Tại sao bị rát vùng kín khi quan hệ

Đau rát khi quan hệ là tình trạng nhiều chị em gặp phải. Tuy nhiên do ngại ngùng mà chị em chủ quan không đi khám hay tư vấn bác sĩ mà không biết đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa. Vì sao lại xảy ra đau rát khi quan hệ và nên làm gì để giải quyết tình trạng này?

Đau rát khi quan hệ tình dục “nỗi ám ảnh vô hình” !

Đau rát khi quan hệ là tình trạng khá phổ biến, chị em thấy đau rát hay khó chịu ở âm đạo hoặc các khu vực xương chậu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.

2.1. Đau rát khi quan hệ do tâm lý

Tâm lý cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc yêu. Những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, ngại ngùng, xấu hổ, áp lực công việc, gia đình con cái hay đơn giản nhất là bạn chưa sẵn sàng quan hệ… đều có thể là nguyên nhân làm đau rát khi quan hệ do bạn cứ phải đáp ứng, chiều lòng đối phương nên không có cảm xúc.

2.2. Màn dạo đầu chưa đủ nhiệt

Màn dạo đầu rất quan trọng sẽ mang đến sự hưng phấn cho cả hai đủ để chất nhờn được tiết ra giúp bôi trơn và khiến việc quan hệ dễ dàng, không gây đau rát. Nên nếu bạn bỏ qua màn dạo đầu thì có thể sẽ là nguyên nhân gây đau rát khi quan hệ.

2.3. Kích cỡ dương vật to so với “cô bé”

Kích cỡ của cậu bé có thể là nguyên nhân gây đau rát khi quan hệ. Do kích thước của cậu bé làm cô bé phải căng ra dẫn đến đau rát.

2.4. Sai tư thế “yêu” khiến rát sau khi quan hệ

Tư thế yêu cũng có thể góp phần làm đau rát vùng kín của bạn. Những tư thế mới lạ nhưng có thể không phù hợp khiến bạn không lên đỉnh được hay không kích thích, không hưng phấn gây đau rát cô bé.

2.5. Dị ứng gây đau rát sau khi quan hệ

Có nhiều chị em bị dị ứng, đau rát, sưng đỏ khi sử dụng bao cao su, màng ngăn âm đạo… Dị ứng làm bạn bị khô rát, khó chịu ngay cả khi và sau khi quan hệ.

2.6. Đau rát khi quan hệ lần đầu

Đây là nguyên nhân có đến 90% chị em có thể gặp phải khi quan hệ lần đầu. Điều này là do lớp màng mỏng ngay cửa mình, gọi là mang trinh, khi bị tác động từ bên ngoài vào sẽ rách và mang đến cảm giác đau nhói.

2.7. Quan hệ sau sinh bị đau rát

Đa phần chị em đều gặp tình trạng đau rát khi quan hệ sau sinh. Nguyên nhân là do cô bé chưa kịp phục hồi, nội tiết tố cũng chưa ổn định, cô bé đều đang ở trạng thái khô cạn nên khi quan hệ thường gây đau rát.

2.8. Bị đau rát khi quan hệ ở tuổi tiền mãn kinh

Ở giai đoạn tiền mãn kinh, nội tiết tố nữ của chị em bị suy giảm khiến cho lớp mô âm đạo mất dần đi độ ẩm. Thêm vào đó nhu cầu quan hệ tình dục của chị em cũng thay đổi không còn như trước nên âm đạo ngày càng khô. Nên nhiều người ở giai đoạn này thường phải dùng chất bôi trơn hỗ trợ.

2.9. Đau do bệnh phụ khoa

Những bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung… cũng có thể là nguyên nhân gây đau rát khi quan hệ.

2.10. Bệnh lây qua đường tình dục

Các bệnh lý như lậu, mụn rộp ở bộ phận sinh dục… đều có dấu hiệu đặc trưng là đau rát khi quan hệ. Ngoài ra còn có thể kèm theo các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu ra máu, tiết nhiều dịch…

2.11. Rối loạn về da gây đau rát khi “yêu”

Viêm da có thể dẫn đến những tổn thương trên bề mặt da, trầy xước, nứt da… ở khu vực âm hộ và xung quanh âm hộ sẽ khiến bạn đau đớn khi quan hệ.

2.12. Đau rát âm hộ mãn tính

Đây cũng có thể là nguyên nhân gây đau rát khi quan hệ. Do khu vực âm hộ bị đau nên tình trạng đau và khó chịu kéo dài ở khu vực này.

Đau rát khi quan hệ có nguy hiểm không? Cách cải thiện triệu chứng này

Như đã nói ở trên có nhiều nguyên nhân gây đau rát khi quan hệ như tâm lý, màn dạo đầu và cũng có thể là các bệnh lý nên bạn không được chủ quan, nên đi khám để phát hiện ra nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

Đau rát khi quan hệ sẽ làm bạn luôn có cảm giác đau, khó chịu, bứt rứt ở vùng kín làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Đau rát sau khi quan hệ có thể làm bạn ngại hoặc sợ nên né tránh cuộc yêu. Điều này nếu đối phương không biết thì dễ gây hiểu lầm, xa cách giữa hai người.

Nghiêm trọng hơn là nếu nguyên nhân gây đau rát khi quan hệ do các bệnh lý phụ khoa mà không được phát hiện để được điều trị đúng cách, kịp thời thì sẽ vô tình tạo điều kiện cho viêm nhiễm phát triển, trong đó có thể có cả tế bào ung thư.

Quan hệ bị đau rát do các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu không được điều trị hiệu quả sẽ gây khó khăn cho việc thụ thai, dẫn đến vô sinh hiếm muộn.

  • Sử dụng chất bôi trơn: Nếu thấy âm hộ không đủ ẩm ướt chị em có thể chọn dùng chất bôi trơn để giúp quan hệ dễ dàng hơn, tránh đau rát, xây xước khi quan hệ.
  • Chú ý màn dạo đầu: Màn dạo đầu rất quan trọng, góp phần giúp cuộc yêu được thăng hoa. Những cử chỉ âu yếm, vuốt vẽ đều cần thiết giúp cả chị em lẫn đối phương lên đỉnh và tránh đau rát.
  • Bổ sung nội tiết tố: Bổ sung nội tiết tố với chị em ở giai đoạn tiền mãn kinh cũng góp phần cải thiện tình trạng đau rát khi quan hệ. Chị em nên chọn estrogen thảo dược có chứa EstroG-100 để cải thiện khô âm đạo.
  • Uống đủ nước: Uống nước hàng ngày và nhất là trước khi quan hệ giúp đảm bảo lượng dịch tiết đường sinh dục luôn tiết đủ để tránh khô âm đạo gây rát.
  • Điều trị các bệnh phụ khoa: Với nguyên nhân gây đau rát khi quan hệ là do các bệnh phụ khoa thì chị em nên đi khám và điều trị kịp thời, đúng cách. Nếu có viêm nhiễm thì cần điều trị cho khỏi và thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó chị em có thể kết hợp điều trị theo đơn của bác sĩ với việc sử dụng thêm các thảo dược có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả. Các thảo dược bạn nên dùng là Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá và Dây ký ninh. Đây đều là các kháng sinh thực vật sẽ giúp tăng khả năng chống viêm, giúp nhanh lành tổn thương, cân bằng PH âm đạo, nhờ đó viêm nhiễm phụ khoa sẽ nhanh khỏi, khỏi hoàn toàn và quan trọng nữa là giúp chị em thực sự thoải mái khi ân ái.

Chị em cũng cần chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách với dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn từ thảo dược, giúp tăng cường sức đề kháng, cân bằng PH âm đạo, nhanh lành tổn thương. Sự kết hợp này sẽ giúp cho viêm nhiễm nhanh chóng khỏi hoàn toàn, tránh tái phát, giúp cải thiện và làm tình trạng đau rát không còn nữa.

>> Bài viết liên quan: Quan hệ đau rát và ra máu – Chị em nên làm gì?

>> Xem thêm: BS Trần Văn Hùng Bs chuyên khoa 2, Nguyên Giảng viên bộ môn sản ĐH Y Hà Nội tư vấn cách giúp chị em biết rõ những mối nguy hiểm khi bị đau rát khi quan hệ đồng thời khắc phục hiệu quả thế nào TẠI ĐÂY.

Bạn đang gặp phải các triệu chứng đau rát vùng kín và không biết nguyên nhân là do đâu và giải pháp cho tình huống này là gì?

Việc không nhận biết sớm được các nguyên nhân gây đau rát vùng kín để có biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu 9 nguyên nhân gây đau rát vùng kín ở phụ nữ cùng các biện pháp khắc phục.

1. Kích ứng da gây đau rát vùng kín

Một số yếu tố có thể gây kích ứng da âm đạo khi bạn tiếp xúc trực tiếp, đây còn được gọi là viêm da tiếp xúc. Các chất kích thích có thể gây viêm da tiếp xúc bao gồm xà phòng, vải và nước hoa, chất bôi trơn… Bên cạnh cảm giác đau rát vùng kín, các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm: đau rát 2 bên mép vùng kín hoặc âm đạo bị ngứa dữ dội.

Bạn hãy tránh tiếp xúc với những thứ đã gây ra kích ứng và hạn chế chạm vào vùng da đó cho đến khi lành lại. Trường hợp bị đau vùng kín nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc.

2. Nhiễm khuẩn âm đạo gây đau rát âm đạo, đau rát vùng kín

Bạn có thể bị đau rát âm đạo do nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn âm đạo [BV] là tình trạng xảy ra khi một số loại vi khuẩn phát triển quá mức trong âm đạo, ảnh hưởng đến sự cân bằng vi khuẩn. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh [CDC, Hoa Kỳ], BV là bệnh nhiễm trùng âm đạo phổ biến nhất ở phụ nữ từ 15 đến 44 tuổi.

Người bệnh thường cảm giác bị đau rát âm đạo hay bị rát vùng kín, đôi lúc có thể cảm thấy đau khi đi tiểu. Bên cạnh đó, các triệu chứng khác cũng có thể bao gồm:

  • Ngứa âm đạo
  • Dịch âm đạo màu trắng hoặc xám
  • Âm đạo có mùi hôi, đặc biệt là sau khi quan hệ.

Nhiễm khuẩn âm đạo có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục [STDs]. Nếu bạn có các triệu chứng của nhiễm khuẩn âm đạo, hãy đi kiểm tra và điều trị sớm. Để điều trị cho tình trạng rát âm đạo do nhiễm khuẩn, các bác sĩ thường chỉ định bạn dùng kháng sinh.

3. Đau rát vùng kín khi đi tiểu do nhiễm trùng đường tiết niệu

Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu [UTI] có thể khiến người bệnh bị nóng rát ở vùng kín khi đi tiểu. Các phần khác nhau của đường tiết niệu có thể bị nhiễm trùng bao gồm bàng quang, niệu đạo và thận. Ngoài biểu hiện đau vùng kín khi đi tiểu, các triệu chứng khác của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:

  • Đau bụng
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Có máu trong nước tiểu
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi
  • Dễ mắc tiểu đột ngột hoặc thường xuyên

Bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Tình trạng nhiễm trùng thường sẽ hết trong khoảng 5 ngày sau khi bắt đầu điều trị.

4. Đau rát vùng kín do nhiễm nấm âm đạo

Tình trạng nhiễm nấm âm đạo hay còn gọi là nhiễm nấm Candida, là một bệnh nhiễm trùng do một loại nấm men gây ra tên là Candida, thường là Candida albicans. Tình trạng này có thể gây tổn thương đến bộ phận sinh dục, miệng, da và máu. Bên cạnh triệu chứng đau rát vùng kín, các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Ngứa và nhức âm đạo
  • Đau khi quan hệ
  • Khó chịu khi đi tiểu
  • Có dịch tiết ra từ âm đạo

Phụ nữ sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm nấm nếu đang trong tình trạng:

  • Bị tiểu đường
  • Đang mang thai
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Đang dùng thuốc kháng sinh
  • Đang sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố

Chỉ định điều trị nhiễm nấm âm đạo thường sử dụng thuốc chống nấm. Loại thuốc này có thể bôi trực tiếp dưới dạng kem hoặc uống dưới dạng viên nang.

Bạn có biết âm đạo bị đau hay bị đau rát vùng kín còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã nhiễm Trichomonas, là một trong những bệnh lây qua đường tình dục [STDs] thường gặp nhất? Đây là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Trichomonas vaginalis gây ra. Chỉ có khoảng 30% những người bị nhiễm Trichomonas cho thấy bất kỳ triệu chứng rõ rệt. Những triệu chứng này có thể bao gồm:

  • Khó chịu khi đi tiểu
  • Ngứa, đỏ, đau, nóng rát âm đạo
  • Dịch âm đạo có màu trong, trắng, vàng hoặc xanh và có mùi tanh
  • Toàn bộ bộ phận sinh dục nữ bị đau rát.

Bác sĩ có thể chỉ định điều trị nhiễm Trichomonas bằng những loại thuốc uống như metronidazole hoặc tinidazole để giảm cảm giác đau rát vùng kín.

Tìm hiểu thêm Dịch âm đạo là gì? Dịch tiết âm đạo thế nào là bất thường?

6. Bệnh lậu gây đau rát vùng kín

Một nguyên nhân khác khiến bạn bị đau ở vùng kín là do bệnh lậu. Đây là một bệnh nhiễm trùng vi khuẩn Neisseria gonorrheae. Vi khuẩn này lây nhiễm vào niêm mạc, chẳng hạn như cổ tử cung, tử cung và ống dẫn trứng và thường lây truyền do qua quan hệ tình dục với người bị nhiễm trùng.

Bệnh lây qua đường tình dục này đặc biệt phổ biến ở những người có độ tuổi từ 15 đến 24. Phụ nữ có thể bị đau rát vùng kín khi đi tiểu cùng với các triệu chứng như chảy dịch, chảy máu âm đạo.

Bệnh lậu thường phải điều trị kép, có nghĩa là người bệnh phải dùng hai loại thuốc khác nhau cùng một lúc để chữa bệnh và để hạn chế tình trạng âm vật bị đau.

7. Bệnh chlamydia gây đau rát âm đạo

Chlamydia là do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra và thường lây truyền qua quan hệ tình dục với người bị nhiễm trùng. Nghiên cứu cho thấy rằng ít nhất 70% người bệnh nhiễm chlamydia không có triệu chứng, đó là lý do tại sao tình trạng này đôi khi được gọi là nhiễm trùng “thầm lặng”.

Các triệu chứng của bệnh chlamydia có thể bao gồm:

  • Đau rát vùng kín
  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Đau khi đi tiểu và khi quan hệ
  • Chảy máu khi quan hệ tình dục

Bệnh chlamydia thường được điều trị bằng kháng sinh, các thuốc kháng sinh điều trị bao gồm azithromycin và doxycycline.

8. Mụn rộp sinh dục gây đau rát vùng kín

Mụn rộp sinh dục hay còn gọi là herpes sinh dục, xảy ra do tiếp xúc da kề da với người nhiễm virus herpes. Ở Hoa Kỳ, người ta ước tính rằng cứ 6 người sẽ có 1 người mắc bệnh. Mụn rộp sinh dục thường xảy ra ở độ tuổi 14 – 49, phụ nữ dễ bị nhiễm trùng hơn nam giới.

Một khi đã nhiễm virus herpes, virus này sẽ sống ở trong cơ thể suốt đời. Tuy nhiên, chúng có thể không phát triển bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cho đến khi virus hoạt động. Nếu virus herpes hoạt động, chúng có thể khiến người bệnh bị rát ở vùng kín. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Ngứa vùng kín
  • Thay đổi dịch tiết âm đạo
  • Đau ở vùng âm đạo, đặc biệt là khi đi tiểu
  • Xuất hiện các triệu chứng giống như cúm bao gồm sốt, sổ mũi và ho
  • Các vết loét, mụn nước hoặc loét cũng có thể phát triển sau một vài ngày

Hiện nay y học vẫn chưa có cách chữa trị hoàn toàn cho bệnh mụn rộp sinh dục. Các triệu chứng của bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus như acyclovir, famciclovir và valacyclovir.

9. Mãn kinh khiến bạn bị đau vùng kín

Mức độ thay đổi của hormone trong cơ thể phụ nữ trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh có thể ảnh hưởng đến âm đạo, làm đau rát ở vùng kín. Tình trạng đau rát âm đạo là một triệu chứng của sự thay đổi này, đặc biệt là khi quan hệ tình dục. Các triệu chứng phổ biến khác của quá trình mãn kinh bao gồm:

  • Đau đầu
  • Khó ngủ
  • Khô âm đạo
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Thay đổi tâm trạng
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Cảm giác nóng người đột ngột

Những nguyên nhân gây đau rát vùng kín hầu hết đều cần được điều trị y tế. Bạn cũng có thể đặt một túi nước đá hoặc miếng gạc lạnh vào khu vực bị ảnh hưởng có thể giúp giảm cảm giác đau đớn. Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý mặc đồ lót bằng cotton và tránh quần áo bó sát có thể giúp giảm kích ứng ở vùng âm đạo.

Nhiễm khuẩn âm đạo và các bệnh STDs có thể gây biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Việc nhiễm các bệnh STDs có nguy cơ gây ra nhiều rủi ro đối với phụ nữ đang mang thai, vì chúng có thể ảnh hưởng đến em bé hoặc quá trình mang thai.

Những nguyên nhân gây đau rát vùng kín sau một thời gian điều trị sẽ tự biến mất. Nếu tình trạng này không thuyên giảm mà trở nên tồi tệ hơn, bạn nên thăm khám cùng bạn tình để được kiểm tra. Nếu bạn không điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ khiến bệnh ngày càng trở nặng và khó chữa. Để ngăn ngừa tình trạng nặng hơn, bạn nên thu xếp đến gặp bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề