Sưng hạch bạch huyết uống thuốc gì

Hạch bạch huyết có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Sưng hạch bạch huyết là tình trạng diễn ra rất phổ biến.

Bệnh sưng hạch bạch huyết có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, tình trạng này diễn ra phổ biến hơn ở phụ nữ.

Sưng hạch huyết là tình trạng các hạch bạch huyết trong cơ thể bị sưng. Hạch bạch huyết có vai trò chống lại nhiễm trùng và bệnh tật trong cơ thể. Khi cơ thể bị nhiễm trùng, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch hơn. Các tế bào miễn dịch này tăng lên sẽ khiến các hạch bạch huyết sưng lên. Nhiễm trùng và viêm là những nguyên nhân chính khiến hạch bạch huyết bị sưng.

Trong cơ thể con người, có vô số hạch bạch huyết, nhưng chỉ trong ít số đó, chúng ta có thể chạm và cảm nhận được. Kích thước của mỗi hạch bạch huyết cũng khác nhau tùy thuộc vào các vị trí khác nhau.

1.2. Triệu chứng

Bệnh sưng hạch bạch huyết nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Thông thường, khi bị sưng hạch bạch huyết, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sưng và đau ở vị trí hạch bạch huyết sưng. Cụ thể:

  • Đau khi ấn vào tuyến bị sưng
  • Khu vực sưng nhạy cảm hơn
  • Các hạch sưng rất lớn, to bằng hạt đậu Hà Lan hoặc hơn

Sưng hạch bạch huyết không phải là không nguy hiểm. Nếu nguyên nhân gây ra sưng hạch bạch huyết là ung thư phát triển trong các hạch bạch huyết cũng kích thích chúng sưng to. Một số trường hợp, sưng hạch bạch huyết có thể liên quan u lympho hay u lympho không Hodgkin.

Sưng hạch bạch huyết

Vì vậy, khi thấy các hạch sưng không biến mất, thậm chí là có dấu hiệu lan rộng, người bệnh cần đến các cơ sở ý tế, bệnh viện để được chẩn đoán là điều trị, bởi đó có thể là báo hiệu của khối u hoặc ung thư hạch bạch huyết. Đặc biệt là khi xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Các hạch sưng mềm
  • Sốt không biến mất
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm
  • Cân nặng giảm dù không ăn kiêng
  • Đau họng
  • Khó nuốt hoặc thở

Hạch sưng mềm

Nhiễm trùng và viêm là những nguyên nhân phổ biến gây ra sưng hạch bạch huyết. Tuy nhiên, đó cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân ung thư hạch bạch huyết. Thông thường, từ vị trí nổi hạch sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra bệnh.

  • Nhiễm trùng tai: Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm trùng tai hơn người lớn. Phần lớn nhiễm trùng tai là do dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Nhiễm virus: như virus Varicella-zoster, virus gây ra bệnh thủy đậu và herpes zoster; Rubella, một loại siêu vi gây sởi; Virus HIV, gây ra bệnh AIDS; Herpes simplex, virus gây ra mụn rộp miệng, mụn rộp sinh dụcviêm não mụn rộp; Cúm, siêu vi khuẩn gây bệnh cúm.
  • Nhiễm khuẩn: Streptococcus hoặc Strep, vi khuẩn gây ra chứng viêm họng hoặc viêm amidan; Staphylococcus hay staph, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, hội chứng sốc chất độc [TSS] hoặc viêm vú; Mycobacterium tuberculosis, một loại vi khuẩn gây bệnh lao... Các loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể có thể gây nhiễm trùng.
  • Nhiễm HIV/AIDS: gây suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, bệnh có xuất hiện triệu chứng cụ thể nên khi điều trị gặp nhiều khó khăn, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Một số dấu hiệu báo hiệu người bệnh có nguy cơ mắc HIV/AIDS như: các hạch bạch huyết bị sưng ở cổ, nách hoặc háng, suy nhược, đau cơ và nhức đầu...
  • Nhiễm trùng răng
  • Mononucleosis là một bệnh do virus gây ra, khiến người bệnh bị đau họng, sốt, ngứa, vàng da, chảy máu cam và khó thở.
  • Nhiễm trùng da là nguyên nhân khá phổ biến khiến hạch bạch huyết sưng và đi kèm các triệu chứng: phát ban, da trở nên đỏ, đau hoặc nóng, ngứa.

Nhiễm HIV/AIDS gây suy giảm hệ miễn dịch cơ thể

  • Đau họng có thể do nhiễm virus, nhiễm khuẩn, dị ứng, kích ứng cổ họng, viêm amidan hoặc chấn thương cổ và cổ họng.
  • Rối loạn hệ miễn dịch là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến hạch bạch huyết sưng. Tình trạng này thường xuất hiện ở những người có bệnh tự miễn dịch như các bệnh thấp khớp [bệnh thấp khớp] và lupus.
  • Ung thư: Sưng hạch bạch huyết do ung thư rất nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Ung thư có thể di căn, tấn công sang các bộ phận khác của cơ thể qua các mạch bạch huyết làm cho hạch bạch huyết bị sưng lên như: ung thư da, ung thư vú, ung thư bạch cầu, ung thư phổi, ung thư dạ dày, u lympho, u lympho Hodgkin và u lymphoma không Hodgkin.
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục: ví dụ như bệnh giang mai [lion king], bệnh lậuchlamydia. Tình trạng sưng do nguyên nhân này xảy ra thường xuất hiện ở bẹn.


Để xác định chính xác nhất nguyên nhân gây ra sưng hạch bạch huyết và có phương pháp điều trị hiệu quả, người bệnh cần nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Hiện nay có một số phương pháp chẩn đoán phổ biến:

  • Tiền sử bệnh của người bệnh
  • Khám sức khỏe
  • Thử máu
  • Quét X-quang ngực hoặc chụp CT
  • Sinh thiết hạch bạch huyết

Khám sức khỏe tổng quát giúp người bệnh phát hiện sớm bệnh lý nguy hiểm

XEM THÊM:

Viêm hạch bạch huyết cấp tính là gì, viêm hạch bạch huyết cấp tính có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người, bởi sưng viêm hạch bạch huyết cấp tính có thể là dấu hiệu thông báo hệ miễn dịch của cơ thể đang bị quá tải trước các tác nhân gây nhiễm trùng.

Trong cơ thể, hệ bạch huyết đóng vai trò quan trọng và là một phần của hệ miễn dịch, thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể khi bị nhiễm trùng. Có đến 500-600 hạch bạch huyết rải rác khắp cơ thể trên đường mạch bạch huyết. Hạch bạch huyết nằm ở những vùng nông bên dưới lớp da như gáy, cổ, tai, cằm, hàm, nách, bẹn,... và ở cả những vùng sâu bên trong như ổ bụng, lồng ngực.

Viêm hạch bạch huyết cấp tính là tình trạng mạch bạch huyết bị nhiễm trùng. Khi đó, cơ thể sẽ tạo ra nhiều tế bào bạch huyết để chống lại nhiễm trùng và làm cho hạch bạch huyết sưng lên.

Cấp tính là tình trạng viêm sưng chỉ mới xuất hiện trong khoảng thời gian gần [1 tuần]. Viêm hạch bạch huyết cấp tính là dấu hiệu thông báo trạng thái nhiễm trùng của cơ thể đang trở nên nghiêm trọng hơn.

Viêm hạch bạch huyết cấp tính là do các tác nhân như vi khuẩn [liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, giang mai, lao, ...], virus [sởi, thủy đậu, HIV, ...] xâm nhập vào các hạch bạch huyết và mạch bạch huyết. Trong đó, liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng làm tăng nguy cơ gây viêm hạch bạch huyết cấp tính như đái tháo đường, suy giảm hệ miễn dịch, sử dụng thuốc steroid kéo dài, bị động vật cắn, ...

Bên cạnh đó, các bệnh lý ung thư cũng có thể kích thích gây viêm hạch bạch huyết cấp tính như ung thư vú [thường gặp nhất, lan tới hạch bạch huyết ở nách], ung thư phổi, ung thư tuyến tụy, tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, trực tràng, bệnh Crohn.

Vi khuẩn là tác nhân chính gây viêm hạch bạch huyết cấp tính

Viêm hạch bạch huyết cấp tính có các biểu hiện sau:

  • Các mạch và hạch bạch huyết gần vết thương, chỗ bị nhiễm trùng có màu đỏ, sưng đau.
  • Cơ thể suy nhược, sốt, thường hay ớn lạnh, đổ mồ hôi vào ban đêm.
  • Đau đầu, chán ăn.
  • Có thể cảm thấy ho, đau họng, chảy nước mũi ,...
  • Mạch bạch huyết bị tắc nghẽn có thể gây sưng phù ở chân, háng.

Viêm bạch huyết cấp tính là tình trạng rất nguy hiểm bởi chúng có thể gây ra những biến chứng sau:

  • Nhiễm trùng da, các mô tế bào bị viêm, áp xe hạch.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Nếu thấy các biểu hiện sau, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để tránh viêm hạch bạch huyết cấp tính gây biến chứng nghiêm trọng ở da và máu:

  • Vị trí nhiễm trùng, hạch bạch huyết sưng to, đỏ và đau ngày càng nặng.
  • Có tình trạng chảy dịch mủ ở hạch bạch huyết.
  • Sốt cao [trên 38,3 độ C] kéo dài.

Trước tiên, viêm hạch bạch huyết cấp tính có thể được chẩn đoán bằng thăm khám lâm sàng, kiểm tra, sờ nắn mạch bạch huyết để xác định hạch bạch huyết bị viêm. Trong một số trường hợp, nuôi cấy hoặc sinh thiết sẽ được chỉ định để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng đã lan vào máu chưa.

Điều trị viêm hạch bạch huyết cấp tính dựa vào nguyên nhân gây bệnh và mục tiêu điều trị là tránh nhiễm trùng lây lan. Tùy vào kinh nghiệm chữa bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh để chống lại vi khuẩn hoặc nấm gây nhiễm trùng. Một số bệnh nhân có thể đáp ứng tốt với kháng sinh đường uống và tiêm tĩnh mạch kháng sinh được chỉ định phối hợp nếu như áp xe tiếp tục hình thành, đồng thời chích rạch để dẫn lưu áp xe. Trẻ em bị viêm hạch bạch huyết thường được chỉ định tiêm tĩnh mạch kháng sinh.
  • Thuốc giảm đau. Chườm ấm chỗ hạch bạch huyết sưng lên cũng có thể giúp giảm đau.
  • Thuốc chống viêm.

Với những trường hợp viêm hạch bạch huyết cấp tính nghiêm trọng làm tắc nghẽn mạch bạch huyết, có thể phải phẫu thuật cắt bỏ mạch bị tắc nghẽn.

Viêm hạch bạch huyết cấp tính nếu được điều trị kịp thời có thể đáp ứng tốt. Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng và thể trạng của người bệnh, thời gian phục hồi sẽ khác nhau.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề