Tác nhân gây đột biến nhân tạo nào sau đây thuộc tác nhân vật lí

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

– Tại sao các tia phóng xạ có khả năng gây đột biến?

– Người ta sử dụng tia phóng xạ để gây đột biến ở thực vật theo những cách nào?

– Tại sao tia tử ngoại thường được dùng để xử lí các đối tượng có kích thước bé?

– Sốc nhiệt là gì? Tại sao sốc nhiệt cũng có khả năng gây đột biến? Sốc nhiệt chủ yếu gây ra loại đột biến nào?

Trả lời:

– Các tia phóng xạ khi xuyên qua các mô, chúng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên ADN trong tế bào gây ra đột biến gen hoặc làm chấn thương NST gây ra đột biến NST.

– Người ta sử dụng tia phóng xạ để gây đột biến ở thực vật theo những cách: chiếu xạ với liều lượng và cường độ thích hợp vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng của thân và cành, hạt phấn, bầu nhụy, vào mô thực vật nuôi cấy.

– Tia tử ngoại không có khả năng xuyên sâu như tia phóng xạ nên dùng để xử lí các đối tượng có kích thước bé.

– Sốc nhiệt là sự tăng hoặc giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột. Sốc nhiệt làm cho cơ chế tự bảo vệ sự cân bằng của cơ thể không kịp điều chỉnh nên gây chấn thương trong bộ máy di truyền hoặc làm tổn thương thoi phân bào gây rồi loạn sự phân bào, thường phát sinh đột biến NST.

– Tại sao khi thấm vào tế bào một số hóa chất lại gây đột biến? Trên cơ sở nào mà người ta hi vọng có thể gây ra những đột biến theo ý muốn?

– Tại sao dùng consixin có thể gây ra các thể đa bội?

– Người ta đã dùng tác nhân hóa học để tạo ra các đột biến bằng những phương pháp nào?

Trả lời:

– Khi thấm vào tế bào một số hóa chất sẽ tác động trực tiếp đến ADN gây ra hiện tượng thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác, gây ra mất hoặc thêm cặp nucleotit. Trên cơ sở có những hóa chất chỉ tác động đến một loại nucleotit xác định nên người ta hi vọng có thể gây ra các đột biến mong muốn.

– Consixin làm cản trở quá trình hình thành thoi phân bào làm cho NST không phân li nên có thể tạo ra các thể đa bội.

– Phương pháp: ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm tại những thời điểm nhất định, tiêm hóa chất vào bầu nhụy, quấn bông có tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sonh trưởng của thân hoặc chồi. Đối với động vật, có thể cho hóa chất tác động đến tinh hoàn hoặc buồng trứng.

– Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo những hướng nào, tại sao?

– Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi?

Trả lời:

– Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo những hướng: chọn các cá thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao, chọn các cá thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn, chọn các cá thể đột biến giảm sức sống không còn khả năng gây bệnh mà đóng vai trò một kháng nguyên gây miễn dịch ổn định cho vật chủ chống chịu được loại vi sinh vật đó.

– Người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi vì: cơ thể động vật dễ bị tác động bởi những tác động bất thường dẫn đến giảm sức sống hoặc chết.

Lời giải:

     Mỗi tác nhân có tác dụng gây đột biến khác nhau. Tùy thuộc vào đối tượng và mục đích sử dụng mà người ta chọn các tác nhân khác nhau như tia phóng xạ có sức xuyên sâu vào các mô dễ gây đột biến gen và đột biến NST, tia tử ngoại sức xuyên kém nên dùng xử lí các vật liệu có kích thước nhỏ, mỗi loại hóa chất có tác động riêng biệt, đặc thù đối với loại nuclêôtit nhất định của gen… Chính vì vậy người ta phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến.

Lời giải:

 * Xử lí đột biến bằng tác nhân vật lí:

      – Các tia phóng xạ được chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt nảy mầm hoặc đỉnh sinh trưởng của thân và cành hoặc phấn, bầu nhuỵ, vào mô thực vật nuôi cấy.

      – Tia tử ngoại dùng để xử lí vi sinh vật, bào tử và hạt phấn gây đột biến gen.

      – Sốc nhiệt: làm thay đổi đột ngột nhiệt độ của môi trường làm chấn thương bộ máy di truyền hoặc làm tổn thương thoi phân bào gây rối loạn sự phân bào gây đột biến số lượng NST.

 * Xử lí đột biến bằng tác nhân hoá học:

      – Đối với cây trồng người ta ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hoá chất có nồng độ thích hợp; tiêm dung dịch hoá chất vào bầu nhuỵ; quấn bông có tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi. Ở vật nuôi người ta cho hoá chất tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng.

Lời giải:

  Một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật là:

      – Đối với động vật: sử dụng phương pháp chọn giống đột biến chỉ được sử dụng ở nhóm động vật bậc thấp, có thể cho hóa chất tác động vào tinh hoàn hoặc buồng trứng…

      – Đối với thực vật: tạo giống lúa tám thơm đột biến từ giống lúa tám thơm Hải Hậu khắc phục tình trạng khan hiếm gạo tám thơm trong các tháng 6 – 11. Hay sử dụng các thể đa bội ở dâu tằm, dương liễu, dưa hấu… để tạo ra các giống cây trồng đa bội có năng suất cao, phẩm chất tốt…

      – Đối với vi sinh vật: đã tạo được chủng nấm pênixilin có hoạt tính cao hơn gấp 200 lần dạng ban đầu; tạo ra thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn…

45 điểm

Trần Tiến

Các tác nhân vật lý nào dưới đây được sử dụng để gây đột biến nhân tạo: A. Tia X, tia gamma, tia beta, chùm notron. B. Tia tử ngoại C. Sốc nhiệt.

D. Tất cả đều đúng.

Tổng hợp câu trả lời [1]

D. Tất cả đều đúng.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Bảng thông tin sau nói về cơ sở tế bào học của các quy luật di truyền: [a] Quy luật phân li [1] Sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính dẫn tới sự phân li và tổ hợp các gen nằm trên NST giới tính [b] Quy luật phân li độc lập [2] Sự phân li đồng đều của các cặp NST tương đồng trong giảm phân [c] Quy luật di truyền liên kết hoàn toàn [3] Sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST [d] Quy luật di truyền liên kết với giới tính [4] Các gen trên cùng 1 NST phân li và tổ hợp cùng nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh [e] Quy luật di truyền ngoài nhân [5] Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 cromatit khác nguồn ở kì đầu giảm phân I [f] Quy luật hoán vị gen [6] Giao tử chỉ truyền nhân mà không truyền tế bào chất cho trứng, gen nằm trong tế bào chất hầu như chỉ được mẹ truyền cho qua tế bào chất của trứng. Tổ hợp kết nối thông tin không đúng nhất? A. [a]-[2]; [e]-[6]; [f]-[5] B. [a]-[2]; [b]-[3]; [c]-[1] C. [a]-[3]; [c]-[2]; [d]-[1]; [f]-[5] D. [a]-[3]; [b]-[2]
  • Nhiệt độ nóng chảy của ADN là nhiệt độ để phá vỡ liên kết hidro và làm tách hai mạch đơn của phân tử. Hai phân tử ADN có chiều dài bằng nhau nhưng phân tử ADN thứ nhất có tỷ lệ giữa nucleotit loại A/G lớn hơn phân tử ADN thứ hai. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất nhỏ hơn phân tử ADN thứ hai. B. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất bằng phân tử ADN thứ hai. C. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất lớn hơn phân tử ADN thứ hai. D. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN không phụ thuộc vào tỷ lệ A/G.
  • Cặp NST tương đồng bao gồm: A. Hai nhiễm sắc thể luôn ở trạng thái đơn giống hệt nhau mang tính chất một nguồn gốc B. Hai nhiễm sắc thể luôn ở trạng thái đơn giống hệt nhau mang tính chất hai nguồn gốc C. Hai nhiễm sắc thể giống nhau có thể ở trạng thái đơn hay trạng thái kép mang tính chất một nguồn gốc D. Hai nhiễm sắc thể giống nhau có thể ở trạng thái đơn hay trạng thái kép mang tính chất hai nguồn gốc
  • Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Mức độ tác động của nhân tố hữu sinh lên cá thể sinh vật phụ thuộc vào mật độ của quần thể. II. Khi mật độ cá thể của các quần thể càng cao thì mức độ tác động của nhân tố hữu sinh càng mạnh. III. Khi quần thể chịu tác động của nhân tố hữu sinh thì có thể sẽ làm biến động số lượng cá thể của quần thể. IV. Những nhân tố vật lý, hóa học có ảnh hưởng đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh. A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
  • Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen quy dịnh. Cho hai cây đều có hoa hồng giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. F2 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa hồng. II. Trong tổng số cây hoa đỏ ở F2, số cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/9. III. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2, thu được F3 có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/27. IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa trắng, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
  • ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen? A. Từ cả 2 mạch. B. Từ mạch có chiều 5' - 3'. C. Từ mạch mang mã gốc. D. Khi thì từ một mạch, khi thì từ 2 mạch.
  • Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là
  • Cho một số trường hợp sau: 1. Cừu có thể giao phối với dễ tạo thành hợp tử nhưng hợp tử chết mà không phát triển thành phôi. 2. Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho loài hoa của cây khác. 3. Trong tự nhiên, loài sáo mỏ đen không giao phối với loài sáo mỏ vàng. Khi nuôi nhốt chung trong lồng lớn thì người ta thấy hai loài này giao phối với nhau nhưng không tạo ra hợp tử. 4. Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau. 5. Hai loài vịt trời chung sống trong cùng khu vực địa lí và làm tổ cạnh nhau, không bao giờ giao phối với nhau. 6. Trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng cóc thì hợp tử không phát triển. 7. Một số loài chim sống trong cùng một khu vực vân giao phối với nhau, tuy nhiên phân lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh và bất thụ. Có bao nhiêu trường hợp cách li sau hợp tử? A. 1 B. 3 C. 2 D. 5
  • Cho các thông tin sau đây: 1. Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch 2. Làm thay đổi số lượng gen trên NST 3. Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN 4. Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể Những thông tin nói về đột biến gen? A. 1, 2 B. 1, 4 C. 2, 3 D. 3, 4
  • Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường vừa qua phổi vừa qua da? A. Châu chấu B. Chuột C. Tôm D. Ếch đồng

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề