Súp là gì

Đọc khoảng:  2 phút

Từ chính xác phải là xúp. Đây là từ mượn từ tiếng Pháp soupe, cùng một nguồn với từ tiếng Anh soup. Tuy viết là soupe nhưng cách phát âm lại theo lối x [xờ nhẹ] nên phải phiên âm là xúp mới chính xác.

Xúp là một món ăn khá gần với món canh của người Việt [đến mức nhiều lúc người ta dịch canh thành soup]. Tuy nhiên nếu suy xét kĩ ta sẽ thấy: xúp thường chú trọng vào phần cái hơn là phần nước, còn canh thì ngược lại.

Nguyên tắc phiên âm không dựa trên mặt chữ mà dựa trên phát âm là một điều tối quan trọng. Điều này đã được ngầm công nhận trong cách Việt hoá từ ngữ của người xưa.

Những từ có phát âm s [sờ nặng], trong tiếng Pháp thường được biểu diễn bằng sh, ch, thì tiếng Việt phải dùng s. Ví dụ như:

Sốc: tiếng Pháp là choc, tiếng Anh là shock
Sạc: tiếng Pháp là charger, tiếng Anh là charge
Súp lơ: tiếng Pháp là chou-fleur
Cao su: tiếng Pháp là caoutchouc

Những từ có phát âm x [xờ nhẹ], trong tiếng Pháp thường được biểu diễn bằng s, c thì tiếng Việt phải dùng x. Ví dụ:

Xúc xích: tiếng Pháp là saucisse
Xi măng: tiếng Pháp là ciment
Xà phòng: tiếng Pháp là savon
Nước xốt: tiếng Pháp là sauce

Nắm được quy tắc này, ta sẽ không còn sợ sai chính tả khi viết các từ mượn tiếng Pháp liên quan đến s, x nữa.     Xem thêm: Nghệ thuật phê bình người khác

Tham khảo bài viết của Tạ Quang Đông

Đọc khoảng:  2 phút

Bài nên xem

Vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt

Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học đúng nghĩa, tức không phải chuyên ngành. Nhưng tôi lâu lâu có làm thơ và thỉnh thoảng hay viết lách. Chính cái...

Vẻ đẹp đặc biệt của Hà Nội qua những gánh hàng rong nhìn từ trên cao

Nữ nhiếp ảnh gia Hà Lan Loes Heerink đang ấp ủ dự tính xuất một quyển sách ảnh về những xe hàng rong đầy chất thơ mà cô chụp được...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu  Phần 1

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Tản mạn về bánh Màn Thầu

Chuyện kể rằng vào thời Xuân Thu, cổ nhân đã bắt đầu chưng hấp bột mỳ sau khi lên men mà ăn. Tới thời nhà Hán, thức ăn chế biến...

Để móng tay dài là một cách khẳng định địa vị xã hội ở Việt Nam thời thuộc địa

Móng tay dài là hình ảnh không hiếm gặp ở Việt Nam thời thuộc địa. Trong xã hội cũ, để móng tay dài là một cách khẳng định địa vị...

Trang phục thời kỳ Hùng Vương  Phần 1

Dân tộc Việt có một quá khứ đáng tự hào và trân trọng, các vị vua Hùng chính là linh hồn kiến tạo nên giai đoạn lịch sử quan trọng...

Ảnh hiếm về vị đại gia giàu thứ nhì sài gòn xưa

Dân Sài Gòn xưa lưu truyền câu Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định để nói về bốn người giàu nhất Hòn ngọc Viễn Đông. Nhì Phương chính là...

Giá trị của đồng tiền thuở xưa

Năm 1934 gia tộc nhà ông Lê Phát Đạt  ông Huyện Sỹ [ ông ngoại Nam Phương Hoàng Hậu] gả Nguyễn Hữu Thị Lan về làm hoàng hậu nhà...

Tại sao cúng giao thừa ngoài trời?

Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc...

12 luật nhân quả trong cuộc đời

Luật nhân quả là một phép tắc được quy định theo sự hoạt động tự nhiên của vũ trụ, để quân bình trật tự an toàn của các hành tinh...

Chùm mòi món ngon niềmnhớ

Sài Gòn trái cây ngoại nhập chẳng thiếu thứ gì, vậy mà thứ mình nhớ và ăn ngon lành lại là những cây trái từ miền núi rừng kia. Ngày...

Làm lễ yết cáo tổ tiên xin đặt tên cho con vào sổ họ như thế nào?

Vấn đề này đã có lệ từ xưa, chẳng có gì mới mẻ. "Họ nào đã có nề nếp sẵn thì cứ theo lệ cũ tiến hành". Đối với những...

Video liên quan

Chủ Đề