Stand-up comedy là gì

Tổng quátSửa đổi

Trong trình diễn hài độc thoại, các thông tin phản hồi của khán giả xảy ra ngay lập tức và rất quan trọng đối với hành động của diễn viên hài. Khán giả mong đợi trình diễn hài độc thoại cung cấp một dòng cười liên tục, và diễn viên luôn luôn bị áp lực phải thỏa mãn nó. Will Ferrell cho hài độc thoại là "khó khăn, cô đơn, và nguy hiểm".[2]

Một chương trình hài độc thoại có thể chỉ có một diễn viên hài độc thoại, hay theo hình thức "tiêu đề" [headline] hoặc "trình diễn" [showcase]. Một định dạng tiêu đề thường có một màn mở đầu được một MC thực hiện, để làm nóng đám đông, đối thoại với khán giả, thông báo cá đề tài và giới thiệu các nghệ sĩ khác. Màn này được theo sau bởi một hoặc hai màn "giữa", hoặc "đặc biệt", được thực hiện từ 15 đến 20 phút, theo sau là một nghệ sĩ thực hiện tiêu đề trong thời gian dài hơn. Định dạng "trình diễn" bao gồm một số màn các diễn viên thực hiện với khoảng thời gian bằng nhau, điển hình trong các câu lạc bộ nhỏ hơn như tại Comedy Cellar, hay Jongleurs, hoặc tại các chương trình lớn, nơi cần nhiều diễn viên để có thể lôi cuốn các giới khán giả khác nhau. Một định dạng showcase vẫn có thể có một MC.

Nhiều địa điểm nhỏ hơn tổ chức chương trình "open mic", nơi mà bất cứ ai có thể lên sân khấu và biểu diễn cho khán giả, tạo điều kiện để các người biểu diễn nghiệp dư có thể trau dồi tài nghệ của họ và nhờ đó trở nên chuyên nghiệp, hoặc cho các chuyên gia tập dợt với những màn mới của họ.

Như tên của nó bằng tiếng Anh, diễn viên hài độc thoại thường trình bày màn của mình trong khi đứng, mặc dù điều này là không bắt buộc.

AT - Stand up comedy là loại hình nghệ thuật hài độc thoại trên sân khấu đã có mặt trên thế giới từ lâu nhưng chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam chính thức nửa năm nay.

Cái khác biệt cơ bản của stand up comedy so với các loại nghệ thuật khác là chỉ có duy nhất một diễn viên trực tiếp nói chuyện với khán giả về nhiều khía cạnh của cuộc sống thông qua cách kể chuyện hài hước, châm biếm, mang lại tiếng cười cho khán giả. Cho đến nay, Dưa Leo là người duy nhất ở Việt Nam đi theo con đường làm stand up comedian [diễn viên hài độc thoại].

Phóng to
Dưa Leo - diễn viên hài độc thoại

Stand up comedy [hài độc thoại] đã xuất hiện ở Anh và Mỹ từ thế kỷ 18, 19 và chỉ mới xuất hiện ở các nước châu Á như Singapore, Hong Kong, Philippines... vài thập kỷ gần đây. Người diễn viên xuất hiện trên sân khấu, nói chuyện với khán giả và bắt đầu kể chuyện. Họ có thể đối đáp qua lại với con rối của mình như diễn viên hài Jeff Dunham, hay Pablo Francisco nổi tiếng với tài nhại giọng. Họ có thể ngâm thơ, hát nhạc, kể chuyện... cộng với diễn xuất mang tính hình thể cao, hay bất cứ điều gì gây cười cho khán giả.

“Tuy chỉ có một người nhưng tính giải trí của stand up comedy vẫn rất cao do người diễn viên hoàn toàn không bị bó gọn trong một kịch bản nhất định. Suốt buổi diễn, diễn viên có thể nói về tất cả mọi thứ - miễn sao anh ta có khả năng làm họ cười. Cái tài của người diễn viên là ở chỗ làm cho khán giả tưởng như không có kịch bản và anh ta chỉ đang nói chuyện bất chợt tình cờ mà thôi. Đó là cái hay của stand up comedy và cũng là cái tạo nên khác biệt cho nhiều diễn viên stand up” - Dưa Leo chia sẻ.

Khác với các loại hình sân khấu khác - diễn viên chỉ diễn và khán giả chỉ xem, hài độc thoại mang tính tương tác lớn hơn nhiều. Diễn viên có thể nói chuyện, gây cười, chọc quê khán giả hay thậm chí mắng thẳng vào mặt họ để khiến họ cười. Vì hài độc thoại mang đậm tính cá nhân [đôi khi hai diễn viên cùng diễn, nhưng rất hiếm] nên đây là loại hình phong phú và đa dạng về phong cách và thể loại.

Mỗi diễn viên hài độc thoại mang một tài năng gây cười khác nhau và khiến khán giả cười vì nhiều đề tài khác nhau trong cuộc sống, như Dưa Leo đã làm: từ câu chuyện công sở đến thói quen nói chuyện trên Facebook của các bạn trẻ, ngâm thơ hài và châm biếm những thói quen xấu của mọi người... Cho đến nay, Dưa Leo - người đầu tiên ở Việt Nam quyết tâm đi theo con đường làm diễn viên hài độc thoại - đã khá thành công và nhận được phản ứng rất tốt của những khán giả từng xem anh diễn.

Dưa Leo cho biết: “Tôi bắt đầu biết đến stand up comedy vào khoảng năm 2008, khi tôi tình cờ xem được một video clip hài trên YouTube của một diễn viên hài độc thoại. Đó là clip Preview Man Parody của Pablo Francisco. Trong đó diễn viên giả giọng người lồng tiếng phim và làm cho cả hội trường cười nghiêng ngả. Ngay lúc ấy tôi cảm thấy rất thích thú và khi biết đó chính là stand up comedy, ngay lập tức tôi muốn mình sẽ theo nghề này”.

Chàng trai sinh năm 1982 này tên thật là Nguyễn Phúc Gia Huy, đã mất hai năm tìm hiểu và luyện tập trước khi đi diễn chính thức. Nhờ khả năng hài hước gây cười bẩm sinh, anh đã đọc sách, học từ clip trên mạng rồi tự dựng kịch bản, tự quay lại rồi chỉnh sửa mình cho đến khi thành thạo. Buổi biểu diễn đầu tiên của anh vào khoảng giữa năm 2009 tại quán cà phê Bệt cũ đã nhận được sự cổ vũ nhiệt tình từ phía khán giả.

“Tài năng của người diễn viên hài độc thoại chính là làm sống lại không khí bàn nhậu trên sân khấu nếu cần. Đó là một điểm hay và cũng là một điểm khiến nhiều người đánh giá không đúng về thể loại hài độc thoại. Nhiều người cho rằng “thứ này mà cũng đưa lên làm nghệ thuật được hả? Có khác gì một câu chuyện nhảm đâu?”. Một loại hình quá mới mẻ đến mức khó được chấp nhận đã gây cho anh không ít khó khăn, từ những ngày đầu tập luyện đến ngày anh xin đi diễn.

Hiện Dưa Leo đang đi diễn các buổi tối trong tuần tại các quán cà phê trong thành phố - chủ yếu là các quán cà phê dành cho giới trẻ như Hoa, Lít, Đỏ, Bệt... Là cà phê dành cho người trẻ, họ dễ dàng chấp nhận cái mới và sự thử nghiệm. Phản ứng của khán giả với anh rất nồng nhiệt và anh cũng đã có một lượng người hâm mộ nhất định, vẫn còn gia tăng theo từng buổi diễn và qua các clip trên mạng. Là một 8X rất năng động, anh coi Internet là công cụ giúp con người mở rộng tư duy và tri thức, nhất là ở một đất nước đang phát triển mọi mặt như nước ta.

“Muốn làm cho stand up comedy trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam, điều đầu tiên là bạn phải thành công. Thành công rồi mới nói đến chuyện có người yêu thích và đi theo nó. Tôi mơ ước một ngày nào đó mình có thể làm một live show hài độc thoại. Để đến được bước đó nhất định là tôi còn phải luyện tập nhiều, nhưng tôi không muốn vội vã. Người muốn làm diễn viên hài độc thoại cần phải có óc hài hước và phải trút bỏ nhiều thứ, có vậy mới có thể đứng trên sân khấu và đón nhận thành công hay thất bại. Mình có thể làm khán giả cười hay không sẽ có kết quả ngay thôi” - Dưa Leo hào hứng khi được hỏi về ước mơ của anh trong nghề nghiệp.

Phóng to

Áo Trắngsố 3 [số 89 bộ mới] ra ngày 15/02/2011hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Hài kịch >< Hài độc thoại

Trước hết, có lẽ cần phân biệt 2 lĩnh vực được nhắc đến trong 2 bài viết. Hài kịch [comedy] có thể nói chung và bao hàm rất nhiều thể loại, trong đó có kịch hài [sketch comedy], hài độc thoại [stand-up comedy], hài ứng tác [improv comedy]... Điểm chung của hài kịch là cần tạo được tiếng cười cho người xem. Tuy nhiên tiếng cười này đến từ đâu, và đi đến đâu, thì cũng có sự khác biệt giữa từng thể loại.

Tiểu phẩm hài

Khi nói về những loại hình hài kịch truyền thống hơn mà ta thường thấy ở Việt Nam, đa số chúng ta sẽ thấy những vở kịch hài hoặc hoạt cảnh hài. Tiếng cười của những hình thức này đa số đến từ những hành động buồn cười, những điều bất thường thú vị trong những hoàn cảnh đờithường.

Ở Việt Nam, cá nhân mình thấy phong cách hài kịch vẫn khá gần với các thể loại như slapstick[hài kịch từ ngôn ngữ hình thể] và vaudeville[trình diễn tạp kĩ]. Đề tài chỉ tập trung vào việc thể hiện những tình huống hài hước, không quá đặt nặng việc khai thác vào những mâu thuẫn xã hội, chính trị hay triết học quá sâu xa. Cũng vì mục tiêu ban đầu thôi. Trong những thời chiến tranh hoặc khủng hoảng, những chương trình hài kịch được sinh ra để mang niềm vui và sự giải thoát, hoàn toàn phớt lờ những đau buồn của thế giới thực. Đó là vai trò của thể loại hài kịch này.

Phần lớn những hoạt cảnh hài sẽ tận dụng những hình mẫu và mối quan hệ điển hình[stereotypes], ví dụ như mẹ chồng & nàng dâu, nhân vật LGBT [điển hình sẽ là một chàng trai hơi 'gái tính'], bác sĩ & bệnh nhân... Hiển nhiên mình không phê phán việc khai thác những câu chuyện này. Cần có rất nhiều kĩ năng và sự sáng tạo, để dàn dựng nên những tiểu phẩm mới lạ, hài hước.

Nhưng khi nhu cầu giải trí ngày một tăng cao, các chương trình liên tục phải tạo ra những sản phẩm mới, người nghệ sĩ dễ bị rơi vào những 'đường tắt', cách làm rập khuôn có phần hời hợt, đơn giản hoá vấn đề. Suy cho cùng, cái họ cần là gây cười. Vì vậy chỉ cần đảm bảo công thức, bạn sẽ đạt được mục tiêu này.

Hài độc thoại

Còn khi nói về hài độc thoại, mình cảm thấy đa phần sẽ mang tính chỉ trích, phản biện và trào phúng nhiều hơn. Từ thời Hy lạp cổ đại, đã có hình thức 'hài độc thoại' đến từ những buổi luận đàm về triết học và chính trị. Những quan điểm hoài nghi, phản đối thực tạiđược truyền đạt đến đại chúng bằng ngôn ngữ trào phúng, châm biếm,để dễ dàng tìm được sự đồng cảm hơn từ cả hai phía. Đó gần như là một nền văn hoá tranh luận để tìm ra được sự thật và bản chất của mọi vấn đề.

Trong suốt quá trình phát triển, sẽ có rất nhiều nghệ sĩ tìm thấy những phong cách khác nhau trong hài độc thoại. Họ có thể tập trung vào những quan sát từ cuộc sống [observational],những khía cạnh khó nói, 'thiếu vệ sinh' của tình dục [blue comedy],thậm chí những điều cấm kỵ như cái chết, chiến tranh, tôn giáo, phân biệt chủng tộc [black comedy]...

Bản chất của hài độc thoại phụ thuộc 100% vào người nghệ sĩ. Không hề có các yếu tố dàn dựng sân khấu, hình ảnh, trang phục, diễn viên phụ hỗ trợ. Bạn chỉ có micro trong tay, và đưa ra một quan điểm riêng biệt,để mang đến tiếng cười cho khán giả. Khi đã là quan điểm, rất khó có thể tìm được 100% sự đồng thuận của đám đông, đúng không?

Video liên quan

Chủ Đề