So sánh trang phục Diên Hi Công Lược và Như Ý truyện

Hậu Cung Như Ý Truyện và Diên Hy Công Lược: Trận "cung đấu" bất phân thắng bại?

18:58 21/07/2021
Print

Những chi tiết khiến “Hậu cung Như Ý truyện” kém sắc hơn “Diên Hy công lược”

06:00 - 17/9/2018

Trong khi “Diên Hy công lược” đi được hơn nửa chặng đường thì “Hậu cung Như Ý truyện” chỉ mới khởi động. Vốn được sản xuất sau “Hậu cung Như Ý truyện”, nhưng “Diên Hy công lược” lại ra mắt khán giả sớm hơn khiến “người đến sau” bị đem ra so sánh.


Diên Hy công lược có mạch phim nhanh, hấp dẫn và hiện đại

Nội dung kịch bản

Nếu lấy nội dung đặt lên bàn cân so sánh, cán cân có vẻ nghiêng về phía Diên Hy công lược bởi cốt truyện hấp dẫn, mạch phim nhanh, mạnh dạn đưa vào những tình tiết hiện đại. Mặc dù đôi lúc, trong phim xuất hiện những tình huống hơi vô lý nhưng vẫn không khiến người xem nhàm chán.

Điển hình như Nguỵ Anh Lạc tuy mồm miệng lanh lẹ, thông minh, không sợ trời, không sợ đất nhưng dù sao cô cũng chỉ là một cung nữ vậy mà sẵn sàng ra tay “trấn áp” với chủ quản các cung. Đặc biệt là cô nàng dường như không hề sợ rơi đầu khi đối đáp tay đôi với Hoàng thượng tạo nên nhiều tình huống dí dỏm.

Kịch bản Hậu cung Như Ý truyện được biên kịch Lưu Liễm Tử thực hiện trong suốt 5 năm và được chỉnh sửa rất nhiều lần trước khi hoàn chỉnh đưa vào bấm máy. Nhưng vì đây là phần tiếp theo của Chân Hoàn truyện nên bộ phim không thể thoát khỏi mạch phim chậm rãi, từ từ, khó hấp dẫn người xem ngay lập tức nhưng càng về sau cuộc chiến giữa các phi tần mang không khí cung đấu nhiều hơn so với "đối thủ” Diên Hy.

Tính cách nhân vật

Hai bộ phim đều xoay quanh hậu cung thời Càn Long nhưng lại xây dựng tính cách các nhân vật đối lập hoàn toàn. Ở Diên Hy công lược, Phú Sát Hoàng hậu là người hiền lương thục đức, Kế Hoàng hậu có vẻ ngoài trầm tĩnh nhưng nội tâm thâm sâu, còn Lệnh Phi ngay thẳng, chính trực. Trong khi đó, ở Hậu cung Như Ý truyện, Phú Sát Hoàng hậu là người khẩu phật tâm xà, Kế Hoàng hậu tâm tính hiền lành, còn Lệnh phi lại trở thành nhân vật phản diện.


Hình ảnh Càn Long của Nhiếp Viễn được lòng người xem hơn Càn Long của Hoắc Kiến Hoa

Mặt khác, mặc dù nhân vật Càn Long ở cả hai bộ phim được xây dựng vẫn bám sát nguyên mẫu là một vị vua giỏi trị quốc và đa tình nhưng vẫn có phần khác biệt. Ở Diên Hy công lược, biên kịch xây dựng hình ảnh một Càn Long đa chiều và gần gũi. Đối với những cuộc tranh sủng của các phi tần, tuy không trực tiếp can dự mà có cách giáo huấn thâm sâu. Ngoài ra, Càn Long trong bộ phim này mang những nét duyên hài hước, đặc biệt khi ông đối diện với Ngụy Anh Lạc. Nét duyên đó được diễn viên Nhiếp Viễn thể hiện rất tốt nên hình ảnh của vị vua này rất được lòng người hâm mộ.

Do cốt truyện khai thác chủ yếu là mối tình thanh mai trúc mã giữa Càn Long và Như Ý nên vị vua này không đa chiều như “đối thủ” Diên Hy. Ở một chi tiết, vì giúp Như Ý trả thù những người đã hại mình, đặc biệt là nhân vật A Nhược, cung nữ thân tín đã phản bội cô, Càn Long đã trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến thâm cung. Vì vậy, khán giả nhận xét Càn Long của Như Ý truyện có phần thiên vị, thầm trầm, đôi khi còn lắm mưu kế hơn các phi tần tranh sủng.

Nhan sắc phi tần

Ngoài những điểm trên, một số ý kiến khác cho rằng Diên Hy Công lược dễ chiếm cảm tình khán giả nhờ vào dàn diễn viên với nhan sắc được xếp vào dạng “thần tượng” như người đẹp Xa Thị Mạn trong hình tượng Kế Hoàng hậu. Còn trong Hậu cung Như Ý truyện, Châu Tấn lại bị chê tơi tả vì bị cho là quá già khi đóng thời thanh xuân của nhân vật Như Ý.

