So sánh tiền gửi và giấy tờ có giá

Trên thực tế, tài sản được tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau bao gồm vật, tiền mặt các giấy tờ có giá hay quyền đối với tài sản nhất định. Trong đó rất nhiều người không nhận định rõ được Giấy tờ có giá là gì? Và những giấy tờ nào thì được coi là giấy tờ có giá? Để giải đáp các thắc mắc này, mời Qúy khách tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Giấy tờ có giá là gì?

Giấy tờ có giá là một loại tài sản, hay còn được coi là bằng chứng dùng để xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa các chủ thể phát hành giấy tờ có giá với những chủ thể sở hữu giấy tờ có giá đó trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm cả việc thanh toán lãi và các nội dung khác đã thỏa thuận.

Hiện nay trong Bộ luật Dân sự 2015 không có một định nghĩa cụ thể nào về giấy tờ có giá mà chỉ xác định giấy tờ có giá là một dạng của tài sản.

Tuy nhiên trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì xác định giấy tờ có giá chính là một loại giấy tờ có giá trị, giống dạng của giấy ghi nợ dùng để chứng minh nghĩa vụ trả nợ giữa bên phát hành và bên sở hữu giấy tờ có giá.

Ngoài việc giải đáp giúp Qúy khách về Giấy tờ có giá là gì? Chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách các nội dung khác liên quan đến vấn đề này.

Các loại giấy tờ có giá trị?

Giấy tờ có giá là một loại tài sản. Vì vậy nó có thể được mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố, trong các giao dịch dân sự. Xuất phát từ cách hiểu này, dẫn đến nhiều người nhầm lẫn khi xác định các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy đăng ký xe là giấy tờ có giá khi tham gia giao dịch.

Tuy nhiên, những giấy tờ trên không thể được coi là giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật vì Công văn 141/TANDTC-KHXX đã giải thích giấy tờ có giá chỉ bao gồm các loại sau:

Các loại trái phiếu do Nhà nước, công ty phát hành, kỳ phiếu và cổ phiếu

Các loại hồi phiếu đòi nợ, hồi phiếu nhận nợ, Séc, các công cụ chuyển nhượng khác như loại giấy tờ có giá ghi nhận nội dung lệnh thanh toán hoặc bản cam kết thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong một khoảng thời gian xác định.

Trái phiếu, công phiếu, hồi phiếu

Giấy tờ chứng nhận sở hữu cổ phiếu, mua trái phiếu, quyền chọn mua/bán, hợp đồng góp vốn và các loai giấy tờ khác theo quy định tại Luật chứng khoán 2006

Hiện nay các loại giấy tờ có giá được pháp luật Việt Nam công nhận đều đã được quy định chi tiết trong nội dung của luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010. Tất cả các loại giấy từ khác không được quy định trong luật thì không phải là giấy tờ có giá.

Lưu ý về giấy tờ có giá trị

Do Bộ luật Dân sự 2015 không đưa ra định nghĩa cụ thể mà chỉ xác định giấy tờ có giá là một loại tài sản, do vậy mà nhiều người đã không xác định được và lầm tưởng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy đăng ký xe máy, đăng ký ô tôlà giấy tờ có giá và có thể sử dụng để tham gia và các giao dịch dân sự như mua bán, chuyển nhượng.

Tuy nhiên các loại giấy tờ này không thuộc loại giấy tờ có giá nào mà pháp luật quy định trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, không phải là bằng chứng để chứng minh nghĩa vụ trả nợ nên không được coi là giấy tờ có giá.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hay đăng ký xe máy, ô tô Chỉ được coi là các loại giấy tờ chứng minh cho quyền sử dụng/sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản đấy.

Do vậy, Qúy khách khi tham gia vào các giao dịch dân sự cần phải xác định rõ các loại giấy tờ được coi là giấy tờ có giá .

Khi phát hành giấy tờ có giá tại Việt Nam, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần lưu ý những vấn đề gì?

Về hình thức phát hành

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh, giấy tờ có giá vô danh. Trườnghợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cấp cho người mua giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.

Về nội dung của giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành tại Việt Nam phải có các nội dung chính được quy định tại Điều 8 Thông tư 34/2013/TT-NHNN như: tên tổ chức phát hành, tên gọi giấy tờ có giá,

Đồng tiền phát hành và thanh toán

Giấy tờ có giá được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam.

Mệnh giá của giấy tờ có giá

Mệnh giá của giấy tờ có giá tối thiểu là một trăm nghìn [100.000] đồng. Các mệnh giá lớn hơn mệnh giátối thiểuphải là bội số của mệnh giá tối thiểu.

Mệnh giá của giấy tờ có giá [trừ trái phiếu] phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua.

Mệnh giá của trái phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn trên trái phiếu.

Mệnh giá của giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành thỏa thuận với người mua.

Lãi suất giấy tờ có giá

Lãi suất giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành quyết định phù hợp với quy định hiện hành về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Riêng đối với lãi suất trái phiếu còn phải tuân thủ quy định tại Luật Chứng khoán, Nghị định 163/2018/NĐ-CP, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán.

Sổ tiết kiệm có phải là giấy tờ có giá không?

Căn cứ vào nội dung giải đáp về giấy tờ có giá tại công văn141/TANDTC-KHXXcó liệt kê một số loại giấy tờ có giá như sau:

1. Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Theo quy định tại điểm 8 Điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, thì giấy tờ có giá bao gồm:

a] Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005;

b] Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;

c] Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2009;

d] Các loại chứng khoán [cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định] được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 [đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010];

đ] Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Nghị định số52/2016/NĐ-CPngày 19/5/2006 của Chính phủ về Phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Kết luận: Sổ tiết kiệm không phải là giấy tờ có giá mà nó chỉ là một loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, mà tài sản đó chính là số tiền gửi tại ngân hàng được ghi nhận trong sổ tiết kiệm.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải giấy tờ có giá?

khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP thì Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch.

Như vậy, ngoài các giấy tờ được liệt kê tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP nêu trên thì các giấy tờ khác chỉ được coi là giấy tờ có giá nếu có đủ các điều kiện sau:

[1] Trị giá được thành tiền;

[2] Được phép giao dịch;

[3] Được pháp luật quy định rõ nó là giấy tờ có giá.

Vì vậy, tờ vé số, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Giấy tờ có giá là gì? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.

Video liên quan

Chủ Đề