Tại sao bị bệnh gout

Nạp quá nhiều đạm làm tăng acid uric là nguyên nhân gây ra gout; xuất hiện cơn đau đột ngột và tăng lên nhanh; có thể làm cho bệnh nhân tàn phế...

Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến. Người bệnh thường chịu đựng những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo đó là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không thể đi lại được do đau. Gout được biết đến là do vi tinh thể đặc trưng bởi những đợt viêm khớp tái phát.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo Thầy thuốc ưu tú PGS. TS. BS Đặng Hồng Hoa - Trưởng khoa Cơ xương khớp - BVĐK Tâm Anh Hà Nội, có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra bệnh gout:

Thứ nhất, do bệnh nhân nhập vào cơ thể quá nhiều chất đạm làm tăng chuyển hóa, tăng acid uric, hậu quả là làm tăng lắng đọng tinh thể monosodium urate vào trong khớp, bộ phận chung quanh khớp, trong một số mô cơ quan ví dụ như ở thận hay tim.

Thứ hai, cơ thể bài tiết hay gặp ở người có các vấn đề bệnh lý như người bị tăng huyết áp, người mắc bệnh về chuyển hóa, hoặc người mắc bệnh về mãn tính như người dùng thuốc điều trị như lao, ung thư hoặc bệnh máu, viêm khớp khác... có thể gây tăng acid uric. Đặc biệt, những bệnh nhân bị tăng huyết áp cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng acid uric.

Thứ ba, trường hợp rối loạn chuyển hóa do thiếu một số men đặc biệt trong quá trình chuyển hóa acid uric trong cơ thể [mang tính di truyền].

Triệu chứng nhận biết

Thường bệnh gout xuất hiện ở những cơn gout cấp đầu tiên, xuất hiện đột ngột, có liên quan đến sinh hoạt, ăn uống như sau bữa ăn giàu đạm có thể làm sưng đau đột ngột ở khớp cổ chân, khớp ngón chân. Một số ít sưng đau đột ngột ở khớp gối, phần lớn từ khớp gối trờ xuống, đặc biệt là ở khớp bàn cổ chân và ngón chân.

Sưng đau của cơ gout cấp phát triển rất nhanh, hay xuất hiện ban đêm vì ban đêm nhiệt độ giảm xuống, lưu lượng máu tuần hoàn trong cơ thể chậm lại. Vùng ở cổ chân, ngón chân [vùng nhiệt độ thấp hơn các vùng khác trong cơ thể] là yếu tố thuận lợi làm cho tinh thể monosodium urate ở trong máu lưu hành và đến lắng đọng tại những vùng khớp đó, gây viêm.

Cơn đau thường xuất hiện đột ngột và tăng lên cực đại rất nhanh. Tuy nhiên, bệnh gout có đặc điểm là nếu trong những cơn đau đầu tiên tăng nhanh và uống thuốc sẽ giảm nhanh. Thời gian giảm đau này có thể thậm chí sẽ kéo dài lâu sau mới tái phát lại. Các đợt tái phát lần sau cứ dồn dập, cho đến lúc không tách được đợt tái phát ấy ra, đau triền miên. Đây là giai đoạn gout mãn tính và những người bị gout mãn tính này điều trị khá dai dẳng, mệt mỏi.

Biểu hiện dễ nhìn thấy của gout: vùng sưng đau khớp nhìn vào rất to, nóng, đỏ, đau, sờ vào rất nóng, da trên khớp đỏ chuyển sang tím đỏ vì các mạch đã bị giãn ra, các tinh thể monosodium urate tập trung vào, tạo thành bề mặt da tím đỏ.

Hậu quả

Gout là bệnh có thể quản lý tốt. Tuy nhiên, kết quả phần lớn điều thất bại. Cơn đau của gout tiến triển rất cấp tính, dữ dội khiến bạn có nhu cầu điều trị ngay. Nhưng sau khi điều trị lại trở về ổn định, một số người vẫn tiếp tục những yếu tố làm cho bệnh gout tăng lên như ăn quá nhiều đạm, uống rượu bia, sử dụng thuốc lá... Tất cả yếu tố này làm cho bệnh gout ngày càng tăng lên.

Bác sĩ Hồng Hoa cho biết, nếu bạn quản lý được bệnh gout đỡ đau thì quản lý tiếp làm sao cho bện không tái phát hoặc mức độ tái phát ít thôi. Vì gout không chỉ lắng đọng tinh thể monosodium urate vào khớp và phần mềm quanh khớp, mà còn lắng đọng trong tổ chức như da, thận, tim... Nguy hiểm là tinh thể này còn lắng đọng trong tổ chức như ở da; thận gây tăng huyết áp, suy thận; tim gây tổn thương vào trong các mạng lưới thần kinh tự động trong tim, gây rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, tắc các mạch máu làm cho suy tim. Thậm chí nó còn làm cho xảy ra các đột quỵ ở tim như nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở mạch máu não gây tai biến liệt nửa người. Gout không những làm cho bệnh nhân tàn phế mà còn nguy hiểm đến tính mạng.

Thư Kỳ

Nội dung chính

  1. Bệnh Gout là bệnh gì?
  2. Nguyên nhân gây bệnh Gout
  3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout
  4. Các triệu chứng của bệnh Gout
  5. Bệnh Gout có lây không?
  6. Mức độ nguy hiểm của bệnh Gout
  7. Biến chứng của bệnh Gout khi không điều trị
  8. Chẩn đoán bệnh Gout
  9. Cách điều trị bệnh Gout
    1. 1. Sử dụng thuốc điều trị bệnh Gout
    2. 2. Điều trị Gout tại nhà
    3. Điều trị bệnh gout hiệu quả từ gốc bằng Y học cổ truyền [Nên lựa chọn]
  10. Chế độ ăn uống dành cho người bị bệnh Gout
    1. 1. Thực phẩm người bị bệnh Gout nên ăn
    2. 2. Thực phẩm người bị bệnh Gout không nên ăn
  11. Phòng ngừa bệnh Gout

Bệnh Gout là một dạng viêm khớp phổ biến, được đặc trưng bởi những cơn đau, sưng đột ngột ở khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương thận, biến dạng khớp,…

NÊN ĐỌC: Bài thuốc Nam bí truyền ĐẶC TRỊ BỆNH GÚT từ tinh hoa Y học cổ truyền

Bệnh Gout là loại viêm khớp thường gặp

Bệnh Gout là bệnh gì?

Bệnh gout [gút] còn có tên gọi khác là bệnh thống phong. Đây là một bệnh lý xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận. Từ đó khiến hoạt động lọc axit uric từ trong máu của thận bị suy giảm.

Axit uric được hình thành trong cơ thể và thường không gây hại. Sau khi hình thành, hàm lượng axit uric trong cơ thể sẽ nhanh chóng được đào thải thông qua phân và nước tiểu.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh gout, lượng axit uric trong máu sẽ tích tụ và lắng đọng theo thời gian. Khi nồng độ axit uric quá cao, các tinh thể nhỏ của loại axit này sẽ hình thành. Những tinh thể của axit uric nhanh chóng tập trung tại các khớp, đồng thời gây sưng, viêm kèm theo biểu hiện đau đớn nghiêm trọng.

Những đợt viêm khớp cấp tái phát là đặc trưng của bệnh gout. Bệnh nhân sẽ thường xuyên có cảm giác đau đớn đột ngột vào giữa đêm, các khớp sưng đỏ khi đợt viêm cấp bùng phát.

Tình trạng sưng đỏ, đau đớn đột ngột vào giữa đêm có thể xảy ra ở bất kỳ khớp xương nào của cơ thể. Trong đó các khớp ở ngón chân cái được xác định là vị trí chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Ít gặp hơn ở khớp tay [khuỷu tay, cổ tay, bàn tay], các khớp khác của chân [bàn chân, mắt cá chân, đầu gối], cả cột sống cũng có thể chịu nhiều ảnh hưởng bởi bệnh gout.

Nguyên nhân gây bệnh Gout

Bệnh Gout xảy ra khi các tinh thể urate tích tụ trong khớp, các tinh thể này thường được hình thành khi người bệnh có nồng độ axit uric trong máu cao. Axit uric vốn được sản xuất trong quá trình phân hủy purin – một hợp chất hóa học được tìm thấy nhiều trong một số loại thực phẩm như thịt và hải sản.

Thông thường, axit uric sẽ hòa tan vào máu và được đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nhưng nếu axit uric quá nhiều hoặc cơ thể khó bài tiết axit uric [thường do mất nước] điều này dẫn đến sự tích tụ các tinh thể urate.

Bệnh gout xảy ra khi các tinh thể urate tích tụ trong khớp

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout

Có một số yếu tố làm tăng axit uric trong máu, bao gồm:

  • Tuổi tác: đàn ông sau 40 tuổi và phụ nữ thời kỳ mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn.
  • Giới tính: đàn ông có nhiều khả năng mắc bệnh Gout hơn phụ nữ.
  • Tiền sử gia đình: bạn có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nếu có cha hoặc mẹ từng bị Gout.
  • Chế độ ăn: ăn quá nhiều thực phẩm giàu purine [chẳng hạn như đồ uống có cồn, thịt ba rọi, gà tây, một số loại cá] làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout.
  • Uống rượu: nguy cơ mắc bệnh Gout tăng lên nếu như bạn uống hơn 2 ly rượu mỗi ngày.
  • Thuốc: một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu và cyclosporine làm tăng khả năng mắc bệnh Gout.
  • Vấn đề sức khỏe khác: một số bệnh lý như huyết áp cao, bệnh thận, bệnh tuyến giáp, ngưng thở khi ngủ và tiểu đường đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout.

Các triệu chứng của bệnh Gout

Triệu chứng của bệnh Gout còn phụ thuộc vào tình trạng cấp tính hay mãn tính, có thể khác nhau ở mỗi cá nhân.

+ Bệnh Gout cấp tính

Các triệu chứng của bệnh Gout cấp tính xuất hiện đột ngột, tiến triển nặng nhất trong vòng 12 đến 24 giờ rồi biến mất. Nhưng trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể kéo dài đến 10 ngày. Những triệu chứng này bao gồm:

  • Đau, đỏ và sưng ở một khớp duy nhất, tại thời điểm nhất định. Phổ biến nhất là tại khớp ngón chân cái.
  • Một cú chạm nhẹ vào khớp cũng có thể gây khó chịu cho người bệnh, nhưng đặc biệt là khi di chuyển hoặc uốn cong.

+ Bệnh Gout mãn tính

Với bệnh Gout mãn tính, các cơn gout sẽ lặp đi lặp lại gây ra nhiều đau đớn và khó chịu kéo dài. Cùng với đau khớp, viêm, đỏ và sưng, bệnh gout mãn tính sẽ làm giảm khả năng vận động của khớp. Thậm chí sau khi bệnh Gout được cải thiện thì vùng da xung quanh khớp bị ảnh hưởng có thể bị ngứa và bong tróc.

Bệnh Gout mãn tính có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp trên khắp cơ thể bạn. Thông thường, cơn Gout đầu tiên sẽ xảy ra ở các khớp ngón chân cái. Sau đó, ảnh hưởng đến khớp ở vị trí khác như:

  • Mắt cá chân
  • Đầu gối
  • Ngón tay
  • Khuỷa tay
  • Cổ tay
  • Mu bàn chân
Các cơn đau, sưng do bệnh Gout xuất hiện phổ biến ở khớp ngón chân cái

Bệnh Gout có lây không?

Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa xương khớp, bệnh gout không có khả năng lây lan từ cơ thể người bệnh sang người khỏe mạnh. Nguyên nhân là do bệnh lý này hình thành và phát triển bởi sự tăng bất thường lượng axit uric trong máu. Lâu ngày hình thành các tinh thể muối urat và lắng đọng tại những mô mềm xung quanh khớp. Từ đó khiến khớp bị viêm sưng và gây đau nhức.

Trong trường hợp thận khỏe mạnh, chức năng thận được đảm bảo và có khả năng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể thì tinh thể urat sẽ không xuất hiện và không lắng đọng tại các khớp. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Chính vì thế bạn không cần phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm khi tiếp xúc với những bệnh nhân bị gout.

Mức độ nguy hiểm của bệnh Gout

Bệnh gout có thể khiến bệnh nhân đau đớn, mất ngủ, căng thẳng và suy nhược. Tuy nhiên bệnh lý này được xác định là một bệnh xương khớp lành tính, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc để khống chế bệnh và phòng ngừa các đợt cấp xuất hiện bằng việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học.

Dựa vào mức độ nghiêm trọng và mức độ tổn thương các khớp, bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1

Hàm lượng axit uric trong máu có dấu hiệu tăng lên. Tuy nhiên ở giai đoạn này các triệu chứng của bệnh gout vẫn chưa xuất hiện. Thông thường bệnh nhân chỉ cảm nhận được triệu chứng đầu tiên của bệnh gout ngay sau khi bệnh sỏi thận xuất hiện.

  • Giai đoạn 2

Nồng độ axit uric ở giai đoạn 2 rất cao. Từ đó khiến các tinh thể hình thành và lắng đọng ở ngón chân hay còn gọi là nốt tophi. Thông thường nốt tophi phát triển chậm, chúng có thể xuất hiện sau hàng chục năm khi cơn gout đầu tiên xảy ra nhưng cũng có khi sớm hơn.

Khi xuất hiện, khối lượng và số lượng của các nốt tophi có thể tăng nhanh, đồng thời gây loét. Người bệnh có thể nhìn thấy những nốt này trên sụn vành tai, sau đó đến khuỷu tay, gót chân, ngón chân cái, gân gót và mu bàn chân.

Trong giai đoạn 2, người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác đau đớn nghiêm trọng. Tuy nhiên cơn đau thường không kéo dài. Sau một thời gian các triệu chứng khác của bệnh gout sẽ xuất hiện với tần suất và cường độ ngày càng tăng.

  • Giai đoạn 3:

Các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm và không biến mất. Bên cạnh đó ở giai đoạn 3, các tinh thể axit uric sẽ tấn công và nhanh chóng lắng đọng ở nhiều khớp.

Hầu hết các trường hợp bị gout chỉ dừng lại ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Rất hiếm trường hợp có bệnh gout tiến triển đến giai đoạn 3. Điều này xuất hiện là do các triệu chứng của bệnh gout đã được kiểm soát và chữa trị đúng cách ở giai đoạn 2.

Tuy nhiên nếu bệnh nhân không sớm chẩn đoán, điều trị và áp dụng các phương pháp chăm sóc phù hợp, bệnh gout có thể tiến triển và chuyển sang giai đoạn 3. Từ đó phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng của bệnh Gout khi không điều trị

Nếu không được điều trị, bệnh Gout có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Hạch dưới da: khi không được điều trị, các tinh thể urate sẽ lắng đọng dưới da gây nên những nốt cứng trong khớp. Các hạch này thường gây biến dạng, đau đớn mãn tính, hạn chế khả năng vận động và cuối cùng có thể phá hủy hoàn toàn khớp. Các hạch này cũng có thể ăn mòn một phần da và tiết ra một chất phấn trắng.
  • Tổn thương thận: các tinh thể urate cũng có thể tích tụ trong thận gây sỏi thận và ảnh hưởng đến khả năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể.
  • Viêm bao hoạt dịch: bệnh gout có thể gây viêm bao hoạt dịch làm tổn thương các mô, đặc biệt là ở khuỷu tay và đầu gối. Các triệu chứng của viêm bao hoạt dịch bao gồm đau, sưng và tăng nguy cơ nhiễm trùng, có thể dẫn đến tổn thương khớp vĩnh viễn.
Các tinh thể urate tích tụ trong thận gây sỏi thận và ảnh hưởng đến hoạt động lọc chất thải ra khỏi cơ thể của cơ quan này

Chẩn đoán bệnh Gout

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh Gout có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm dịch khớp: các bác sĩ sử dụng kim để hút chất lỏng từ khớp bị tổn thương, sau đó kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm tinh thể urate.
  • Xét nghiệm máu: bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để đo nồng độ axit uric và creatinine trong máu.
  • Chụp X-quang: giúp loại trừ những bệnh lý viêm khớp khác.
  • Siêu âm: có thể phát hiện các tinh thể urate trong khớp hoặc trong một sạn urate.
  • Chụp CT: giúp phát hiện tinh thể urate trong khớp.

Cách điều trị bệnh Gout

Thông thường sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc để kiểm soát cơn đau và các triệu chứng khó chịu khác của bệnh. Ngoài ra ở một số trường hợp khác, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn sử dụng thuốc kết hợp với một số biện pháp chữa bệnh tại nhà để làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

1. Sử dụng thuốc điều trị bệnh Gout

Trong điều trị bệnh Gout, phương pháp chính là sử dụng thuốc để giảm đau và viêm. Có ba loại thuốc được sử dụng cho mục đích này gồm: NSAID, colchicine và corticosteroid. Và có 2 loại thuốc khác được sử dụng hàng ngày để giúp ngăn ngừa các cơn Gout trong tương lai là thuốc ức chế xanthine oxyase và probenecid.

ddd

NSAID

Thuốc chống viêm không steroid [NSAID] giúp làm giảm cả đau và viêm, những loại thuốc thường được sử dụng điều trị Gout là:

  • Aspirin
  • Celecoxib
  • Ibuprofen
  • Indomethacin
  • Ketoprofen
  • Naproxen

Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ gồm buồn nôn, tiêu chảy và loét dạ dày.

Colchicine

Colchicine [Colcrys] là một loại thuốc được sử dụng chủ yếu để điều trị bệnh Gout. Thuốc có công dụng ngăn chặn sự hình thành các tinh thể urate. Tuy nhiên, colchicine cũng gây ra tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Nó thường được chỉ định cho những bệnh nhân không thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid [NSAID].

Corticosteroid

Corticosteroid rất hiệu quả trong việc giảm viêm, tuy nhiên nó sẽ gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng như tiểu đường, loãng xương, huyết áp cao, đục thủy tinh thể,…nếu sử dụng lâu dài. Vì vậy, thuốc chỉ được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân không thể dùng NSAID hoặc colchicine. Corticosteroid dùng cho bệnh gout bao gồm:

  • Dexamethasone
  • Methylprednisolone
  • Prenisonolone
  • Prenison
  • Triamcinolone

Chất ức chế Xanthine oxyase

Chất ức chế xanthine oxyase làm giảm lượng axit uric do cơ thể sản xuất. Có 2 loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Allopurinol
  • Febuxostat

Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể kích hoạt một cơn gout cấp tính khi bạn sử dụng lần đầu tiên hoặc khiến cơn gout trở nên tồi tệ hơn. Vì lý do này, những người bị bệnh gout sẽ được kê đơn một liệu trình colchicine ngắn khi bắt đầu dùng thuốc ức chế xanthine oxyase.

Probenecid

Probenecid [Probalan] là một loại thuốc giúp thận loại bỏ axit uric trong máu hiệu quả hơn. Nhưng nó cũng gây ra một số tác dụng phụ là phát ban, đau dạ dày và sỏi thận.

Thuốc là giải pháp chính để điều trị bệnh Gout

2. Điều trị Gout tại nhà

Để giảm đau và cải thiện một số triệu chứng khó chịu khác do bệnh gout gây ra, người bệnh có thể thêm một số loại thảo dược thiên nhiên vào quá trình điều trị bệnh. Cụ thể:

Cách sử dụng đậu xanh kiểm soát triệu chứng của bệnh gout

Tác dụng:

  • Kháng viêm
  • Cải thiện tình trạng sưng đau ở các khớp
  • Thúc đẩy quá trình phục hồi xương khớp, cải thiện khả năng đi lại và vận động của bệnh nhân.

Nguyên liệu:

  • Đậu xanh.

Cách thực hiện:

  • Mang đậu xanh vo và rửa thật sạch
  • Tiến hành ninh nhừ đậu xanh, không thêm đường, muối hoặc các gia vị khác
  • Ăn 2 bát đậu xanh mỗi ngày [buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ].

Cách sử dụng lá tía tô điều trị bệnh gout

Tác dụng:

  • Lợi tiểu
  • Chống viêm, giảm đau và sưng khớp
  • Hỗ trợ quá trình đào thải axit uric trong máu.

Nguyên liệu:

  • Lá tía tô với liều dùng tùy chỉnh
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Mang lá tía tô rửa sạch, để ráo nước
  • Tiến hành giã nát lá tía tô trong cối cùng với một ít muối hạt
  • Đắp hỗn hợp lá tía tô và muối lên những khu vực có khớp bị sưng, viêm
  • Sử dụng băng gạc để băng cố định
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày.

XEM NGAY: Bài thuốc Nam 58 vị thuốc bí truyền đặc trị bệnh gout cấp – mãn tính hiệu quả

Cách sử dụng lá tía tô điều trị bệnh gout

Cách làm giảm triệu chứng của bệnh gout bằng lá lốt

Tác dụng:

  • Giảm sưng viêm, kháng khuẩn
  • Cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp
  • Phòng ngừa bệnh gút phát triển theo chiều hướng xấu.

Nguyên liệu:

  • Lá lốt tươi.

Thực hiện cách 1:

  • Rửa sạch và phơi lá lốt trong bóng râm cho đến khi khô
  • Bảo quản lá lốt khô ở những nơi khô thoáng
  • Khi cần lấy 5 – 10 gram lá lốt khô sắc cùng 500ml nước, sắc thuốc đến khi nước trong nồi cạn bớt thì tắt bếp
  • Chắt lấy 200ml nước thuốc và chia thành 2 lần uống trong ngày.

Thực hiện cách 2:

  • Mang lá lốt rửa sạch
  • Nấu lá lốt cùng với 1 lít nước
  • Sau 10 phút, tắt bếp, đợi nước lá lốt nguội bớt hoặc pha một ít nước mát để làm giảm nhiệt độ
  • Sử dụng nước lá lốt để ngâm chân trong 20 phút
  • Thực hiện mỗi ngày một lần, trong 10 ngày để cải thiện triệu chứng.

Cách sử dụng lá vối chữa bệnh gout

Tác dụng:

  • Thanh nhiệt cơ thể và giải độc
  • Hỗ trợ thận đào thải axit uric ra khỏi cơ thể
  • Phòng ngừa bệnh gút phát triển theo chiều hướng xấu
  • Cải thiện tình trạng viêm sưng và đau nhức do bệnh gút gây ra.

Nguyên liệu:

  • 50 gram lá vối.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá vối
  • Cho lá vối cùng 2 lít nước vào ấm
  • Thực hiện đun sôi thuốc trong 30 phút
  • Chắt nước thuốc, không dùng bã. Uống nước này thay nước lọc mỗi ngày
  • Người bệnh kiên trì uống nước lá vối từ 1 – 2 tháng để các triệu chứng của bệnh nhanh chóng được kiểm soát.
Cách sử dụng lá vối chữa bệnh gout

LƯU Ý: Thuốc Tây chú trọng điều trị triệu chứng có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ lên chức năng gan, thận, hệ tiêu hóa. Thuốc dân gian an toàn nhưng dược tính thấp không thể thay thế được thuốc điều trị bài bản. Khắc phục nhược điểm của thuốc Tây và mẹo dân gian, các bài thuốc Y học cổ truyền nguồn gốc thảo dược có dược tính mạnh mẽ mang lại hiệu quả điều trị cao, an toàn, không tác dụng phụ là lựa chọn của đông đảo bệnh nhân gout.

Điều trị bệnh gout hiệu quả từ gốc bằng Y học cổ truyền [Nên lựa chọn]

Theo Y học cổ truyền bệnh gout gọi là thống phong. Nguyên nhân gây bệnh là do ngoại tà [phong, hàn, thấp] xâm kích, kinh lạc tắc nghẽn, khí huyết ứ trệ tại các khớp mà gây đau nhức, sưng đỏ.

Ban đầu bệnh gây tổn thương cơ biểu, kinh lạc, cân cốt [xương khớp] rồi đến tạng phủ [gan, thận, lá lách]. Lâu dần các u cục quanh khớp và dưới da xuất hiện là do đàm ứ kết từ tân dịch ứ trệ. Bệnh kéo dài từ đau cấp thành mãn tính và biến dạng khớp.

Để điều trị bệnh gút, Y học cổ truyền sử dụng các phép tán hàn, sơ phong, táo thấp, ôn thông, bổ can, thận, kiện tỳ, giải độc, thanh nhiệt, tiêu dịch, tiêu viêm. Từ đó, căn nguyên bệnh gout được loại bỏ, các triệu chứng được khắc phục, chống tái phát đau.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang CHẤM DỨT cơn đau gout cấp và mãn tính từ tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam

Là đơn vị Y học cổ truyền hàng đầu, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc hoàn thiện bài thuốc Quốc Dược Phục Cốt Khang hiệu quả cao trong điều trị bệnh Gout với những ưu điểm vượt trội sau:

Được nghiên cứu và ứng dụng bài bản từ tinh hoa Y học cổ truyền

Bài thuốc Quốc Dược Phục Cốt Khang là thành quả từ đề tài khoa học “ứng dụng Y học cổ truyền” trong điều trị bệnh gút do Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Nguyên PGĐ Chuyên môn Trung tâm CNC Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cùng cộng sự nghiên cứu, hoàn thiện. Bài thuốc kế thừa từ hàng chục bài thuốc cổ phương, nổi bật là bài thuốc bí truyền của người Tày bản địa.

Nguyên tắc Y học cổ truyền, phép biện chứng luận trị, kiến thức về chuyển hóa, acid uric của Y học hiện đại được vận dụng giúp bài thuốc phù hợp nhất với người bệnh hiện nay. Trải qua nhiều bước nghiên cứu, thử nghiệm chuyên sâu, ứng dụng điều trị thực tế trên bệnh nhân, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh Gout.

Công thức thuốc “3 trong 1” ĐỘC QUYỀN điều trị bệnh gút với cơ chế ĐA CHIỀU

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang có công thức thuốc ĐỘC QUYỀN kết hợp cùng lúc 3 nhóm thuốc gồm:

  • Quốc dược Phục cốt hoàn ĐẶC TRỊ bệnh gout: Nhóm thuốc có tác dụng chính trong việc tiêu acid uric, tăng cường chuyển hóa nhân purin, đào thải và ngăn chặn sự lắng đọng tinh thể muối urat tại ổ khớp từ đó tiêu viêm, giảm đau loại bỏ bệnh gút cấp và mãn tính từ căn nguyên, bổ sung dưỡng chất tái tạo và phục hồi sụn khớp.
  • Quốc dược Giải độc hoàn: Khu phong, trừ hàn, thanh nhiệt, mát gan, giải độc, tiêu dịch, tiêu viêm, thông kinh hoạt lạc, giảm đau, đào thải acid uric và độc tố ra khỏi cơ thể qua đường mồ hôi và nước tiểu, đánh tan u cục tophi tại ổ khớp, cắt đứt cơn đau gút.
  • Quốc dược Bổ thận hoàn: Là nhóm thuốc bổ hoàn chỉnh với công dụng bổ can, bổ thận, kiện tỳ, bổ huyết, dưỡng huyết, dưỡng âm, bổ khí huyết, tăng cường thể trạng, nâng cao sức khỏe xương khớp và sức khỏe cơ thể toàn diện.

Sự kết hợp 3 nhóm thuốc giúp bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang có cơ chế điều trị ĐA CHIỀU cùng lúc tác động sâu rộng với 3 MŨI NHỌN: TẤN CÔNG trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh gout – KIỂM SOÁT acid uric, tiêu độc, tiêu viêm CHẤM DỨT cơn đau gout – BỒI BỔ và phục hồi tạng phủ, nâng cao thể trạng, tái tạo sụn khớp CHỐNG TÁI PHÁT đau gút.

Bảng thành phần tỷ lệ vàng an toàn, không tác dụng phụ

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang phối chế hơn 50 vị thuốc có tác dụng giải độc, tiêu viêm, tiêu acid uric, giảm đau tốt bậc nhất. Một số vị thuốc quý là cây thuốc bí dược của người Tày – Bắc Kạn như: Sâm quản trọng, Thuỷ xương bồ, Dương xỉ, các loại tầm gửi Tầm gửi cây nghiến, Tầm gửi cây hồng, Tầm gửi cây gạo… Các vị thuốc này lần đầu tiên được ứng dụng bài bản tại Việt Nam.

Bên cạnh đó là các vị thuốc giúp phục hồi và tái tạo sụn khớp, bồi bổ thể trạng kinh điển của Y học cổ truyền như Dây đau xương, thiên niên kiện, hầu vĩ tóc, cẩu tích, tục đoạn, đỗ trọng, đương quy, đẳng sâm… Các vị thuốc kháng viêm, thanh nhiệt, giải độc như Bồ công anh, kim ngân cành, hồng hoa, tơ hồng xanh, bạc sau, đơn đỏ, ké đầu ngựa…

XEM NGAY: Quốc dược Phục cốt khang: Giải pháp vàng ĐẶC TRỊ BỆNH GÚT từ tinh hoa Y học cổ truyền

Hơn 50 vị thuốc được phối chế theo nguyên tắc “quân – thần – tá – sứ” của Y học cổ truyền tạo nên bảng thành phần tỷ lệ vàng mang lại sức mạnh dược tính tốt nhất trong điều trị bệnh gout. Tự chủ nguồn dược liệu sạch, Trung tâm Thuốc dân tộc thành lập đơn vị Dược liệu Vietfarm cung cấp 80% dược liệu cho công tác điều trị. 20% còn lại là các vị thuốc quý hiếm được khai thác từ rừng tự nhiên trong dự án phát triển cây thuốc Nam tại các địa phương.

Nhờ đó, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang không chỉ mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh Gout mà còn an toàn, không tác dụng phụ, duy trì hiệu quả lâu dài, chống tái phát. Đặc biệt, bài thuốc được gia giảm theo thể trạng, mức độ bệnh gout nên phù hợp với mọi đối tượng người bệnh.

Vườn dược liệu của Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 giới thiệu

Hiệu quả điều trị thực tế được đông đảo người bệnh tin tưởng

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi bệnh gout cấp và mãn tính. Trong đó, tỷ lệ người bệnh chấm dứt các cơn đau gout sau 2-3 tháng là trên 95%, số còn lại cần nhiều thời gian hơn. Người bệnh sẽ nhận thấy tình trạng đau nhức thuyên giảm theo từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn điều trị căn nguyên giảm 20-30% triệu chứng đau.
  • Giai đoạn điều trị triệu chứng cơn đau gout giảm 50-60%, đau gout thưa dần về tần suất, giảm dần về mức độ.
  • Giai đoạn phục hồi bệnh gout thuyên giảm 80-90% và lành bệnh, không tái phát đau khi người bệnh tuân thủ chỉ định.

Rất nhiều người bệnh phản hồi tích cực về hiệu quả mà bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang mang lại sau khi sử dụng điều trị bệnh gout.

XEM CHI TIẾT: Phản hồi của người bệnh Gút về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Mời bạn đọc xem thêm thông tin bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang qua video sau:

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được kê đơn DUY NHẤT bởi bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc dựa trên thể trạng và mức độ bệnh gout gặp phải ở mỗi người nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Chế độ ăn uống dành cho người bị bệnh Gout

Chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh gout. Bởi nếu điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, người bị bệnh gout có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của cơn đau. Đồng thời làm giảm tình trạng viêm sưng, phòng ngừa bệnh tái phát hoặc phát triển theo chiều hướng xấu.

Đối với những trường hợp áp dụng chế độ ăn uống thiếu khoa học, làm tăng áp lực lên thận khiến cơ quan này suy yếu, bệnh gout sẽ nhanh chóng chuyên sang giai đoạn nặng, làm nặng hơn mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Đồng thời làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm.

1. Thực phẩm người bị bệnh Gout nên ăn

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Theo các chuyên gia, người bị bệnh gút nên bổ sung cho cơ thể từ 500 – 1000mg vitamin hàng ngày để giảm viêm.
  • Uống nhiều nước: Uống đủ 2,5 lít nước/ngày để thúc đẩy quá trình đào thải acid uric. Người bệnh nên uống nước khoáng kiềm.
  • Thịt có màu trắng: Chỉ nên bổ sung vào chế độ ăn uống những loại thịt có màu trắng [thịt heo, thịt lườn gà, thịt cá sông…]. Bởi loại thực phẩm này thường ít có purin hơn và chứa hàm lượng protein cần thiết cho cơ thể [50 – 100gram/ngày].
  • Thực phẩm giàu carbohydrate và tinh bột: Thực phẩm giàu carbohydrate và tinh bột là thực phẩm rất cần thiết cho quá trình điều trị bệnh gout. Bởi thực phẩm này chứa một lượng purin an toàn. Ngoài ra việc bổ sung tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate còn giúp hòa tan lượng acid uric trong nước tiểu. Vì thế người bệnh nên thêm gạo, mì, ngũ cốc, bánh mùi, khoai lang, bún, phở… vào chế độ dinh dưỡng.
  • Thực phẩm thảo dược: Người bị gout cần tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm thảo dược có khả năng loại bỏ axit uric trong máu ra ngoài như lá sake, cam, cải bẹ xanh, dâu tây, cherry.
  • Rau củ quả: Người bị bệnh gút nên tăng cường bổ sung dưỡng chất có trong các loại rau củ quả. Bởi thành phần dinh dưỡng có trong những loại thực phẩm này có khả năng giảm đau, giảm sưng và kháng viêm. Ngoài ra rau củ quả chỉ chứa 20-25 mg purin trừ giá đỗ, nấm và măng tây. Những loại rau ít purin gồm dưa chuột, rau cần, cải bắp, súp lơ, cải xanh, bắp cải, các loại cà…
  • Dầu thực vật: Người bệnh nên thay thế các loại dầu đang sử dụng bằng dầu vừng, dầu lạc, dầu ô liu… để giảm bớt lượng chất béo.
  • Món ăn hấp, luộc: Thay vì sử dụng các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, người bệnh nên ưu tiên sử dụng các món luộc, hấp.

2. Thực phẩm người bị bệnh Gout không nên ăn

  • Thực phẩm có lượng purin cao: Những người bị gout cần hạn chế tối đa việc sử dụng những loại thực phẩm có lượng purin cao. Cụ thể như nội tạng động vật, tôm, cua, thịt bò, thịt thú rừng, ghẹ, các loại động vật có vỏ [hến, ốc, sò…], thịt gia cầm. Bởi đây đều là những loại thực phẩm có khả năng làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển bệnh gout cấp tính.
  • Một số loại rau: Cải bắp, măng tây, nấm và rau bina là những loại rau không tốt cho người bị bệnh gout.
  • Thực phẩm giàu chất béo: Người bệnh cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm nhiều chất béo như thịt mỡ, nội tạng động vật. Thay vào đó bạn chỉ nên sử dụng gia cầm không ăn da, thịt nạc và những sản phẩm sữa ít béo.
  • Hoa quả chua: Người bệnh cần tránh sử dụng các loại hoa quả chua, các loại nấm, đồ lên men, giá đỗ và măng. Bởi việc bổ sung những loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp axit uric trong cơ thể.
  • Gia vị cay: Bệnh nhân bị gout cần hạn chế sử dụng một số loại gia vị như hạt tiêu, ớt vì các loại gia vị này có khả năng gây hưng phấn thần kinh tự chủ. Đồng thời tạo điều kiện để bệnh tái phát.
  • Rượu bia và thuốc lá: Người bệnh cần ngưng hút thuốc lá, tránh sử dụng rượu bia. Bởi rượu bia và thuốc lá có khả năng gia tăng sự sản sinh axit uric trong gan. Đồng thời cản trở quá trình đào thải axit uric của thận.
Những người bị gout cần hạn chế tối đa việc sử dụng những loại thực phẩm có lượng purin cao

Phòng ngừa bệnh Gout

Các biện pháp phòng ngừa bệnh Gout tập trung vào việc ngăn chặn các cơn Gout trong tương lai hoặc giảm bớt mức độ nghiêm trọng.

Thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong máu. Bạn nên:

  • Uống nhiều nước và các chất lỏng không cồn
  • Uống ít rượu, đặc biệt là bia
  • Ăn ít thịt, hải sản có hàm lượng purin cao
  • Hạn chế đường và soda
  • Tăng lượng trái cây, rau, các loại đậu và ngũ cốc.

Ngoài ra, thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể làm giảm trọng lượng cơ thể. Bởi béo phì là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout.

Trên đây là một số thông tin quan trọng về bệnh Gout, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, người bệnh nên tham khảo trực tiếp với bác sĩ.

BÀI ĐỌC THÊM:

  • Trung tâm Thuốc dân tộc chữa bệnh gout có tốt không?
  • Phác đồ điều trị bệnh gout rút nhanh cơn đau bằng Y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bài thuốc ĐẶC TRỊ gout cấp và mãn tính phối chế hơn 50 vị thuốc Nam [Xem ngay]

Bài thuốc Nam bí truyền ĐẶC TRỊ gút RÚT NHANH cơn đau [Đã được kiểm chứng]

Video liên quan

Chủ Đề