Tài khoản ngân hàng có làm giả được không

Ngày 9/6, Công an huyện Thanh Trì [Hà Nội] đã bắt giữ 3 đối tượng Vũ Đức Tính [SN 1993, trú tại phường Thái Bình, TP Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình], Vũ Đức Tình [SN 1988, trú tại Hoà Chính, Chương Mỹ, Hà Nội] và Dương Gia Hà [SN 1995, HKTT tại huyện Vị Xuyên, Hà Giang] để điều tra về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Trước đó, trung tuần tháng 3/2022, một nhân viên phòng giao dịch ngân hàng trên địa bàn huyện Thanh Trì phát hiện chiếc ví vô chủ trên bàn, bên trong để nhiều giấy tờ tùy thân như CMND, bằng lái xe mang tên nhiều người nhưng lại dán ảnh của một người nên đã báo cơ quan công an.

Quá trình xác minh, cơ quan công an kiểm tra hành chính chủ nhân chiếc ví là Vũ Đức Tính, phát hiện trong cốp xe máy có giấy tờ nộp tiền ngân hàng và giấy tờ mở tài khoản... mang tên Hoàng Anh Tú. Tại nơi ở của Tính ở Đống Đa [Hà Nội] cảnh sát phát hiện hàng loạt CMND, bằng lái xe, thẻ ngân hàng... giả.

Bước đầu, Tính khai nhận quen biết đối tượng Dương Gia Hà và hợp tác làm giả giấy tờ để mở tài khoản ngân hàng bán. Đối tượng này đã đặt mua 7 CMND và bằng lái xe giả mang tên người khác rồi dán ảnh của mình vào để mở tài khoản của ngân hàng. Hà chuyển cho Tính tổng số tiền hơn 60 triệu đồng tiền công.

Mở rộng vụ án, cơ quan điều tra xác định Vũ Đức Tình [anh trai Tính] làm giả 1 CMND cho em trai và thu 5 triệu đồng...Hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục mở rộng vụ án.

Ngoài vụ việc trên, Cục Cảnh sát hình sự [Bộ Công an] cho biết, hoạt động thu thập, mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng, CCCD, CMND diễn biến phức tạp tại một số địa phương. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh tội phạm, nhất là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, đánh bạc, tổ chức đánh bạc...

Nhóm đối tượng bị bắt giữ. Ảnh CAND

Nở rộ mua bán thông tin cá nhân

Theo Cục CSHS, các đối tượng sẽ lợi dụng sơ hở của người dân trong việc chia sẻ hình ảnh căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ khẩu trên mạng xã hội [Zalo, Facebook...] và sử dụng vào việc đăng ký sử dụng các dịch vụ online [mua hàng, xin việc, vay tiền để đánh cắp thông tin cá nhân của người dân.

Ngoài ra, một số đối tượng lợi dụng xin chụp ảnh chân dung, chụp ảnh CCCD, CMND [có thể trả từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng] hoặc thuê, mua tài khoản ngân hàng của người dân để sử dụng vào mục đích vi phạm pháp luật.

Khi có những dữ liệu này, các đối tượng sẽ làm giấy tờ giả để mở tài khoản lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua các khoản vay vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính hoặc chuyển nhận tiền đánh bạc, tổ chức đánh bạc; giả mạo, giả danh cán bộ công an,toà án, viện kiểm sát... gọi điện đe doạ yêu cầu chuyển tiền để phục vụ công tác điều tra hoặc làm quen qua mạng xã hội hứa hẹn gửi quà, tiền đánh vào lòng tham của người dân rồi yêu cầu họ chuyển tiền phí, lệ phí và tiền “bôi trơn” vào tài khoản ngân hàng do chúng chỉ định để chiếm đoạt...

"Phần lớn những người cho thuê, cho mượn thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng không biết việc sử dụng thông tin, tài khoản để thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên có trường hợp dù biết rõ nhưng vì hám lợi vẫn tiếp tay, tạo cơ hội cho các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội và đã bị xử lý với vai trò đồng phạm" - Cục CSHS thông tin.

Cục CSHS khuyến cáo, người dân không cho mượn, chụp, thuê CCCD, CMND hoặc tài khoản ngân hàng nếu không có mục đích chính đáng; đồng thời không đăng tải, chia sẻ hình ảnh CCCD, CMND, tài khoản ngân hàng lên mạng xã hội...

Khi bị đánh cắp thông tin cá nhân cần liên hệ với cơ quan chức năng để được hỗ trợ, nếu phát hiện các đối tượng xấu thực hiện các hành vi trên cần báo cơ quan công an để xử lý theo quy định.

Cũng liên quan đến thủ đoạn trên, Công an TP Hà Nội đưa ra cảnh báo, hiện nay tội phạm công nghệ cao dựa vào mã Qr code hoặc thông tin trên thẻ CCCD có thể biết rõ thông tin cá nhân của công dân, trong khi đó người dân lại không biết mình bị lợi dụng.

Ngày 20/4, Cục Cảnh sát hình sự [CSHS], Bộ Công an, đã khởi tố 6 đối tượng Lê Thị Phi Nga [SN 1971, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội], Ngô Thị Ngọc Lan [SN 1994, trú tại huyện Hoài Đức, Hà Nội], Nguyễn Trung Kiên [SN 1981, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội], Trần Quốc Cường [SN 1995, trú tại tỉnh Thái Bình, Trần Thùy Anh [SN 1993, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội] và Lê Thị Liên Hương [SN 1972, trú tại quận Long Biên, Hà Nội] về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông chiếm đoạt tài sản”.

Trong số các đối tượng bị khởi tố, Lê Thị Phi Nga có 1 tiền án về tội “Làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức”, Ngô Thị Ngọc Lan đang bị Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đang được tại ngoại.

Trước đó, Cục CSHS phát hiện ổ nhóm trên do Nga cầm đầu có hành vi thu thập thông tin cá nhân qua các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo… để làm giả CCCD, CMND. Sau đó, các đối tượng đến ngân hàng thay đổi số điện thoại để nhận mã OTP nhằm chuyển tiền trong tài khoản sang tài khoản khác.

Quá trình điều tra, cơ quan điều tra bắt giữ nhóm đối tượng trên. Tạm giữ 800 triệu đồng, 19 điện thoại di động các loại, 23 CMND, CCCD [nghi làm giả], 5 sim điện thoại các loại, 3 thẻ ngân hàng, 2 mẫu dấu công ty, 2 bìa ghi số tài khoản ngân hàng, 1 quyển sổ dùng để tập ký các chữ ký khác nhau…

Theo cơ quan công an, bước đầu xác định nhóm của Nga đã làm giả tài khoản cá nhân của hơn 10 bị hại chiếm đoạt số tiền hơn 17 tỷ đồng. Số tiền chiếm đoạt được Nga chia cho Thùy Anh, Cường mỗi người 2%, các đối tượng khác được chia đều số tiền còn lại.

Hiện vụ án đang được mở rộng điều tra.

Đối tượng Trần Thùy Anh [trú tại Cầu Giấy, Hà Nội] đã sử dụng chứng minh nhân dân của 3 người khác có những điểm tương đồng về khuôn mặt của mình để mở 7 tài khoản ngân hàng. Đây là những tài khoản trung gian nhận tiền từ hành vi chiếm đoạt tiền từ các tài khoản khác. Sau khi mở, Trần Thùy Anh tiếp tục dùng những chứng minh nhân dân này 7 lần đến ngân hàng để rút tiền, lần nhiều nhất là 4 tỉ đồng.

Khi nhân viên hỏi khuôn mặt trong chứng minh nhân dân trông trẻ hơn bây giờ, Trần Thùy Anh cho biết do đã làm chứng minh nhân dân từ lâu và hiện không có giấy tờ khác nên nhân viên ngân hàng vẫn đồng ý cho rút tiền.

Đối tượng Nguyễn Trung Kiên làm giả chứng minh nhân dân sau đó chiếm đoạt sim điện thoại của những tài khoản chiếm đoạt được để chiếm quyền truy cập Internet Banking.

Không những qua mặt được các ngân hàng, các đối tượng còn làm giả chứng minh nhân dân. Cụ thể, các đối tượng dán ảnh mình nhưng tên của người khác để lừa các nhà mạng viễn thông. Việc làm này nhằm mục đích lấy được sim điện thoại của những tài khoản chiếm đoạt được để chiếm quyền truy cập Internet Banking.

Tại cơ quan công an, đối tượng Nguyễn Trung Kiên [trú tại Tây Hồ, Hà Nội] khai nhận, khi xin cấp lại sim chỉ cần đưa chứng minh nhân dân trùng thông tin trên hệ thống là được cấp lại sim. Số điện thoại mà người ta sử dụng ở các tài khoản này dùng để nhận mã OTP. Khi được cấp lại sim điện thoại, có tin nhắn báo mã OTP các đối tượng sẽ nắm được.

Với phương thức thủ đoạn hoạt động rất tinh vi này, các đối tượng đã thực hiện chiếm đoạt rất nhiều tài khoản của các các nhân mở tại nhiều ngân hàng khác nhau như: Ngân hàng BIDV, ACB, Techcombank, SHB, MBbank,…với tổng số tiền hơn 17 tỉ đồng.

Tài khoản không chính chủ - Lỗ hổng cần được bịt kín

Theo Cục cảnh sát hình sự - Bộ Công an cho biết, cờ bạc, lừa đảo, rửa tiền... là những tội phạm thường xuyên sử dụng các tài khoản ngân hàng không chính chủ. Trước khi chuyển tiền về tài khoản không chính chủ, các đối tượng bằng nhiều cách sẽ chiếm đọat tài khoản ngân hàng của các cá nhân.

Tài khoản ngân hàng là điểm đến cuối cùng để biết được tội phạm là ai. Do vậy, các đối tượng sẽ sử dụng tài khoản không chính chủ để che dấu danh tính. Thực tế cho thấy, hầu hết các vụ án sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, các đối tượng đều sử dụng tài khoản không chính chủ.

Có 2 loại tài khoản không chính chủ mà tội phạm mạng thường sử dụng. Một là mua tài khoản của người khác để rút tiền qua thẻ. Thứ hai, sử dụng chứng minh nhân dân của người khác hoặc chứng minh nhân dân giả để mở tài khoản sau đó chuyển, rút tiền.

Tội phạm mạng giờ đây không chỉ lừa người dân để sử dụng tài khoản không chính chủ mà nghiêm trọng hơn còn lừa cả ngân hàng để sử dụng tài khoản làm công cụ phạm tội. Để hạn chế được tình trạng sử dụng tài khoản không chính chủ cần thực hiện việc kết nối thông tin với trung tâm dữ liệu của Bộ Công an để đối chiếu xem chứng minh nhân dân của khách hàng khi giao dịch là thật hay giả. Hình ảnh dữ liệu có đúng người không. Hoặc xác minh thêm các thông tin khác nhằm giảm thiểu rủi ro trong việc quản lý khi mở tài khoản cho khách hàng.

Điều cần biết về việc khi nào tiêm vaccine COVID-19 khi trẻ vừa tiêm vaccine khác


Ngày 9.6, Công an huyện Thanh Trì cho biết, đang điều tra hành vi làm giả con dấu, tài liệu của Vũ Đức Tính, 29 tuổi, cùng một số người.

Tính khai được Dương Gia Hà, 27 tuổi, rủ làm chứng minh thư nhân dân giả để mở tài khoản ngân hàng kiếm lời. Tính đồng ý và đặt mua 7 chứng minh thư nhân dân, 7 giấy phép lái xe giả đứng tên nhiều người.

Anh ta sau đó dán ảnh của mình vào giấy tờ giả trên, mang đến ngân hàng mở tài khoản. Có 7 tài khoản, Tính bán cho Hà lấy 60 triệu đồng.

Ngày 23.2, Tính dùng chứng minh thư giả mang tên Hoàng Anh Tú đến một ngân hàng ở huyện Thanh Trì đăng ký mở tài khoản song quên ví đựng các giấy tờ giả ở đây. Chiều cùng ngày, anh ta tới xin lại thì bị cảnh sát bắt.

Nhà chức trách xác định, ngoài mở tài khoản, nhóm này còn dùng các giấy tờ giả để vay tiền qua app, làm thẻ ngân hàng hoặc phục vụ nhiều hành vi lừa đảo khác.

Như Báo Lao Động đưa tin, Bộ Công an ghi nhận thời gian qua nổi lên hiện tượng thu thập, mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng, căn cước công dân, chứng minh nhân dân. Bởi thế, công an các địa phương đang triển khai nhiều biện pháp xử lý loại tội phạm này.

Thủ đoạn chủ yếu là lợi dụng sơ hở của người dân trong việc chia sẻ hình ảnh căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ khẩu trên mạng xã hội và sử dụng vào việc đăng ký các dịch vụ online như mua hàng, xin việc, vay tiền,... để đánh cắp thông tin cá nhân.

Đặc biệt, kẻ gian còn lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để xin chụp ảnh chân dung và chứng minh thư nhân dân sau đó trả tiền mỗi người 100.000-300.000 đồng. Có thông tin dữ liệu cá nhân, chúng sẽ bán cho các nhóm khác để làm giấy tờ giả...

Theo Bộ Công an, phần lớn những người cho thuê, mượn thông tin cá nhân đều không biết bị lợi dụng. Nhưng một số người dù biết rõ nhưng vì hám lợi vẫn tiếp tay, tạo cơ hội cho kẻ xấu.

Video liên quan

Chủ Đề