Ngoài ra, cùng đảm nhận nhân vật Phú Sát Hoàng hậu, nhưng vẻ đẹp không tuổi của Tần Lam có phần nhỉnh hơn Đổng Khiết. Bởi cho dù Tần Lam có hóa thân thành Dung Âm trước khi trở thành Phú Sát Hoàng hậu thì vẫn giữ được nét thuần khiết, dịu dàng. Trái lại, người đẹp Đổng Khiết cũng bị chê là lố tuổi khi vào vai Phú Sát Hoàng hậu thuở thanh xuân, còn khi làm chủ lục cung lại mất đi phần quý phái.

Trang phục hậu cung

Trang phục của dàn phi tần trong Diên Hy công lược từ màu sắc, họa tiết, kiểu dáng đều nhã nhặn nhưng vẫn toát lên vẻ cao quý. Theo dõi Diên Hy công lược từ những tập đầu tiên đến bây giờ, trang phục của Phú Sát Hoàng hậu, Cao Quý phi, Nhàn Phi, Thuần Phi… đều được chăm chút kĩ lưỡng từng cánh áo, trâm cài, quạt thêu tay để toát lên tính cách và khí chất cao quý của mỗi vị phi tần.


Tính cách Phú Sát Hoàng hậu trong hai bộ phim đối lập hoàn toàn

Ngược lại, trong Hậu cung Như Ý truyện, Như Ý là nhân vật bị “dìm hàng” nhiều nhất khi khoác lên mình những bộ trang phục có phần sến súa. Đặc biệt là thời thanh xuân của Như Ý, hình ảnh của cô luôn gắn liền với chiếc nơ “khủng” được thắt ngay ở cổ. Còn các nhân vật từ Càn Long, Thái hậu, Hoàng hậu cho đến những phi tần, màu sắc và họa tiết trên trang phục của họ có phần rườm rà và màu mè.


Trang phục trong “Diên Hy công lược” nhã nhặn và cao quý

Cát-sê diễn viên

Những điểm kể trên phần nào khiến Diên Hy công lược “ăn điểm”, nhưng ở phần cát-sê dành cho dàn diễn viên Hậu cung Như Ý truyện lại khá vượt xa đối thủ. Để hai diễn viên Châu Tấn và Hoắc Kiến Hoa gật đồng hóa thân thành nàng Như Ý và Càn Long trong Hậu cung Như Ý truyện, nhà sản xuất đã mạnh tay chi hơn 100 triệu Nhân dân tệ. Chưa kể cát-sê của các diễn viên khác, con số này đã hơn hẳn chi phí bỏ ra để thuê dàn diễn viên của Diên Hy công lược mặc dù trong phim xuất hiện những cái tên Tần Lam, Xa Thi Mạn, Nhiếp Viễn…

Để mời Châu Tấn và Hoắc Kiến Hoa tham gia Hậu cung Như Ý truyện, nhà sản xuất đã chi ra con số không nhỏ

Ai muốn xem "Như Ý truyện" trong khi cũng từng mê đắm "Diên hi công lược" thì chắc chắn sẽ phải vò đầu bứt tai với câu hỏi "Ai là ai? Đây là đâu?".

  • Lệnh Phi của "Như Ý truyện" chính thức xuất hiện: Xem có xinh đẹp hơn Ngô Cẩn Ngôn "Diên hi công lược" không nào!
  • Muốn biết phi tần "hết đát" ở lãnh cung đáng sợ thế nào, cứ xem ngay "Như Ý truyện" của Châu Tấn
  • Sủng ái ả tiện nhân đẩy Như Ý - Châu Tấn vào lãnh cung, Hoắc Kiến Hoa bị fan "ném đá" tơi tả
  • Vừa vào lãnh cung, Như Ý - Châu Tấn vẫn kịp lôi nữ diễn viên có gương mặt giống hệt đàn ông chết cùng

Những ngày này, con dân mê đắm phim cung đấu cứ gọi là ngất ngư vì hết Diên hi công lược lại đến Hậu cung Như Ý truyện ồ ạt lên sóng. Nhưng khổ nỗi, chẳng biết vô tình hay hữu ý thế nào mà cả Hậu cung Như Ý truyện và Diên hi công lược đều lấy bối cảnh hậu cung đời Càn Long đế.

Đây là "Diên hi công lược".

Rồi lại trớ trêu hơn, tính cách và số phận của các tuyến nhân vật trong Hậu cung Như Ý truyện lại đối lập hoàn toàn với Diên hi công lược. Khán giả lỡ xem qua Diên hi công lược rồi lại vò đầu bứt tóc vì không biết sang đến Hậu cung Như Ý truyện, các nhân vật mình lỡ yêu thích trước kia, nay sẽ sống thế nào.

Còn đây là "Hậu cung Như Ý truyện".

Có trường hợp còn oái oăm hơn, ấy là trót thần tượng nàng Ngụy Anh Lạc - Ngô Cẩn Ngôn, sang đến Như Ý truyện lại hoảng sợ vì nhân vật này bị hoán đổi thành tà ác. Câu hỏi mà nhiều khán giả đặt ra giữa 2 bộ phim cung đấu này là: Ai là ai? Và đây là đâu? Làm sao phân biệt được Tử Cấm Thành của Diên hi công lược với Tử Cấm Thành của Hậu cung Như Ý truyện.

Nhưng đừng lo, hãy vui vẻ lên nào. Xem qua bản đồ nhan sắc dưới đây sẽ phân biệt được từng nhân vật. Nếu có lỡ quên, thì cứ đọc lại thêm lần nữa, chắc chắn sẽ nhớ được mà. Bình tĩnh - Tự tin lên:


Đánh giá khách quan “Như Ý Truyện” và “Diên Hi Công Lược” qua 5 phương diện lớn

17:14 17-10-2018|10K|cobekiquac_92
Bộ phim cung đấu “Diên Hi Công Lược” có thể gọi là hot nhất mùa hè năm nay, “Như Ý Truyện” với bối cảnh lịch sử và nhân vật hoàn toàn giống nhau, nhưng chiếu chậm một bước nên chịu thiệt, thậm chí mới lên sóng đã bị mang ra so sánh, có điều phim thì phải xem kỹ đến tập cuối thì mới có thể bình luận được.


Dưới đây là 5 khía cạnh được so sánh đối chiếu giữa “Diên Hi” và “Như Ý”, giúp cho khán giả hiểu rõ rõ ràng là phim về Càn Long và hậu cung nhưng lại hoàn toàn khác nhau.

1. Hướng đi của câu chuyện

“Diên Hi” kể về thiếu nữ Ngụy Anh Lạc đi tìm chân tướng cái chết của chị gái, vào Tử Cấm Thành làm cung nữ, một đường thăng tiến, trở thành Lệnh hoàng quý phi phò tá Càn Long. “Như Ý” thì kể về cuộc đời nàng Như Ý từ một thiếu nữ ngây thơ, lên làm hoàng hậu rồi đoạn tình với hoàng đế Càn Long mà chết. Xuất phát điểm của câu chuyện khác nhau dẫn đến tình tiết phim sau đó đương nhiên có sự khác biệt rất lớn.



2. Hình tượng nhân vật chính

Tuy cùng lấy đề tài hậu cung Càn Long triều Thanh nhưng nhân vật chính lại được xây dựng khác nhau. Phú Sát hoàng hậu trong “Diên Hi” thì dịu dàng hiền thục lại xinh đẹp, ngay cả phái nữ cũng yêu thích, nhưng đến “Như Ý” lại biến thành hoàng hậu độc ác, ngoài mặt thì dịu dàng đoan trang nhưng thật ra trong lòng rất thủ đoạn.


Những nhân vật khác và kế hoàng hậu, trong “Diên Hi” Thục Thận lúc đầu lương thiện không tranh đấu nhưng sau đó độc ác, trong “Như Ý” thì lại trở thành nhân vật chính, cả đời tình cảm sâu đậm, chân thành nghĩ cho hoàng đế Càn Long, cuối cùng đoạn tình mà chết.

Nhân vật Lệnh phi cũng có sự khác biệt rất lớn, Ngụy Anh Lạc trong “Diên Hi” thì thông minh lanh lợi, đánh bại rất nhiều phi tần nham hiểm, dùng trí thông minh để giữ chặt trái tim Càn Long, trở thành đệ nhất sủng phi. Nhưng Lệnh phi Vệ Yến Uyển trong “Như Ý” cũng xuất thân là cung nữ nhưng lại nhiều tâm cơ, thủ đoạn độc ác, trở thành đại ma vương.



3. Phục trang hóa trang, sắc điệu chỉnh thể

Chỉnh thể “Diên Hi” phối màu theo hướng cân bằng thị giác, mang lại cho người xem cảm giác tao nhã mà dịu dàng, được gọi là sắc điệu "Morandi", có nguồn gốc từ danh họa người Ý George Morandi, thậm chí còn tạo nên một phong trào. Nhân vật chính được trang điểm theo phong cách trang nhã, chú trọng vào trang điểm lông mày và môi, đeo "một tai ba khuyên".


"Như Ý" chỉnh thể đi theo phong cách hoa lệ, phục trang và trang sức của phi tần hậu cung được phối hợp rất sặc sỡ, triều phục mặc trên người khi phong hậu hoàn toàn tôn trọng lịch sử. Trang sức trên mặt sau triều quan của hoàng hậu được gọi là "ngũ hành nhị tựu", còn được Viện bảo tàng Cố Cung đăng ảnh chứng nhận, ngũ hành là 5 chuỗi thùy châu, nhị tựu là thùy châu được ngọc lưu ly chia làm hai đoạn, để phân biệt cấp bậc chỉ có thái hậu và hoàng hậu mới được dùng. Phi tần được trang điểm thiên về phong cách xinh đẹp sắc sảo, môi đỏ tô cả viền môi, làm nổi bật khí thế.

4. Trường cảnh đạo cụ

Cả hai phim đều rất chú trọng đến trường cảnh, mong muốn thể hiện được vẻ đẹp sát với cung đình triều Thanh, nhưng cảm giác mang lại vẫn khác nhau. Chỉnh thể "Diên Hi" thiên về phong cách cổ xưa, còn "Như Ý" thì thể hiện được sự phồn thịnh xa hoa, điện Dưỡng Tâm, cung Diên Hi, cung Dực Khôn đều được thiết kế và phối màu dựa theo cá tính nhân vật, chỉ nhìn hình chụp thôi cũng khiến người xem bất giác lưu luyến.

5. Số ngày quay phim, số vốn đầu tư

Nhà sản xuất "Diên Hi" là Vu Chính tiết lộ, tiền quay phim gần 300 triệu tệ nhưng tất cả tiền cát-xê của diễn viên, cộng với 24 triệu tệ, chiếm 8% tổng dự toán. Nhân vật chính là diễn viên Ngô Cẩn Ngôn 25 tuổi, quay gần 4 tháng, tổng cộng 70 tập phim, tuy có dàn diễn viên thực lực như Tần Lam, Xa Thi Mạn, Nhiếp Viễn nhưng ngay từ đầu đã bị chê, có điều cuối cùng lập kỷ lục 13.3 tỷ lượt xem.


"Như Ý" với tư cách là phần tiếp theo của "Chân Hoàn Truyện", ngay từ đầu đã được quan tâm theo dõi, vốn sản xuất hơn 300 triệu, mời Hoắc Kiến Hoa, Châu Tấn, nhanh chóng bán được bản quyền cho tổng cộng 3 đài với 1.3 tỷ, thời gian quay phim gần 9 tháng, tổng cộng 87 tập. Nhưng lịch chiếu cứ bị trì hoãn, cuối cùng lên sóng với hình thức chiếu độc quyền trên mạng.

Bài viết theo Sina

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

  • Lâm Tâm Như và Hoắc Kiến Hoa khoe ảnh cực ngọt dịp sinh nhật khiến dân tình ghen tỵ
  • Vợ chồng Hoắc Kiến Hoa tổ chức sinh nhật cho con gái, netizen bất ngờ trước khả năng chăm con của Lâm Tâm Như
  • Drama đánh dấu màn tái hợp của Hứa Khải và Ngô Cẩn Ngôn thông qua kiểm duyệt, hé lộ lịch chiếu cụ thể
  • Hứa Khải khoe quà do fan vẽ tặng khiến dân tình cười ngất: Là anti trà trộn phải không?
  • Sau màn lộ diện của Hoắc Kiến Hoa, "Hoa Đăng Sơ Thượng" của Lâm Tâm Như lên sóng phần 2 đầy kịch tính

Bình luận

  • Kites cine
  • Facebook
0bình luận
Quản lý
Sắp xếp:
Thêm bình luận ...
Gửi
Giải TríThời TrangSống TrẻBaloTrắc NghiệmĐọc TruyệnCuộc Sống Quanh Ta

Hai năm nhìn lại: Rốt cục bạn chọn 'Diên hi công lược' hay 'Hậu cung Như Ý truyện'?

Phượng Nguyễn
Chia sẻ

TTO - Từ loại khỏi sóng truyền hình đến xóa luôn khỏi Internet, Trung Quốc dường như quyết 'dập' những phim tiêu biểu của dòng cung đấu vì khuyến khích lối sống xa hoa, hào nhoáng của các triều đại phong kiến trước đây, tìm kiếm dục vọng...

  • Sau Diên Hi công lược, phim Hoa ngữ nào hứa hẹn gây sóng gió?
  • Phim Diên hi công lược được lồng tiếng Việt, phát trên HTV
  • 10 câu chuyện cảm động chống COVID-19 đầu tiên lên truyền hình Trung Quốc

Cảnh trong Diên Hi công lược và Hậu cung Như Ý truyện

Diên Hi công lược và Hậu cung Như Ý truyện là hai phim cổ trang cung đấu nổi tiếng trong giới trẻ.

Hôm 28-9, hai phim bất ngờ bị xóa khỏi các nền tảng streaming ở Trung Quốc, trong đó có iQiyi và Tencent Video mà không một lời giải thích hay thông báo.

Trước khi bị xóa, hai loạt phim thu hút hàng chục tỉ lượt xem trên mạng. Riêng Diên Hi công lược còn được cho là "phim truyền hình được tìm kiếm nhiều nhất trên Google vào năm 2018".

"Cổ xúy lối sống xa hoa, âm mưu thủ đoạn"

Không chỉ gần đây, các biện pháp xử lý cứng rắn nhắm vào dòng phim cổ trang cung đấu được Trung Quốc áp dụng từ năm ngoái.

Năm 2019, Diên Hi công lược bị rút khỏi sóng truyền hình sau khi bị tờ Beijing Daily chỉ trích "có ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội khi cổ xúy lối sống xa hoa và âm mưu thủ đoạn".

