Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật thế giới đã ảnh hưởng đến đời sống nhân loại như thế nào

[trang 110 sgk Lịch Sử 8]: - Hãy kể tên những phát minh khoa học trong nửa đầu thế kỉ XX mà em biết.

Trả lời:

- Thuyết tương đối của A-be Anh-xtanh.

- Lí thuyết nguyên tử hiện đại về cấu tạo nguyên tử.

- Hiện tượng phóng xạ nhân tạo.

- Chế tạo ra chất đồng vị phóng xạ.

[trang 110 sgk Lịch Sử 8]: - Nhà khoa học A.Nô-ben nói: “Tôi hi vọng nhân loại sẽ rút ra được từu những phát minh khao học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Em hiểu như thế nào về câu nói đó?

Trả lời:

Việc sử dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật nhằm phục vụ cho cuộc sống con người, tuy nhiên chính những thành tựu đó cũng được sử dụng để trở thành phương tiện giết người hàng loạt [bom nguyên tử được chế tạo từ năng lượng được lấy từ sự phân hạch các hạt nhân Urani và Plutoni]. Vì thế, mong muốn của nhà khoa học Nô-ben là hãy sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật để phục vụ cuộc sống con người, đừng sử dụng nó cho những cuộc chiến tranh gây tổn thất đau thương cho nhân loại.

[trang 111 sgk Lịch Sử 8]: - Vì sao xóa nạn mù chữ được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong việc xây dựng một nền văn hóa mới ở Liên Xô?

Trả lời:

Tình trạng mù chữ ở nước Nga rất phổ biến, chiếm ¾ dân số, muốn thay đổi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển thì người dân phải biết đọc, biết viết. Tỉ lệ người biết đọc, biết viết là tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế - văn hóa.

[trang 112 sgk Lịch Sử 8]: - Hãy kể tên những tác phẩm văn học Xô viết mà em biết.

Trả lời:

- Sông Đông êm đềm của M.Sô-lô-khốp.

- Thép đã tôi thế đấy của N.O-xtrop-xki.

- Đất vỡ hoang của M.Sô-lô-khốp.

- Bài ca sư phạm của A.Ma-ca-ren-cô.

- Con đường đau khổ của A.Tôn-xtôi.

Bài 1 [trang 112 sgk Lịch sử 8]: Em biết gì về những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX ?

Lời giải:

- Bước vào thế kỉ XX, trên đà tiến của cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật.

- Trong lĩnh vực Vật lí, sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là lí thuyết tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh, đã mang lại một dấu ấn sâu sắc cho khoa học hiện đại khi xét lại các khái niệm vật lí về không gian và thời gian. Có thể nói, các phát minh lớn về Vật lí học của thế kỉ XX, từ năng lượng nguyên tử đến lade, bán dẫn... đều có liên quan đến lí thuyết này.

- Trong các lĩnh vực khác như Hóa học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất [Hải dương học, Khí tượng học...] đều đạt được những thành tựu to lớn.

- Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã được đưa vào sử dụng như điện tín, điện thoại, rađa, hàng không, điện ảnh với phim có tiếng nói và phim màu...

- Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật đã mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người. Nhưng mặt khác, chính những thành tựu khoa học cũng được sử dụng để trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm họa cho nhân loại qua hai cuộc chiến tranh thế giới.

Bài 2 [trang 112 sgk Lịch sử 8]: Hãy nêu những thành tựu của nền văn hóa Xô viết.

Lời giải:

- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở đường cho việc xây dựng một nền văn hóa mới trên cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và kế thừa những tinh hoa của di sản văn hóa nhân loại. Đó là văn hóa Xô viết.

- Thành tựu của công cuộc xây dựng nền văn hóa Xô viết được thể hiện trong việc xóa bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học, sáng tạo chữ viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, đấu tranh chống các tàn dư tư tưởng của chế độ cũ, phát triển văn học, nghệ thuật...

Bài tập Sách bài tập

Bài 1 trang 69 VBT Lịch Sử 8: Từ những thành tựu tiêu biểu của nền khoa học – kĩ thuật và văn hóa Xô viết, hãy nêu những đánh giá của em về vấn đề này

Lời giải:

   a. Những thành tựu tiêu biểu:

   - Giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học....

   - Văn học: xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn, như: M.Gooc-ki, M.Sô-lô-khốp, A.Tôn-xtôi ... Nhiều tác phẩm đã đi vào lịch sử văn hóa nhân loại như những kiệt tác hàng đầu, tiêu biểu như: Sông Đông êm đềm [tác giả: M.Sô-lô-khốp], Những trường đại học của tôi [tác giả: M.Gooc-ki]....

   - Khoa học – kĩ thuật:

   + Chế tạo thành công bom nguyên tử [1949].

   + Khoa học vũ trụ phát triển gắn với tên tuyooir của nhà khoa học C.Xi-ôn-cốp-xki

   b. Đánh giá:

   - Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Liên Xô.

   - Tạo tiềm lực cho sự phát triển về mọi mặt của Liên Xô và việc mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô trên trường quốc tế.

   - Góp phần làm cho kho tàng văn hóa nhân loại thêm phong phú.

Bài 2 trang 69 VBT Lịch Sử 8: Em hãy nối ô bên trái [tên tác phẩm] với ô bên phải [tên tác giả] cho phù hợp

Lời giải:

Bài 3 trang 70 VBT Lịch Sử 8: Hãy nêu những phát minh khoa học – kĩ thuật nửa đầu thế kỉ XX.

Lời giải:

   * Phát minh khoa học:

   - Lĩnh vực Vật Lý:+ Lý thuyết nguyên tử hiện đại

   + Thuyết tương đối;

   + Chất bán dẫn

   - Lĩnh vực hóa học: + Năm 1931, phát minh ra máy gia tốc hạt nhân.

   + 1934: phát minh hiện tượng phóng xạ nhân tạo

   * phát minh kĩ thuật: Điện thoại, điện tín, rađa, điện ảnh với phim có tiếng và phim màu, máy bay, ....

Bài 4 trang 70 VBT Lịch Sử 8: Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX có tác dụng như thế nào đối với nhân loại? Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng.

       [ ] Mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng tốt đẹp hơn cho con người.

       [ ] Các nước chạy đua vũ trang hòng tranh giành vị trí bá chủ thế giới.

       [ ] Của cải xã hội làm ra ngày càng nhiều.

       [ ] Giúp các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau hơn.

       [ ] Một số nước lợi dụng để sản xuất vũ khí, gây nên thảm họa chiến tranh.

Lời giải:

      Các câu trả lời đúng là:

       [X] Mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng tốt đẹp hơn cho con người.

       [X] Của cải xã hội làm ra ngày càng nhiều.

       [X] Một số nước lợi dụng để sản xuất vũ khí, gây nên thảm họa chiến tranh.

Bài 5 trang 70 VBT Lịch Sử 8: Em hiểu thế nào về câu nói của nhà khoa học A. Nô-ben “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là nhiều điều xấu”.

Lời giải:

   Ý nghĩa từ câu nói của A.Nô-ben:

   - “Phục vụ cho cuộc sống của con người” là xuất phát điểm, mục đích đúng đắn của mọi phát minh, nghiên cứu khoa học – kĩ thuật.

   - Các thành tựu khoa học – kĩ thuật chỉ phát huy hết những giá trị của nó khi được sử dụng cho những mục đích tốt đẹp.

   - Không nên sử dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật để làm việc xấu, gây nên những cuộc chiến tranh....

Bài 6 trang 70 VBT Lịch Sử 8: Hãy kể tên các nhà khoa học và những phát minh được giải Nô-ben nửa đầu thế kỉ XX mà em biết.

Lời giải:

Lĩnh vực nghiên cứuTên nhà khoa họcNăm nhận giảiCông trình nhận giải Nô-ben
Vật lýWihelm conrad Rontgen.1901Khám phá ra tia X
Pierre Curi và Maria Sklodowska Curi1903Nghiên cứu về hiện tượng phóng xạ
Albert Einstein1921Nghiên cứu về hiệu ứng quang điện và đóng góp khác cho vật lý lý thuyết.
Hóa họcAvante Arrhenius1903Tìm ra thuyết điện ly hóa học
Otto Hahn1944Nghiên cứu sự phân hạch của các hạt nhân nặng
Y họcKarl Landsteiner1930Phát hiện ra các nhóm máu ở người.

1 Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật thế giới có tác động tích cực gì đến đời sống nhân loại?

A. Thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất.

B. Thỏa mãn nhu cầu sáng tạo của con người.

C. Giúp đời sống vật chất và tinh thần của con người tốt đẹp hơn.

D. Trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm họa cho nhân loại.

2 Nhà khoa học A. Nô-ben nói: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Câu nói này có ý nghĩa gì?

A. Phát minh khoa học có hai mặt.

B. Những phát minh khoa học được tạo ra chỉ có điểm tích cực.

C. Hạn chế của những phát minh khoa học là điều không tránh khỏi.

D. Tính tốt xấu của phát minh khoa học phụ thuộc vào mục đích sử dụng của con người.

Các câu hỏi tương tự

“ Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ ra được từ những phát minh Khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Đây là câu nói của ai?

A. Nhà khoa học A. Nô –ben

B. Nhà khoa học An-be Anh-xtanh

C. Nhà khoa học C.xi-ôn-cốp-xki.

D. Nhà khoa học Uyn-ba Rai.

Nhà khoa học A.Nô-ben nói: “Tôi hi vọng nhân loại sẽ rút ra được từu những phát minh khao học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Em hiểu như thế nào về câu nói đó?

“Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”

Anh [chị] hiểu như thế nào về câu nói trên?

A. Tính tốt xấu của những phát minh khoa học phụ thuộc vào mục đích sử dụng của con người 

B. Bản thân những phát minh khoa học luôn có tính hai mặt mà con người không thể chi phối

C. Những phát minh khoa học được tạo ra chỉ có điểm tích cực 

D. Hạn chế của những phát minh khoa học là điều không tránh khỏi

Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật thế giới có tác động tích cực gì đến đời sống nhân loại?

A. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân loại 

B. Trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm họa cho nhân loại 

C. Thỏa mãn nhu cầu về vật chất cho con người 

D. Thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất, làm giàu cho các ông chủ tư bản

Video liên quan

Chủ Đề