Sự khác nhau giữa trường học và đại học

1. Tự giác trong học tập

Một trong những khác biệt lớn nhất và dễ nhận thấy nhất giữa học đại học và học phổ thông là tự học. Tự học là sự tự giác trong học tập, là sự chủ động trong tư duy tìm kiếm kiến thức, kỹ năng học tập không chỉ ở trên lớp mà còn ở ngoài nhà trường.

Nếu như học phổ thông được thầy cô, bố mẹ kèm cặp, nhắc nhở thường xuyên thì học đại học, ý thức của bản thân sẽ là yếu tố quyết định năng lực học tập của bạn. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ, bạn không còn sổ liên lạc và cũng chẳng còn họp phụ huynh.

Học đại học, bạn có thể đến muộn mà chẳng ai quan tâm, bởi lớp học hàng trăm người và trừ phi bạn là “nhân tài” trong lớp thì mới khiến người khác để ý khi không có bạn. Tất nhiên, sẽ có thầy cô nghiêm khắc điểm danh thường xuyên nhưng nếu muốn, bạn vẫn có thể qua mắt được hành động kiểm soát này.

Sinh viên có thể "thảnh thơi" khi đi học nhưng vất vả vô cùng khi đi thi

Hay như chỗ ngồi, có thể khi học phổ thông 3 năm bạn chỉ ngồi 1 vị trí nhưng ở đại học thì ngược lại, 1 năm bạn có thể đổi 30 vị trí [tất nhiên có thể ít hoặc nhiều hơn]. Bạn cũng có thể ra vào lớp tự do mà không cần phải xin phép, chỉ cần đừng ảnh hưởng đến người khác…

Nếu đã gọi là tự lập thì hãy bắt đầu ngay từ những việc nhỏ nhất đó là tự chăm sóc cho bản thân. Đừng để phòng mình luôn trong tình trạng bừa bãi, ăn uống không điều độ hay suốt ngày thức khuya chơi game, xem phim… Những điều này không chỉ ảnh hưởng học tập mà còn đến sức khỏe của bạn. Hãy tạo môi trường sống sạch sẽ, không gian học tập thoải mái, nhớ ăn uống điều độ và có một chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Chỉ khi bản thân bạn "ổn" thì việc học hành hay tham gia các hoạt động ngoại khóa mới đạt được hiệu quả.

Cao đẳng vs trường học

Sự khác biệt giữa trường đại học và trường học tồn tại ở một số yếu tố như nội quy, lựa chọn môn học, mối quan hệ giáo viên-học sinh, v.v ... Mỗi đứa trẻ chuyển từ trường này sang trường đại học sau khi vượt qua kỳ thi 10 + 2 của mình. Đây cũng là lúc anh phải lựa chọn giữa nhiều trường đại học và cao đẳng có sẵn trong khu vực cư trú hoặc khu vực gần đó đáp ứng yêu cầu của anh. Có rất nhiều sự khác biệt giữa một trường học và một trường đại học sẽ được nhấn mạnh trong bài viết này. Đầu tiên chúng ta sẽ xem xét từng thuật ngữ riêng lẻ. Sau đó, chúng ta sẽ chuyển sang thảo luận về sự khác biệt giữa một trường đại học và một trường học.

Đặc điểm chính của hai môi trường học này

Vẫn là đi học, nhưng trung học phổ thông và đại học lại có những đặc điểm riêng. Trước khi đến với sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học, hãy cùng xem sơ qua đặc điểm chính của hai môi trường này.

Sự giống khác nhau dễ thấy giữa cấp 3 và đại học là đặc điểm chính của 2 môi trường đào tạo này

>>> Xem thêm: So sánh giữa học đại học và học nghề? Học gì tốt hơn?

Trung học phổ thông

Cấp 3, hay còn gọi là trung học phổ thông, là cấp học mà bạn nào cũng phải trải qua. Môi trường học ở trung học không quá khác biệt với các cấp nhỏ hơn như cấp 1, cấp 2. Đều là học tập ở trong một lớp học với số lượng học sinh cố định. Việc học được giáo viên tận tình hướng dẫn. Bạn bè trong lớp thân thiết và luôn giúp đỡ lẫn nhau. Luôn được sự bảo bọc của cha mẹ nên chỉ cần tập trung học tập là được.

Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học còn có thể so sánh thông qua lượng kiến thức. Điều khác biệt là khối lượng kiến thức mà các bạn tiếp thu rất nhiều. Bạn phải học thật nhiều kiến thức và kỹ năng. Bởi đây là chương trình học dành cho những bạn chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc đời.

Đại học

Hệ đại học là một bước đi khác của các bạn đã trưởng thành. Các trường đại học tốt thường tập trung ở những thành phố, tỉnh thành trung tâm. Vì thế, đôi khi, để học được một trường tốt, bạn phải rời xa gia đình, tự học cách sống một mình. Ngoài việc học ra, bạn còn phải lo thêm rất nhiều thứ khác trong cuộc sống. Đây là ngưỡng cửa vô cùng mới đối với những bạn trẻ thành niên. Ban đầu, rất nhiều bạn không thích nghi được.

Rất nhiều bạn không thể thích nghi được với môi trường đại học trong khoảng thời gian đầu

Bên cạnh đó, tùy mỗi trường, mỗi ngành mà chương trình học sẽ khác nhau. Có trường dạy theo kiểu học phần, cũng có trường dạy theo hệ tín chỉ. Trong đó, học phần là học theo sự sắp xếp, thời khóa biểu của nhà trường.

Các bạn sẽ được học trong một lớp học không khác gì khi đi học các cấp nhỏ hơn. Và kiểu dạy theo học phần khá hiếm. Còn với hệ tín chỉ, sẽ phải tự xem xét, đăng ký môn học phù hợp trong mỗi học kỳ. Các bạn có thể học vượt, học dồn hay thậm chí bảo lưu môn học tùy ý.

Sự khác biệt giữa trường học và học viện

Sự khác biệt giữa trường học và học viện - Sự Khác BiệT GiữA

[Chia sẻ] - Sự khác biệt giữa Đại học và Trung học phổ thông

08:00 07/07/2021

Đây là thời gian mà các bạn học sinh đang rất bận rộn và căng thẳng trong việc thi cử, chuẩn bị hồ sơ nhập học. Nhiều bạn ngoài việc bận rộn học hành, còn hồi hộp và không kém phần hoang mang khi nghĩ đến những năm tháng tại bậc Đại học. Nhiều học sinh cũng hỏi admin, học Đại học có khác nhiều học THPT không? #adminT muốn chia sẻ với các bạn học sinh về một số sự khác biệt cơ bản giữa việc học tập tại bậc Đại học [tại nước ngoài] và THPT - cấp 3 [tại Việt Nam].

1. Điểm danh tập trung: Nếu như cấp 3, chúng ta luôn luôn phải bắt buộc có mặt tại lớp và các thầy cô giáo sẽ tiến hành điểm danh hàng ngày thì tại bậc Đại học [đặc biệt là Đại học nước ngoài], các giảng viên sẽ rất ít khi, hoặc hầu như không điểm danh trên lớp - ngoại trừ một số lớp tutorials [hướng dẫn]. Sinh viên đại học hầu như có thể ra vào lớp bất cứ thời gian nào. Việc tham gia lớp học hoàn toàn dựa vào tính tự giác của mỗi sinh viên.

2. Giờ lên lớp: Khác với cấp 3 là các bạn học sinh sẽ bắt buộc phải có mặt tại lớp theo khung thời gian cố định, các lớp học tại bậc Đại học lại có thời khoá biểu tương đốilinh hoạt dựa trên các môn học mà sinh viên lựa chọn và không dày đặc như cấp 3. Bạn có thể chủ động sắp xếp thời khoá biểu theo ý mình để có thể dành thời gian cho các hoạt động khác như: làm thêm, tham gia các hội nhóm, hoạt động thể dục thể thao,…

3. Loại hình bài tập: Đối với các bạn học sinh cấp 3, bài tập về nhà cũng được coi là “ác mộng” khi các bạn sẽ nhận được bài tập hàng ngày, hàng tuần - chưa kể việc sẽ hay được các thầy cô giáo gọi lên bảng trả bài. Tuy nhiên, bậc Đại học thì không vậy, bạn cũng sẽ có bài tập nhưng với nhiều loại hình khác nhau, phổ biến nhất có thể kể đến là bài tập Dự án - kéo dài hàng tháng. Đối với dạng bài tập Dự án, sinh viên sẽ phải áp dụng nhiều kỹ năng mềm liên quan đến: quản lý thời gian, nghiên cứu độc lập, tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm để có thể hoàn thành bài tập một cách đúng hạn [và đương nhiên giảng viên sẽ không nhắc bạn làm bài tập hay nhắc bạn mỗi khi thời gian đã gần chạm deadline - nếu bạn quên, bạn sẽ gặp rắc tối to].

4. Phong cách giảng dạy: Giáo viên cấp 3 sẽ tập trung vào việc cung cấp thông tin để giúp cho học sinh hiểu hơn về nội dung và các tài liệu liên quan trong sách giáo khoa, bên cạnh đó, giáo viên cũng sẽ đồng thời viết các thông tin liên quan lên bảng để học sinh có thể dễ dàng nắm được. Tuy nhiên, giảng viên đại học hầu như không giảng bài dựa trên sách. Thay vào đó, giảng viên sẽ đưa ra các tình huống - trường hợp thực tế áp dụng, cung cấp các thông tin cơ bản để học sinh có thể tự do thảo luận hoặc nghiên cứu. Giảng viên sẽ chỉ đóng vai trò là người định hướng và cung cấp thông tin hỗ trợ sinh viên trong việc tự nghiên cứu. Vì vậy, giảng viên luôn cung cấp cho các sinh viên các tài liệu đính kèm và yêu cầu đọc trước khi lớp học bắt đầu. Nếu không đọc trước tài liệu thì việc không hiểu chuyện gì đang xảy ra trong lớp học là hết sức bình thường.

5. Hình thức giám sát, kiểm tra: Giáo viên cấp 3 sẽ thường xuyên nhắc nhở học sinh về deadline [hạn]nộp bài tập, deadline của các kỳ thi sắp tới. Đối với bậc Đại học, tất cả các thông tin về lịch kiểm tra và nội dung đã được nêu rõ trong giáo trình tổng quan [được cung cấp trước khi môn học bắt đầu] - trong đó nêu rõ thời gian kiểm tra, phương thức kiểm tra, cách chấm điểm. Nếu sinh viên không đọc kỹ thì sẽ là một thiệt thòi lớn.

=> Nhìn chung, có thể nóiviệc học tốt ở cấp 3 phần lớn dựa vào sự nỗ lực và chăm chỉ của bản thân người học, vì các môn học và phương pháp giảng dạy chủ yếu cấu trúc theo dạng “good-faith effort”. Tức là phần thưởng củanỗ lực chính là điểm tốt. Tuy nhiên, bậc Đại học thì gần như lại thiên nhiều hơn về Kỹ năng tốt [admin không phủ nhận việc sinh viên nỗ lực và cố gắng thì sẽ có kết quả tốt], nhưng chỉ chăm thôi chưa đủ, còn phải đầy đủ và thuần thục các kỹ năng. Vì trong bài đánh giá của bậc Đại học, nội dung tập trung rất nhiều vào tư duy, lối suy nghĩ - diễn đạt và bày tỏ quan điểm.

Trên đây là một số khác biệt cơ bản, hivọng các bạn học sinh có thể chuẩn bị thật kỹ để có thể học tập thật tốt tại bậc Đại học.

#adminT #Đaihocquocte #Chiasekinhnghiem

[FP Nguyen Sieu International]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề