Tại sao có chi phí cơ hội tăng dần

Haberler đã giả định rằng chi phí cơ hội không đổi khi đưa ra lý thuyết chi phí cơ hội. Điều này không đúng trong thực tế vì càng chuyên môn hóa trong sản xuất thì chi phí cơ hội càng tăng.

Ví dụ: thăm dò dầu hỏa ở gần với chi phí thấp và thăm dò dầu hỏa ở xa với chi phí cao; hay nuôi tôm trên đất trồng lúa xấu [chi phí cơ hội thấp] và nuôi tôm trên đất trồng lúa tốt [chi phí cơ hội cao].

Chi phí cơ hội ngày càng tăng có nghĩa rằng quốc gia phải hy sinh ngày càng nhiều hơn sản phẩm này để dành tài nguyên sản xuất 1 đơn vị sản phẩm kia.

Khi xác định được lợi thế so sánh, mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hóa vào sản xuất sản phẩm đó để trao đổi, tuy nhiên khi chuyên môn hóa thì dẫn đến chi phí cơ hội tăng lên. Do đó cả hai quốc gia chỉ chuyên môn hóa đến khi giá cả là như nhau ở cả hai quốc gia.

Hai quốc gia có thị hiếu tiêu dùng khác nhau khi trao đổi vẫn thu được lợi ích cho cả hai.

Một vài khái niệm khác:

Mức chi phí cơ hội gia tăng được gọi là tỷ lệ chuyển dịch biên [MRT], được đo bằng độ dốc của đường tiếp tuyến với đường giới hạn khả năng sản xuất tại điểm sản xuất.

Tỷ lệ thay thế biên [MRS] biểu thị số lượng sản phẩm này phải giảm đi để thay thế bằng một đơn vị sản phẩm kia mà mức thỏa mãn vẫn không đổi, được đo bằng độ dốc của đường bàng quan.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • chi phí cơ hội tăng dần là gì
  • quy luật chi phí cơ hội tăng dần
  • chi phí cơ hội tăng
  • chi phí cơ hội tăng dần
  • chi phí cơ hội tăng dần lợi thế so sánh
  • tại sao chi phí cơ hội tăng dần
  • ,

    Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, chúng ta phải đối mặt với hàng ngàn quyết định giữa các phương án lựa chọn khác nhau. Khi đó, chúng ta cần phải xem xét về chi phí cơ hội để cân nhắc, tính toán. Vậy chi phí cơ hội là gì ? Tại sao chúng ta phải hiểu về chi phí cơ hội? Hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu nhé.

    Chi phí cơ hội là gì?

    Chi phí cơ hội trong kinh tế vĩ mô

    Khái niệm Chi phí cơ hội là gì?

    Chi phí cơ hội hay được gọi là chi phí kinh tế [tiếng anh là Opportunity Cost] phản ánh chi phí sử dụng các nguồn lực có tính khan hiếm vào việc sản xuất hàng hóa hay dịch vụ bằng giá trị của các cơ hội bị bỏ qua. Bạn có thể hiểu ngắn gọn là những lợi ích mất đi khi chọn phương án này thay vì chọn phương án khác.

    Chi phí cơ hội là gì – Nguồn: PROSUMER SUCCESS

    Nguồn lực là gì?

    Nguồn lực [Resource] bao gồm tất cả các yếu tố được dùng để sản xuất ra mọi hàng hóa, dịch vụ như đất đai, tiền, máy móc, thiết bị, công nghệ,… Không phải lúc nào trong sản xuất chúng ta cũng có đầy đủ các nguồn lực. Chính vì vậy, xuất hiện thuật ngữ “nguồn lực khan hiếm” chính là các yếu tố sản xuất khan hiếm.

    Nguồn lực luôn có giới hạn dù bạn có là ai

    Chi phí là gì?

    Chi phí [Cost] là các hao phí về nguồn lực để các doanh nghiệp đạt được mục tiêu cụ thể về hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong kế toán, chi phí có thể bao gồm rất nhiều loại như chi phí sản xuất, chi phí nguyên vật liệu, chi phí thuê nhà xưởng,…

    Tiền nhàn rỗi mua vàng hay gửi tiết kiệm

    Cách tính chi phí cơ hội trong kinh tế vĩ mô

    Công thức tính chi phí cơ hội như sau:

    OC = FO – CO

    Trong đó:

    OC: Chi phí cơ hội [Opportunity Cost].

    FO: Lợi nhuận của lựa chọn hấp dẫn nhất [Return on best foregone option].

    CO: Lợi nhuận của lựa chọn được chọn [Return on chosen option].

