So sánh súng ak và rpd

Tuy nhiên, việc sử dụng RPK gặp nhiều tranh luận. Khẩu trung liên đầu tiên đi kèm với đạn M43 không phải là RPK. Ban đầu, Liên Xô sử dụng bộ CKC [SKS] và RPD. RPD là trung liên, tiếng Nga RP là súng máy xách tay, D là tên người, Degtyarov. Cùng là đạn M43 như cạ AK-RPK, nhưng cạ SKS-RPD có sơ tốc tốt hơn. Tuy nhiên, SKS bắn phát một, cạ này vì thế mà không được chuộng về sau này ở Liên Xô nhưng ở Vịt thì quá hợp. SKS và AK dùng cho cá nhân, còn RP dùng cho tiểu đội.

Riêng về RPD, nó nặng hơn RPK rất nhiều, trông xấu. Súng có khóa nòng then ngạnh, bệ đẩy về thúc hai ngạnh xòe ra chống vào thành hộp máy súng. Súng không làm súng trường được, nhưng kảm trung liên tốt hơn RPK. Nòng súng to khỏe chịu nhiệt và băng mềm bắn được nhiều không phải thay. Súng bắn từ khóa nòng mở và không có chế độ phát một. Trích khí hành trình, ống piston dưới nòng có lỗ điều chỉnh tố độ bắn.

Nặng 7,4 kg không đạn và có giá 2 chân dài 1037 mm nòng dài 520 mm Băng mềm 100 quấn trong hộp trống tốc đọ bắn 650 sơ tốc 735 m/s

RPK ra đời sau đó, kiêm chức năng trung liên và súng trường, máy AK. Súng rất nhẹ, 4,8kg rỗng trên giá 2 chân, nòng dài 590mm. Cạ RPK và AK đủ cả ba chức năng, đồng thời, số lượng súng bắn liên thanh khi xung phong tăng vọt so với cạ SKS-RPD. Các súng này trang bị cấp tiểu đội hoặc tổ, cấp cap hơn, trung đội thì có đại liên PK, cũng khóa nòng giống AK nhưng dùng đạn to 7,62x54R của Mosin.

Tuy nhiên, sau này sử dụng đạn nhỏ, AK-74 và RPK-74 thì nhiều vẫn đề mới xuát hiện. Đó là, chức năng trung liên và súng trường tầm xa giảm đi theo đạn nhỏ. Trung liên cần có động năng đầu đạn và tầm bắn kha khá để bắn phá công trình nhỏ hay bắn xuyên rừng. Đạn AK-74 có khả năng sát thương cao, nhưng động năng thì lại nhỏ. Việc đưa RPK-74 vào thay trung liên tiểu đội đã gây ra cuộc trang luận kéo dài ở Liên Xô. Thực tế các cuộc chiến Afghan và Chech đã chỉ rõ hơn điều đó. Sau này, người Nga dùng nhiều đại liên PK và súng bắn tỉa 12,7mm thay hai chức năng này. Điều này lại làm cho súng trường tấn công bi h có vai trò như là .... MP hay PP ngày xưa, bắn đạn nhỏ ?? Tuy nhiên, rõ ràng là đại liên PKMS quá nặng cho tiểu đội.

Phổ biến đại liên nhẹ xuống trung đội tiểu đội. Đại liên PKM rất nhẹ, có khối lượng như là trung liên trước đây, nhưng có khả năng bắn liên tục nhiều đạn, tầm xa như là đại liên. Súng nặng 7-8kh, cả giá 3 chân tripod là 12kg. Bắn băng xích thép. Súng có hai nòng thay ngay trong khi chiến đấu rất nhanh chóng [có tay cầm nòng, lắc nhẹ là ra, chỉ vài giây], nóng nòng thì thay. Tuy nhiên, chức năng súng trường của thứ này thì kém. Nó thiếu khả năng bắn vác vai khi di chuyển hay đeo day bắn ngang hông khi tấn công theo đội hình. Đại liên PK ra đời những năm 196x là một thành tựu nổi bật của K, nó nhẹ nhàng ưu việt tin cậy hơn tất cả những loại đại liên đương thời và sau đó, và cũng như AK, nó là đại liên tốt nhất thế giới, số lượng sản xuất cún đứng đầu thế giới với con số ít nhất 1 triệu khẩu. Phiên bản đầu thiên là PK, sau đó là PKM, phiên bản trên xe là PKT [tank]. Phiên bản ban đầu nặng 9kg trên giá 2 chân có sẵn và thêm 7,7kg giá 3 chân, nòng 658mm. PKM là 7,5 + 4,5 kg, nòng 645mm, đại liên siêu nhẹ này nhẹ hơn rất nhiều trung liên phương tây. PKT dĩ nhiên không có giá, nặng hơn chục kg, nòng dài hơn đến 722mm. Thay nó vào làm trung liên tiểu đội thì vẫn được, tuy nhiên, vẫn thiếu khả năng như một trung liên xách tay như RPK, ví dụ khả năng súng trường, khả năng bắn khi di chuyển...