Beijing Daily cũng chỉ trích Hậu cung Như Ý truyện vì lý do tương tự, phim nhiều lần bị lùi thời gian lên sóng.

Lý do phim cung đấu hấp dẫn với khán giả ngày nay được cho là cuộc chiến giành ngôi vị của các phi tần thời phong kiến mang dáng dấp "chính trị văn phòng" hay những cuộc tranh đoạt tình ái thời hiện đại. Người xem thỏa mãn khi chứng kiến các cuộc "ăn miếng trả miếng" nảy lửa.

Giáo sư Li Danlin, giám đốc trung tâm luật và chính sách của Đại học Truyền thông Trung Quốc, nhận định với People's Daily: "Một số phim truyền hình tập trung quá nhiều vào chuyện tình ái, âm mưu và không thể hiện sự tôn trọng đầy đủ đối với giá trị và phẩm giá con người".

Tờ South China Morning Post cho rằng lý do dòng phim cung đấu là cái gai trong mắt báo chính thống Trung Quốc là do "quá xa hoa, quá tệ hại".

Các âm mưu, thủ đoạn tàn độc trong phim cung đấu bị cho là ảnh hưởng xấu đến xã hội

Có hai điểm khiến dòng phim bị chỉ trích. Một là "khuyến khích lối sống xa hoa, hào nhoáng của các triều đại phong kiến trước đây, tìm kiếm dục vọng thay vì những đức tính như tiết kiệm và chăm chỉ". Hai là các nhà sản xuất phim này bị cáo buộc "coi đồng tiền lợi nhuận quan trọng hơn việc định hướng tinh thần cho khán giả".

South China Morning Post cho rằng các âm mưu trong Diên Hi công lược và Hậu cung Như Ý truyện, thường do đám cận thần và phi tần "đâm sau lưng", sẽ ảnh hưởng xấu đến sự cân bằng xã hội.

Xuống cấp đạo đức?

Trước các lập luận chỉ trích, người hâm mộ trên Weibo ra sức bênh vực các loạt phim này. Theo họ, phim cũng có những ý nghĩa tích cực như nhấn mạnh tính nữ quyền, đề cao tính chính trực, tình chị em và sự độc lập trong tình yêu của các nhân vật nữ trong thời phong kiến.

Nhiều phim cung đấu mang dáng dấp phim thần tượng, với nhân vật đẹp trai xinh gái, được tô vẽ thành người trong mộng của khán giả trẻ.

Nữ chính trong phim cung đấu thường là mẫu nhân vật mang nhiều nét tính cách hiện đại

Bên cạnh đó, cũng có lo ngại các biên kịch có thể phóng tay bóp méo hình tượng các nhân vật lịch sử có thật. Một số nhân vật phi tần được thêm thắt tính cách tàn ác, thủ đoạn nhẫn tâm.

Nhưng nhà bình luận xã hội Zhang Lijia cho rằng lo lắng của chính quyền là hợp lý. "Trong các bộ phim, để tiến xa các nhân vật phải dùng những thủ đoạn, hành xử tàn nhẫn và tệ bạc với nhau. Hiện tại, xã hội Trung Quốc vốn đã có sự xuống cấp về đạo đức rồi".

Diên Hi công lược rất nổi tiếng ở thị trường quốc tế - Ảnh: BBC

Giáo sư Zhu Ying [Viện phim thuộc Đại học Baptist, Hong Kong] cho rằng chính quyền Trung Quốc thường không quá cứng rắn với các hoạt động giải trí mang tính phù phiếm.

Chỉ trừ khi hoạt động đó trở nên "quá nổi tiếng, có thể đe dọa đến chuẩn mực xã hội, về mặt đạo đức và tư tưởng". Diên Hi công lược là một trường hợp quá nổi tiếng như vậy.

Điện ảnh Trung Quốc nhìn từ hiện tượng hiếm có Bát Bách

TTO - The Eight Hundred [Bát Bách] - bộ phim sử thi chiến tranh của điện ảnh Trung Quốc - đã vươn lên dẫn đầu doanh thu toàn cầu sau một tháng công chiếu, chứng minh nền điện ảnh nội địa của nước này hoàn toàn có thể làm chủ thị trường trong nước.

'Như Ý truyện' là cung đấu chân chính, 'Diên Hy công lược' chỉ là phim tình cảm trẻ con?

Nhiều fan của phim cung đấu cho rằng "Diên Hy công lược" là tác phẩm 'tạo hình phụ huynh, nội dung học sinh' theo motif phim thần tượng 'rẻ tiền'.

Như Ý truyện - thâm sâu, từ tốn, càng xem càng gay cấn

Từ những tập đầu tiên phát sóng, Như Ý truyện đã tạo nên một làn sóng tranh cãi về việc đây có xứng đáng là "hậu bối" của bộ phim cung đấu kinh điển Chân Hoàn truyện hay không. Bên cạnh việc Châu Tấn bị chê già, xấu, Hoắc Kiến Hoa bị chê đơ toàn tập, bộ phim còn nhận nhiều đánh giá không tích cực về trang phục lòe loẹt, rẻ tiền. Nhiều người chê bai, cho rằng nhà sản xuất của Như Ý truyện đã sai lầm khi tốn kém kinh phí vào việc trả cát-xê diễn viên mà không chịu đầu tư vào bối cảnh phim lẫn trang phục.

Châu Tấn vào vai Như Ý - Nhàn Phi trong 'Như Ý truyện'.

Đặc biệt, mạch phim quá chậm rãi còn là yếu tố thử thách lòng kiên nhẫn rất lớn của khán giả khi theo dõi Như Ý truyện. Toàn bộ 4 tập đầu phim chỉ để giới thiệu về mối tình thanh mai trúc mã của Hoằng Lịch và Thanh Anh, hoàn cảnh Càn Long [Hoắc Kiến Hoa] lên ngôi sau khi tiên đế Ung Chính qua đời và những mâu thuẫn của Sùng Khánh Hoàng thái hậu [Ô Quân Mai] và Như Ý [Châu Tấn]. Phải đến tập 7, bộ phim mới bắt đầu có những tình tiết gay cấn hơn khi Cao Quý phi [Đồng Dao] bắt đầu thể hiện tâm địa xấu xa muốn hãm hại Như Ý - Nhàn Phi lẫn Hải Lan - Du Phi [Trương Quân Ninh].

Bỏ qua những yếu tố về trang phục và mạch phim những tập đầu tiên, Như Ý truyện vẫn được nhiều fan Hoa ngữ đánh giá là một bộ phim cung đấu "chân chính", "truyền thống". Về cách xây dựng nhân vật, biên kịch Như Ý truyện không "siêu nhân hóa" nữ chính như Diên Hy công lược. Nhân vật Như Ý do Châu Tấn khắc họa không phải là kiểu nhân vật "đánh nhanh thắng nhanh", mà mọi thứ nàng đạt được đều là cả một quá trình gian khổ.

Nàng vốn là cháu gái của Cảnh Nhân cung Hoàng hậu, cùng Tứ a ca Hoằng Lịch có cảm tình, nên bị Hi Quý phi chán ghét. Về sau, Cảnh Nhân cung Hoàng hậu mắc trọng tội, khiến gia tộc Ô Lạt Na Lạp liên lụy nên nàng phải nhượng bộ và hòa hoãn với Hi Quý phi, lúc này đã trở thành Thái hậu Sùng Khánh. Cái tên Như Ý mà Thái hậu ban cho, ý rằng "mỹ hảo an tĩnh", nhắc nhở nàng phải bình tĩnh mới có thể vượt qua cuộc sống hậu cung. Như Ý trải qua bao âm mưu, từng bị phế truất và đày vào lãnh cung, rồi từng bước lên ngôi mẫu nghi thiên hạ.

Ngoài ra, những nhân vật khác, từ Càn Long, Phú Sát Hoàng hậu, Du Phi, Lệnh Phi... mỗi một nhân vật dù chính hay tà đều có màu sắc riêng, có chiều sâu về nội tâm và có quá trình chuyển hóa thiện-ác đan xen hết sức tinh tế. Sống trong Tử Cấm Thành khốc liệt, không một ai trong số họ chưa từng giở thủ đoạn để sinh tồn, để đấu tranh vì mục đích riêng và để bảo vệ những người mình yêu thương.

Tương tự Chân Hoàn truyện, Như Ý truyện cũng được xây dựng tình huống, lời thoại, âm mưu theo phong cách bóng gió, gắp lửa bỏ tay người, ẩn ý. Không bao giờ có kiểu nói "huỵch toẹt" mưu kế hay ngồi giải thích cho khán giả hiểu. Chính vì điều này, mạch phim có phần chậm rãi nhưng tự nhiên, khắc họa đúng bản chất hậu cung tiềm tàng nguy hiểm. Các sự kiện nhỏ nối tiếp để tạo nên một sự kiện lớn. Những dấu hiệu vụn vặt tưởng không quan trọng lại được cài cắm khéo léo trong khắp các cảnh phim.

Điển hình như chi tiết Thái hậu muốn thử lòng Như Ý nên đã bắt nàng thủ hiếu ba năm tại tiềm đệ. Một mặt giam lỏng nàng, một mặt lại ngấm ngầm ép nàng thuyết phục Hoàng Thượng cho Thái hậu chuyển tới Từ Ninh cung, thay vì sống ở Thọ Khang cung. Đây là chi tiết mang nhiều lớp lang tầng nghĩa, vừa thể hiện mối quan hệ phức tạp của Càn Long với mẹ kế, vừa thể hiện mưu mô của bà khi luôn muốn bảo toàn địa vị. Đồng thời, nó còn là minh chứng cho sự “cao tay” của Thái hậu khi chỉ dùng một chiêu thức mà thỏa mãn đến ba, bốn mục đích.

Với khán giả đại chúng, nếu không quen với dòng phim cung đấu truyền thống, rất dễ cảm thấy Như Ý truyện nhàm chán, thiếu sức lôi cuốn, lê thê chậm chạp. Tuy nhiên nếu đã lỡ say mê bộ phim này, người xem sẽ hiểu được dụng ý mà đạo diễn đan cài qua từng bối cảnh, từng chi tiết. Tất cả đều là một quá trình vừa đủ để chuẩn bị cho loạt cao trào hứa hẹn sẽ ngày càng hấp dẫn về sau. Hiện tại sau một tuần lên sóng, Như Ý truyện đã cán mốc 1 tỷ lượt xem trên Tencent, một con số chứng tỏ bộ phim vẫn có chỗ đứng vững vàng giữa "cơn bão Diên Hy công lược".

Diên Hy công lược - ngôn tình núp bóng cung đấu

Nhắc đến Diên Hy công lược, tất cả những gì hấp dẫn nhất của bộ phim này chủ yếu về mối quan hệ yêu đương giữa các nhân vật chính. Hay nói cách khác, thực chất Diên Hy công lược chỉ là một bộ phim tình cảm thần tượng trá hình dưới lốt phim cung đấu.

Điểm cộng của bộ phim là biên kịch Vu Chính đã nhào nặn ra những nhân vật rất dễ được lòng công chúng. Đó là một nữ chính Ngụy Anh Lạc [Ngô Cẩn Ngôn] theo motif "nữ cường" mạnh mẽ, ngổ ngáo, luôn bảo vệ lẽ phải trong hậu cung; đó là một Phú Sát Hoàng hậu [Tần Lam] xinh đẹp, hiền lành. Đó là Phó Hằng [Hứa Khải] - "chàng trai năm ấy chúng ta cùng theo đuổi", một lòng chung tình với nữ chính cho đến khi tử trận nơi chiến trường; hay là Hoàng thượng Càn Long [Nhiếp Viễn], bậc đế vương cá tính mạnh mẽ, bề ngoài thì ghét bỏ Anh Lạc nhưng thực chất đã yêu nàng lúc nào không hay.

Ngô Cẩn Ngôn trong vai Ngụy Anh Lạc.

Những tuyến nhân vật "nữ cường", "nam cường", "nam nhược", "nữ nhược" này rất thường thấy trong các tiểu thuyết ngôn tình. Việc đan cài giữa vài tình tiết cung đấu "tỏ ra nguy hiểm" làm nền cho những mối tình rung động bi thương nơi cung cấm đã tạo nên hiện tượng khủng khiếp khiến khán giả mọi nơi đổ xô theo dõi.

Có thể nói rằng cuộc tình tay ba giữa Anh Lạc và hai "soái ca" Càn Long - Phó Hằng đã tạo nên sức lôi cuốn khó cưỡng với đông đảo người xem. Đặc biệt, tình yêu đẹp đẽ, trong sáng mang dấu ấn "thanh xuân" của Phó Hằng và Anh Lạc chính là thỏi nam châm hút fan bậc nhất Diên Hy công lược. Cho đến khi Phó Hằng qua đời, câu nói mùi mẫn của chàng dành cho Anh Lạc cũng khiến khán giả "khóc ròng" và day dứt mãi không thôi về mối tình dang dở: "Ngụy Anh Lạc, kiếp này ta bảo vệ nàng đã đủ rồi. Sang kiếp sau đổi lại là nàng bảo vệ ta có được không?".

Bên cạnh chuyện tình tay ba tay tư mùi mẫn, Diên Hy công lược còn hút mắt khán giả với phục trang, bối cảnh hoành tráng, đẹp mắt, sang trọng mang hơi hướng "vintage", khác hẳn với nhiều bộ phim cổ trang lòe loẹt trước đây.

Mối tình Anh Lạc - Phó Hằng khiến khán giả mê mệt.

Ban đầu khi rục rịch ra mắt, nhà sản xuất hứa hẹn Diên Hy công lược sẽ là một bộ phim cung đấu bom tấn của màn ảnh Hoa ngữ 2018. Với sự góp mặt của "nữ hoàng cung đấu" Xa Thi Mạn [vai Nhàn Phi], người xem càng thêm phấn khích chờ đón một tác phẩm gay cấn, kịch tính hàng đầu. Quả thực, phim xứng đáng là hit drama hàng đầu năm nay nhưng nếu gọi là phim cung đấu thì vẫn chưa đủ tầm. Về khoản đấu đá hậu cung, "mưu hèn kế bẩn", các chi tiết trong Diên Hy công lược quá đơn giản, nhẹ nhàng, thậm chí là ngây ngô đến hài hước. Thậm chí khán giả còn tiếc nuối cho vai Nhàn Phi của Xa Thi Mạn vì nhân vật này không có nhiều đất "dụng võ" so với thời lượng lên hình của các nhân vật khác.

Nữ chính Anh Lạc được biên kịch xây dựng rất hoàn hảo, vừa giỏi thêu thùa, may vá, vừa tinh thông cả địa lý, lịch sử, văn hóa, thơ ca. Thậm chí các loại thuốc cũng am hiểu hơn cả các vị phi tần và cung nữ. Anh Lạc thường xuyên phải đối phó với những sự phá hoại lặp đi lặp lại, và cũng nhanh chóng vượt qua bất kỳ âm mưu và trả thù kẻ ác trong... một nốt nhạc. Cô nàng còn rất may mắn khi chỉ nhập cung một tháng đã trở thành người thân cận bên cạnh Hoàng hậu. Tuy chỉ là một cung nữ nhỏ bé, chưa rành chuyện hậu cung nhưng hết lần này đến lần khác đoán được những âm mưu thâm độc của các vị phi tần, thậm chí hãm hại ngược lại họ. Ví dụ, trước mặt Thái hậu, Anh Lạc từng tố Cao Quý phi thường xuyên múa hát để quyến rũ Hoàng thuợng. Bị một cung nữ vu oan, thế nhưng một Quý phi cũng không dám lên tiếng đáp trả Anh Lạc. Dù vậy, Anh Lạc chưa lần nào bị phạt đòn, cái chết cũng chưa từng đe dọa cô.

Yếu tố giải quyết mâu thuẫn gọn gàng nhanh lẹ đến mức phi logic này khiến nhiều người chê bai Vu Chính "mèo lại hoàn mèo", "tưởng cung đấu thế nào hóa ra cung đấu thế này". Nhiều khán giả bình luận rằng, Diên Hy công lược là phim xây dựng theo motif "anh hùng hóa" nữ chính. Trên đời này làm gì có một cung nữ nào mới vào cung đã gây ra đủ chuyện, cãi cọ nhem nhẻm, ngang nhiên đối đáp với phi tần, hoàng thượng, mà vẫn sống sờ sờ ra như vậy? Đổi lại nếu Anh Lạc mà xuất hiện trong Chân Hoàn truyện, chỉ ngay tập 1 thôi nàng sẽ "đi bán muối" ngay lập tức chứ không hề có sức mạnh thiên hạ vô địch như trong phim của Vu Chính.

Chính vì Diên Hy công lược không chú trọng đến tôn ti trật tự trong hậu cung, không chú trọng vào các lớp lang ý nghĩa thâm sâu, "hack não" thường thấy của phim cung đấu, tác phẩm này bị một nhóm fan chê bai không tiếc lời, khẳng định là phim "tạo hình phụ huynh, nội dung học sinh" theo motif phim thần tượng "rẻ tiền".

Thắng thua - khán giả tự trả lời

Nhiều fan chân chính của phim cung đấu sẽ không thích Diên Hy công lược "thùng rỗng kêu to" mà chỉ mê mẩn Như Ý truyện. Ngược lại, đa số khán giả đại chúng lại cho rằng Diên Hy công lược mới là "cực phẩm", còn Như Ý truyện vừa nhạt vừa dài dòng, lại "kém sắc".

Như Ý truyện kén khán giả...
...trong khi Diên Hy công lược phù hợp thị hiếu số đông người xem.

Nếu xét một cách công bằng, mỗi bộ phim đều có điểm cộng và điểm trừ riêng biệt, phù hợp với những đối tượng khán giả khác nhau. Diên Hy công lượcdưới ngòi bút của biên kịch lắm chiêu trò Vu Chính, đã pha trộn được một cách hài hòa giữa ngôn tình, hài hước, tâm lý tình cảm cộng với một vài yếu tố đấu đá hậu cung. Bộ phim được cho là tác phẩm có sức đua đường dài mạnh mẽ. Nguyên nhân bởi vì nhiều khán giả chỉ cần một bộ phim với công thức cơ bản: tình yêu lãng mạn + nội dung đơn giản + diễn viên/trang phục đẹp mắt, vậy là đủ để giải trí nhẹ nhàng sau một ngày làm việc, học tập căng thẳng.

* Trailer mới của 'Như Ý truyện'

Trailer Như Ý truyện - bão táp hậu cung

Còn Như Ý truyện không dành cho đại chúng nhưng cũng không vì thế mà kém hấp dẫn bởi "đường dài mới biết ngựa hay". 14 tập đã phát sóng chỉ là màn dạo đầu nhẹ nhàng, báo hiệu cho giai đoạn mới có tên "bão táp hậu cung" như nhà sản xuất vừa tung trailer mới. Có thể so với Chân Hoàn truyện, Như Ý truyện vẫn thua kém ở một số mặt. Tuy nhiên bộ phim vẫn được đánh giá cao ở những chi tiết ẩn ý đúng chất cung đấu, những bối cảnh hoành tráng mà Diên Hy công lược chưa khai thác được [ví dụ như cảnh đăng cơ của Càn Long đế huy động tới 1.000 diễn viên quần chúng].

Cuộc chiến bất phân thắng bại giữa hai tác phẩm có cùng thời đại lịch sử, có cùng tuyến nhân vật [nhưng chính - tà trái ngược] này dự kiến vẫn sẽ còn diễn ra dữ dội từ nay cho đến về sau. Để khẳng định bên thắng, bên thua, mỗi khán giả sẽ tự có câu trả lời cho riêng mình.

Bích Hà

Video liên quan

Chủ Đề