Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng rừng

Phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng:

- Việc khai thác rừng bừa bãi gay ảnh hưởng nghiêm trọng: mất rừng, xói mòn đất, gia tăng lũ lụt và hạn hán, ảnh hưởng xấu đến môi trường.

- Rừng có vai trò rất quan trọng đối với:

+ Rừng góp phần chống xói mòn đất, tăng độ che phủ rừng, hạn chế lũ lụt, điều tiết nguồn nước, điều hòa khí hậu…

+ Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ; có những thứ gỗ quý như : cẩm lai, giáng hương, kền kền… Ngoài gỗ, rừng còn có tre, nứa, mây, song và các loại cây làm thuốc như sa nhân, hà thủ ô… Rừng Tây Nguyên là xứ sở của nhiều thú quý như voi, bò rừng, tê giác, gấu đen…

Rừng đem lại nhiều lợi ích, vì vậy cần phải bảo vệ và khai thác hợp lí.

Cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng vì: Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ ; có những thứ gỗ quý như : cẩm lai, giáng hương, kền kền,... Ngoài gỗ, rừng còn có tre, nứa, mây, song và các loại cây làm thuốc như sa nhân, hà thủ ô,... Rừng Tây Nguyên là xứ sở của nhiều thú quý như voi, bò rừng, tê giác, gấu đen,...

Rừng đem lại nhiều lợi ích, vì vậy cần phải bảo vệ và khai thác hợp lí.

Chủ nhật, 28/06/2020 06:58 [GMT+7]

Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây xanh, trong quá trình quang hợp, hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí oxy cần thiết cho sự sống.

Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí; tán lá cản và giữ bụi; lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.

Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi.

Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất.

Cấp phát cây giống cho người dân huyện Mường Tè [Lai Châu] trồng rừng​. [Ảnh: Theo Nhân dân]

Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước, vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà còn được bồi đắp và tiến ra phía trước.

Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó, những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.

Rừng có giá trị lớn về du lịch, vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều loại động thực vật hoang dã. Khí hậu trong rừng mát mẻ, điều hoà, không khí sạch sẽ còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Rừng có giá trị nhiều mặt cho con người. Vì các nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người không thể không khai thác rừng. Tuy nhiên, nếu biết khai thác một cách hợp lý và có kế hoạch trồng rừng thích hợp, chúng ta sẽ vẫn vừa thoả mãn được các nhu cầu của mình, vừa không làm tổn hại đến rừng.

Quang Huy

Video liên quan

Chủ Đề