Các chú Mẽo thì như truyền thống, vừa chê bai PK vừe copy trộm, chiện này thì xảy ra từ lâu, với Mosin, AK, và đến RPK cũng như vậy. Vltor vừa sao chép và làm phụ tùng thay thế cho PK. Mẽo thì không có khẩu đại liên nào ra hồn cả, mua phiên bản châu Âu thì kém PK, thế là lúc nào cũng như bà giá ăn vụng, thèm nhỏ dãi ra nhưng chế lên chế xuống. ;D ;D ;D ;D ;D ;D

Có một chiện hài kề ra đây. Gần đây nhà Vịt có xin chuyển giao công nghệ chế tạo súng này. Dĩ nhiên, súng cực tốt này không như AK và Nga không đồng ý. Họ không chuyển giao công nghệ nhưng cung cấp toàn bộ hợp kim. Có điều, đến phần chút chút thôi phải tự chủ là công nghệ nhiệt luyện nhà vịt không làm được. ;D ;D Món thầu được quyết định không phải bằng những nhà kỹ thuật mà bằng dăm ba chú lẻo mép tổ chức dây kiếm ăn nên như thế. Được cái, dân xây cầu sập thì ít ra có 1-2 chú bị điều tra, chứ linh vzô tư đi. ;D ;D

Đại liên nhẹ dùng cá nhân PKP Petcheneg Nga cũng phát triển một loại súng máy mới, trung liên được phát triển từ đại liên PK, là trung liên PKP Petcheneg, nặng như trung liên cổ, gọi chính xác hơn là đại liên rất nhẹ hay đại liên dùng cá nhân. Khác biệt với đại liên PK là súng phát triển khả năng súng máy và súng trường tầm xa, khả năng dùng chỉ một người. PKP duy trì khả năng bắn liên tục như đại liên. Súng nặng 8,7 kg giá 2 chân có sẵn và 12,7kg khi lắp thêm giá 3 chân. Súng bắn đạn Mosin 7,62x54R. Súng có cơ cấu làm mát bơm khí cưỡng bức, trước đây, hồi Thế chiến I đã được dùng ở súng máy Lewis. Tuy nhiên, cơ cấu của PKP Petcheneg timh vi và rất gọn. Nòng súng to và có các gờ làm mát, được bọc trong một ống. Khí nén được bơm ở cuối ống, đẩy về đầu nòng và thoát ra trong nòng, làm mát nòng. SÚng bắn liền 600 phát không hề hấn gì. Đạn lắp trong bắng xích thép giống hệt đại liên PK, PKMS. Súng được trang bị ở tổ và tiểu đội, đúng như chức năng của RPK, RPD.. Giá 2 chân Bipod được dịch lên trước, điều này cũng như việc đưa tay cầm trước [ốp lót] của AK lên trước vậy, nó làm tăng khả năng ổn định hướng, nhờ đó, súng hoàn thiện các khả năng bắn tầm xa, ví như khả năng súng trường tầm xa. Súng không có khả năng bắn vác vai do thiếu ốp lót, nhưng có khả năng bắn ngang hông. Nhiều khả năng, súng được trang bị song song với RPK để đánh giá.

Bỏ ngỏ xu hướng mới Không riêng gì Nga mà nhiều nước đã cảm thấy sức ép của súng trường đạn nhỏ, yêu cầu cần có những súng bắn đạn lớn. Tuy vậy, phương tây tiến rất chậm chạp và cho đến nay vẫn dừng ở mức độ phổ biến đại liên xuống tiểu đội. Điều này với tình hình chiến sự "nhàn nhã" nửa chiến tranh như Iraq thì không vẫn đề gì. Nhưng rõ ràng, trong một cuộc chiến thật thì tổ và tiểu đội không kham được đại liên, riêng mang vác sử dụng đã mất phéng một tổ 2 hay 3 người. Phương tây giữ lại các thiết kế trung liên cổ đại, thay cho việc thiết kế một "đại liên tiểu đội" như PKP Petcheneg. Mỹ cũng theo Nga phát triển các súng bắn tỉa cỡ lớn 12,7mm nhưng chưa phổ biến.

