi để trong túi quần.

Cạnh trên là cổng micoUSB và jack tai nghe 3,5 mm, cá nhân mình không thích việc để cổng microUSB trên đỉnh máy bởi nó ít nhiều gây vướn víu khi chúng ta vừa sạc vừa dùng.

Cạnh dưới đơn giản chỉ có mic hội thoại. Cạnh trái không có gì.

Vibe K5 có màn hình 5", hoàn thiện mặt trước không có gì nổi bật với một phần khung mạ chrome bao quanh mặt kính thường thấy trên những chiếc máy giá rẻ. Phần khung này được vát cong hướng lên màn hình nên cảm giác sử dụng thoải mái hơn, không gây cấn tay khi vuốt từ các viền.

Máy màu xám bạc nên mặt viền màn hình có màu trắng. Viền trên dưới khá dày nhưng tỉ lệ được chia rất hợp lý, khiến tổng thể máy hài hoà hơn. Viền trên có camera trước, loa thoại và cảm biến. Viền dưới là 3 phím bấm cảm ứng theo thiết lập Recent, Home và Bakc. Điều đáng tiếc là 3 phím bấm này không có đèn nền backlit, khó thao tác khi sử dụng ban đêm.

Màn hình và âm thanh:

Như đã nói ở đầu bài, Vibe K5 rẻ hơn Vibe K5 Plus nên màn hình của máy chỉ có độ phân giải 720p. Mặc dù vậy, chất lượng hiển thị của chiếc màn hình này vẫn khá tốt. Tấm nền được Lenovo sử dụng là IPS cho góc nhìn rộng, màu sắc trung thực.

Với kích thước 5", độ phân giải 720p thì mật độ điểm ảnh trên màn hình là 294 ppi, trong khi Vibe K5 Plus có mật độ đến 441 ppi. Mật độ điểm ảnh thấp hơn khiến hình ảnh bị giảm độ chi tiết và độ nét, đó là trên lý thuyết nhưng điều mình ngạc nhiên trên màn hình của Vibe K5 là độ nét của nó vẫn cao, quan sát ở cự ly gần vẫn khá khó thấy được điểm răng cưa trên font chữ cũng như biểu tượng.

Màn hình cũng thể hiện độ chính xác cao về màu sắc, hơi ám xanh nhưng không đáng kể. Trong phần thiết lập thì chúng ta có thể chỉnh hiệu ứng màn hình, tuỳ biến độ bão hoà màu, nhiệt độ màu lạnh hay ấm. Độ tương phản của màn hình khá tốt, lý tưởng đối với các nội dung giải trí. Độ sáng của màn hình ở mức khá, đủ để chúng ta có thể quan sát tốt khi sử dụng ngoài trời.

Tấm nền IPS cũng mang lại góc nhìn rộng, màu sắc thì hầu như không thay đổi theo góc quan sát. Tính năng cảm ứng thì không có gì phải phàn nàn, hỗ trợ 10 điểm chạm, tốc độ phản hồi nhanh. Một điều cần lưu ý là màn hình không được bảo vệ bởi lớp kính cường lực Gorilla Glass nên chúng ta cần phải sử dụng cẩn thận bởi nó dễ trầy và dễ nứt hơn.

2 loa trên Vibe K5 cho âm thanh đầu ra lớn, một phần nhờ thiết kế vòng cao su giúp tập trung âm thanh phát ra, một phần là được tăng cường nhờ công nghệ Dolby Atmos. Khi chơi game, âm thanh cũng tạo ra rung động nhẹ khá kích thích. Dĩ nhiên chất lượng âm thanh chỉ ở mức trung bình, to rõ là

Hiệu năng và pin:

Phiên bản Lenovo Vibe K5 A6020a40 có cấu hình thấp hơn Vibe K5 Plus A6020a46. Cấu hình chi tiết như sau:

  • CPU: Qualcomm Snapdragon 415 [MSM8929] 64-bit, 8 lõi [4 x Cortex-A53 1,5 GHz + 4 x Cortex-A53 1,2 GHz];
  • GPU: Adreno 405, 48 ALU, xung nhịp tối đa 550 MHz;
  • RAM: 2 GB LPDDR3-667 MHz;
  • ROM: 16 GB Flash EEPROM;
  • Thẻ nhớ: microSD hỗ trợ tối đa 32 GB;
  • Kết nối: Bluetooth 4.1 LE, Wi-Fi 802.11 b/g/n, A-GPS;
  • Cổng giao tiếp: microUSB hỗ trợ OTG, jack tai nghe 3,5 mm;
  • Mạng: 2 SIM 2 sóng, hỗ trợ 3G HSPA+ và 4G/LTE;
  • Cảm biến: gia tốc kế, tiệm cận, ánh sáng;
  • Camera chính: Omnivision OV13850 phân giải 13 MP, f/2.2, 5 lớp thấu kính;
  • Camera phụ: 5 MP, f/2.8, 4 lớp thấu kính;
  • Pin: Li-Po 2750 mAh;
  • OS: Android 5.1.1.

Mặc dù vẫn được trang bị SoC 8 lõi nhưng là phiên bản Snapdragon 415 thay vì Snapdragon 616. Đây là một con SoC tầm trung, xung nhịp tối đa 1,4 GHz và cho hiệu năng xử lý đa nhiệm khá tốt. GPU Adreno 405 có xung nhịp tối đa 500 MHz, 48 đơn vị thực thi, nâng cấp nhẹ từ Adreno 306.

Trên đây là bảng so sánh điểm số benchmark hiệu năng giữa Vibe K5 [Snapdragon 415] và Vibe K5 Plus [Snapdragon 616]. Điểm số AnTuTu, Geekbench 3 và Vellamo cho thấy sự chênh lệch đáng kể về năng lực xử lý của Snapdragon 415 và 616. Tuy nhiên, hiệu năng đồ hoạ game trên Vibe K5 lại cho thấy sự vượt trội hơn so với Vibe K5 Plus dù cùng GPU. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do các bài test đồ hoạ trên Vibe K5 chạy ở độ phân giải 720p, trong khi đó trên Vibe K5 Plus là 1080p. Điều này cũng tương tự như khi chúng ta chơi game trên máy tính ở độ phân giải thấp so với phân giải cao với cùng 1 GPU thì tỉ lệ khung hình ở độ phân giải thấp đều cao hơn, CPU và GPU xử lý nhẹ nhàng hơn.

Anh em có thể thấy rõ hơn về tác động của độ phân giải màn hình qua bài test GFXBench 3. Ở phần đầu tiên, các nội dung test được chạy ở độ phân giải native của mỗi máy, với Vibe K5 là 1280 x 720 px còn Vibe K5 Plus là 1920 x 1080 px. Cùng GPU Adreno 405, Vibe K5 đạt được tỉ lệ khung hình/giây cao hơn so với Vibe K5 Plus ở các nội dung High-level như Manhattan, T-Rex và ALU 2. Tuy nhiên ở phần thứ 2, các nội dung test được chạy ở chế độ offscreen tức là mặc định độ phân giải 1920 x 1080 px thì Vibe K5 không đạt được tỉ lệ khung hình và điểm số đồ hoạ cao như Vibe K5 Plus do thua về năng lực tính toán của CPU. Bài test offscreen chủ yếu đánh giá hiệu năng tổng thể của SoC thay vì năng lực đồ hoạ thực tế.

Khi chơi game trên Vibe K5 thì game được đồ hoạ ở độ phân giải 720p và mình cũng đã thử chơi một số tựa game đồ hoạ cao như Walking War Robots, Modern Combat Blackout thì Vibe K5 cho trải nghiệm mượt hơn đôi chút so với Vibe K5 Plus lần trước mình từng test qua.

Hiệu năng tổng thể của Vibe K5 khá ổn, mọi tác vụ được thực hiện rất mượt mà và khả năng xử lý đa nhiệm tốt. Snapdragon 415 mặc dù có xung nhịp thấp hơn so với 616 trên Vibe K5 Plus nhưng nó vẫn là một con SoC 8 lõi Cortex-A53 tương tự. Lượng RAM trống luôn vào khoảng 1,2 GB/2 GB, rất thoải mái sử dụng.

Tương tự như các dòng Vibe khác, Lenovo sử dụng một giao diện tuỳ biến gọi là VibeUI, loại bỏ App Draw, tất cả ứng dụng, widget được dàn trải trên một màn hình. Lenovo tích hợp một số ứng dụng hệ thống riêng, giao diện riêng và biểu tượng riêng. Phần thiết lập [Settings] cũng được làm lại với biểu tượng mới và phân nhóm các thiết lập dễ tìm hơn. Nếu không thích giao diện VibeUI, bạn hoàn toàn có thể chuyển sang giao diện thuần Android nhờ một thiết lập tại màn hình chính mà không cần phải cài Launcher của Google.

Về pin, Vibe K5 có pin Li-ion 2750 mAh tương tự Vibe K5 Plus. Mình chỉ dùng 1 SIM 3G luôn bật, độ sáng màn hình luôn để Auto, mỗi ngày tổng thời gian nghe gọi khoảng 35 phút và dùng nhiều ứng dụng chạy ngầm như Facebook, Messenger, Slack, Wunderlist, Viber, 4 hộp mail thiết lập 5 phút check 1 lần, lướt web không thường xuyên, nghe nhạc bằng tai nghe khoảng 3 tiếng mỗi ngày thì cục pin 2750 mAh cho phép Vibe K5 sống được từ khoảng 9h sáng đến 5h chiều. Đủ 1 ngày làm việc nhưng chưa gọi là tốt đối với một chiếc máy dùng Snapdragon 415 màn hình 720p.

  • Thử nghiệm chơi game Modern Combat Blackout với độ sáng màn hình 80% và âm thanh tối đa > liên tục ~ 4 giờ 10 phút
  • Thử nghiệm xem YouTube 720p với độ sáng màn hình 80% và âm thanh tối đa > liên tục ~ 9 giờ 11 phút
  • Thử nghiệm lướt web bằng Google Chrome với độ sáng màn hình 80% > liên tục ~ 8 giờ 20 phút

Camera:

Vibe K5 được trang bị camera chính 13 MP cảm biến Omnivision OV13850 f/2.2 và camera phụ 5 MP f/2.8 tương tự Vibe K5 Plus. Như thường lệ, Lenovo dùng phần mềm camera riêng, hỗ trợ chỉ vài chế độ chụp đơn giản như chụp tự động, ảnh góc rộng, lồng hiệu ứng và HDR.

Trong phần thiết lập camera, chúng ta có thể chỉnh tay vài thông số như ISO, WB, chất lượng ảnh, tỉ lệ khung hình và các Scene mode có sẵn như ảnh động, ảnh đêm, hoàn hôn, phong cảnh, ... Khi chọn một chế độ thì camera sẽ tự động thiết lập chế độ đo sáng và cân bằng trắng. Tuy nhiên, phần Scene mode lại nằm ẩn trong vài lớp menu, khó truy xuất nhanh nên hầu như mình thường không nhớ đến để chỉnh trước khi chụp.

Camera trước thì chỉ có thiết lập Mirror và một thanh tăng độ mịn da giúp các bạn nữ tự sướng ảo diệu hơn. Hình trái [mặt rỗ] > kéo thanh Beauty lên > mình không nhận ra mình nữa 😁

Dưới đây là một vài hình ảnh mình chụp thử từ camera của Vibe K5. Nhìn chung hình ảnh có chất lượng khá tốt, màu sắc và độ chi tiết khá. Tuy nhiên, nhược điểm thường thấy trên những chiếc điện thoại của Lenovo là tốc độ lấy nét chậm và Vibe K5 cũng vậy. Đưa lên chụp ngay, ảnh chắc chắn mất nét, mình phải chụp nhiều tấm và giữ rất chắc tay để có thể đạt được tấm ảnh với độ nét cao nhất.

Thêm vào đó chế độ HDR cũng hoạt động chưa tốt, ảnh chụp được khá giả tạo, tốc độ lưu ảnh chậm. Ảnh chụp ở điều kiện thiếu sáng thì khá nhiễu, camera cũng không có tính năng phơi sáng. Chế độ chụp Panorama khá dễ dùng nhưng chất lượng ảnh thì rất kém. Nói chung camera trên Vibe K5 cho chất lượng ảnh chấp nhận được với một chiếc máy giá rẻ, nếu tốc độ chụp được cải thiện thì trải nghiệm sử dụng sẽ tốt hơn nhiều.

Chủ Đề