Xu hướng tách rời 3 loại đạn cho súng trường tấn công, trung liên và súng trường chiến đấu sẽ làm rắc rối to cho việc cung cấp đạn, súng và các thứ khác. Có vẻ như xu hướng này đi ngược lại những gì người ta đã nỗ lực trước đây để đạt sự thống nhất. Tuy nhiên, hiện nay không có kế sách gì tránh nó cả và người ta cho rằng, việc cung cấp thuận tiện hơn với cơ giới và các phương tiện thông tin hiện đại.

PKP Petcheneg. Petcheneg là tên một giống dân du mục trên đất Nga cổ, rất hiếu chiến.

dinh_van_thanh: Đây là súng trường tấn công đầu tiên của Mỹ. ;D ;D ;D ;D //m1.50webs.com/sectioni.html

Trong thời điểm giữa hai Thế Chiến, Mỹ cũng nố lực phát triển một loại súng nhỏ. Họ cũng đi theo con đường của người Đức, phóng to súng ngắn, ngược với người Nga thu nhỏ súng trường. Tuy nhiên, phiên bản M2 không bao giờ được dân Mỹ vốn ngu và hay khoe mẽ vỗ ngực nhận là súng trường cả. Mục tiêu ban đầu của M1 là chế tạo súng ngắn ;D ;D ;D ;D ;D đúng như vậy, các phiên bản này là các súng ngắn có hình dáng kích thước của súng trường. ;D ;D ;D ;D ;D

Câu chuyện bắt đầu từ thập niên 193x, người Mỹ muốn một loại súng cho lính dù và lính hỏa lực [đã mang các phương tiện khác như cối]. Tuy nhiên, những phiên bản MP phương Tây lúc đó quá yếu, đã thế lại có sơ tốc quá thấp, không đạt yêu cầu bắn chính xác xa kiểu súng trường. Cuối cùng, người Mỹ đã chọn M1, phiên bản "súng trường nhỏ" dùng đạn 7,62x33 Mỹ có tên ".30 Carbine". Đạn này được Winchester phát triển cho lực lượng đặc nhiệm, mục tiêu là các súng mạnh hơn so với các súng sử dụng đạn ".45 ACP" [M1911 pistol] và ".45 Thompson" dùng cho Thompson submachine gun [cái SMG này nhà mình đầy]. ".30 Carbine" hỗ trợ khả năng liên thanh như đạn côn và không gờ móc. Chiều dài cát tút giống hệt AK.

M1A1 ra đời năm 1941, được đặt tên là carbine M1. Súng có phong cách cổ điển, không tay cầm. Súng không dùng kiểu băng đóng bằng ngạnh như AK, lúc đó đã phổ biến trên nhiều loại súng. M1 dùng "băng lai kẹp đạn", một kiểu kẹp đạn có vỏ đóng từ dưới lên chứ không phải từ trên xuống. Phiên bản M1 ban đầu này là súng bắn phát một tự động nạp đạn. Súng rất nhẹ, 2,4kg rỗng. Phiên bản M2 bắn liên thanh [fully-automatic ], chọn chế độ bắn [selective fire]. Khẩu M1 cải tiến có tính năng trên được sản xuất năm 1944. Khẩu M2 thật sự xuất hiện sau Thế Chiến II và được dùng ở Triều Tiên. M2 có băng 30 viên. Khẩu M3 là M2 có kín hồng ngoại. Tuy nhiên, cả M2 và M3 vẫn thường được gọi là M1. Người ta gọi là M1 carbine để phân biệt với M1 Garand

Tại sao, cùng được trang bị một thời điểm với AK mà M2 không bao giờ được mấy anh Mẽo vừa thộn vừa điên tung hô vạn tuế là Súng trường tấn công ???? Vài đặc điểm thiếu hiện đại về cấu trúc không thành vẫn đề quan trọng để đánh giá. Dễ hiểu. Đặc điểm lớn nhất là động năng đầu đạn. ;D ;D ;D Có lẽ, kinh quan giai đoạn yếu ớt này nên ngày nay dân Mỹ luôn vỗ ngực về động năng đầu đạn ;D ;D ;D ;D ;D. M1 có cấu trúc nòng-đạn phải nói rất giống AK, súng dài 90cm, nòng dài 460cm, đạn cỡ bằng nhau, cát tút bằng nhau. Thế nhưng động năng chỉ bằng hơn nửa của AK. Đầu đạn M1 nặng 110 grain [7,1 g], sơ tốc 600 m/s, động năng 1280 j. Đạn AK cùng đường kính là 2050 j .

Người Mỹ hay khoe nhất cũng không dám nhận đây là súng trường tấn công vì vậy, nó là khẩu súng ngắn có hình súng trường ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D . Nó có quá đầy đủ tính năng của một súng trường tấn công, trừ động năng đầu đạn. Súng trường tấn công thì trước tiên phải là một súng trường vì vậy.

Cả M1 và M1 Carbine đều được dùng rất nhiều ở Vịt kết quả thế nào thì chả buồn nói ;D ;D ;D ;D ;D

M1 nguyên thuỷ

Khẩu M2 carbine, rất giống AK ;D ;D ;D ;D ;D ;D ;D Thế nhưng bọn mẽo chả bao giờ dám nhận đó là Assault Rifle Concept, mà nhường vinh quang đó cho MP44. ;D ;D ;D ;D ;D ;D đều là họ hàng nhà súng ngắn ;D ;D ;D ;D ;D ;D

dinh_van_thanh: Trích dẫn từ: tuaans trong 28 Tháng Năm, 2008, 12:16:08 am

Bác nói rõ hơn cái kiểu làm mát cưỡng bức bằng khí nén?

Kiểu này được BAR [M1918 Browning Automatic Rifle] thực hiện từ sau Thế Chiến I, mình cũng không rõ là bản cải tiến nào bắt đầu có trò này. Động tác này khá tinh vi, nó làm súng trở nên rất phức tạp nhưng có lợi là bắn liên tục dài mà không cần phải thay nòng như PK. PK vì phải mang nòng dự trữ mà trở nên nặng nề và tối thiểu cần tổ 2 người. Phiên bản BAR hợp tác với Bỉ, bắn đạn Mauser [công ty Fabrique Nationale, FN], được gọi là "FN đầu bạc" M1930 thì cũng dùng giải pháp thay nòng. //www.ww2db.com/weapon.php?q=52

BAR là trung liên, LMG. Tiếng Nga là RP, Ручной пулемёт [RPK, RPD...] súng máy xách tay. BAR tuy mang tên là Automatic Rifle nhưng nó rất yếu khả năng Rifle mà chỉ trội khả năng trung liên. Nó được thiết kế theo concept trung liên súng dễ dàng mang theo người, nhưng sử dụng khi nằm bắn yểm trợ tầm ngắn, cho đồng đội đánh chiếm mục tiêu kế tiếp. Súng bắn từ khóa nòng mở nên giảm kả năng súng trường. Nặng khoảng hơn 9kg.

Súng có nòng được bọc bằng một vỏ ống, khi máy súng chuyển động, nó bơm khí nén dọc theo cái ống ấy , thoát ra phần đầu nòng. Cái bơm của BAR là flanges/fins. Ngoài bản FN ra, không phải bản nào của BAR cũng có ống làm mát cả, các bản có ống làm mát thường có ký hiệu "nòng nặng" đi kèm.

BAR cỡ đạn na ná PKP Petcheneg [đúng ra thì đạn Mosin mạnh hơn chút]. Cân nặng cũng na ná, nhẹ hơn cỡ 8kg thì bắn liên thanh đạn súng trường chiến đấu cổ rất khó vì súng giật mạnh không giữ được. Nhược điểm của BAR so với PKP là nó cổ ;D ;D ;D cụ thể hơn là băng hộp chứa được ít đạn hơn băng dây. Bản thân BAR có làm mát nhưng cũg không thể bắn liên tục được nhiều đạn như súng sau này.

anh_vinh_coi: Máy AK chạy //www.youtube.com/watch?v=TRBEJCU8rf4

Cái ống dấn khí trích của AK xứng đáng là một phát minh lớn nhất loài người, chỉ sau phát minh ra trích khí  ;D ;D

Nó trông đơn giản như thế nhưng nguyên lý khoai lòi kèn. Nó không phải dùng cái lỗ tiết lưu xỏ kim không lọt của M16 nguyên thủy, không phải dùng cái ống cong veo tắc không biết thông thế nào, cũng không phải dùng cái máy piston nhỏ như que đũa của M16 LWRC hiện đại sắp ra. Nó cũng không hao khí thuốc và cũng chả nặng hơn loại máy nào. Một động cơ của cỗ máy AK mạnh và không tốn xăng, động cơ này mạnh thoải mái theo yêu cầu và là một trong những mấu chốt ưu thế của AK.

Chủ Đề