    Công thức tính chi phí cơ hội

    Ví dụ về chi phí cơ hội

    Ví dụ Chi phí cơ hội – Nguồn Coach Duy Nguyen

    Ví dụ chi phí cơ hội trong kinh tế, kinh doanh

     Giả sử bạn đang muốn cho 2 doanh nghiệp vay 10 tỷ đồng để lấy tiền lời.

    • Nếu bạn cho doanh nghiệp A vay, bạn sẽ được trả 1 tỷ/ năm tiền lời, trong 3 năm
    • Nếu bạn cho doanh nghiệp B vay, bạn sẽ được trả 1,2 tỷ/ năm tiền lời, đáo hạn từng năm.

    Vì nguồn lực có hạn [tiền] nên bạn chỉ có thể cho một doanh nghiệp vay tiền. Khi đó, bạn lựa chọn cho doanh nghiệp A vay thì lúc này.

    Chi phí cơ hội = 1 tỷ 2 – 1 tỷ =  200 triệu đồng

    Mỗi sự lựa chọn đều cho chi phí cơ hội khác nhau

    Tuy nhiên, ở một góc độ khác:

    • Nếu do doanh nghiệp A vay thì bạn có điều kiện đảm bảo thu về 3 tỷ đồng trong 3 năm nhưng khi cần tiền thì bạn phải đợi hết 3 năm thì mới đạt được thỏa thuận ==> ảnh hưởng đến dòng tiền, không thể giải quyết cấp bách. Nếu bạn chưa hiểu dòng tiền thì có thể xem bài viết: Dòng tiền là gì ?
    • Nếu do doanh nghiệp B vay thì sẽ có 2 trường hợp:

    + Vay 1 năm: bạn sẽ thu được 1 tỷ 2 tiền lời.

    + Vay 3 năm [giống doanh nghiệp A]: bạn sẽ thu 3 tỷ 6.

    Chi phí cơ hội = 3 tỷ – 1,2 tỷ = 1, 8 tỷ

    Giả dụ nguồn tiền đó không phát sinh lợi nhuận 2 năm tiếp theo khi cho doanh nghiệp B vay 1 năm.

    Ví dụ chi phí cơ hội trong cuộc sống

    Lựa chọn học tiếp Đại học hay Đi làm sau khi tốt nghiệp THPT:

    • Đi làm: kiếm tiền được ngay nhưng khả năng tiếp cận với việc làm có thu nhập cao trong tương lai bị thu hẹp.
    • Học tiếp: mất 2-5 năm, không có tiền ngay, tiếp cận cơ hội việc làm tốt hơn trong tương lai.

    Chi phí cơ hội của học đại học

    Chi phí cơ hội lúc này không chỉ bao gồm số tiền mà bạn có thể kiếm ra nếu lựa chọn đi làm mà bao gồm cả số tiền học phí, thời gian để học đại học [và còn có thể bao gồm những nguồn lực khác mà bạn phải bỏ ra để học đại học].

    Quy luật chi phí cơ hội tăng dần

    Trước khi tìm hiểu về quy luật này, hãy xem xét ví dụ sau. Giả định nền kinh tế có 2 ngành là sản xuất gạo và sản xuất mì. Khi mở rộng sản xuất gạo thì một số máy móc, thiết bị phù hợp để sản xuất gạo lại không phù hợp để sản xuất mì. Tương tự, các nguồn lực sản xuất mì cũng không phát huy được khả năng để sản xuất gạo.

    Do đó, để thu thêm một số lượng hàng hóa bằng nhau, xã hội ngày càng phải hy sinh ngày càng nhiều hàng hóa khác. Đây cũng là phát biểu của quy luật chi phí cơ hội tăng dần.

    Tại sao chúng ta phải hiểu về chi phí cơ hội?

    Như Top Kinh Doanh đã trình bày ở trên, không phải lúc nào chúng ta cũng có đầy đủ nguồn lực, sự khan hiếm là luôn tồn tại. Hiểu về chi phí cơ hội giúp chúng ta có những quyết định phù hợp hơn. Thông qua việc nhận thức được những lợi ích, cơ hội bị mất đi khi ra quyết định, bạn cũng có thể đo lường tương đối được giá trị của những phương án đó.

    Đặc biệt, chi phí cơ hội vô cùng quan trọng đối với những nhà quản trị, thường xuyên phải đưa ra những quyết định mang tính ảnh hưởng cho một công ty, một tập đoàn.

    Trước những phương án bạn hãy vạch ra những số liệu cụ thể

    Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích thì cũng có những hạn chế nhất định. Để tính toán, đo lường được chi phí cơ hội thì cần xác định yếu tố về thời gian, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có đủ thời gian để xem xét. Hơn nữa, chi phí cơ hội liên quan đến kết quả tương lai mà tương lai thì không thể chắc chắn 100%..

    Phân biệt chi phí cơ hội và chi phí chìm

    Chi phí chìm [Sunk Cost] là chi phí đã xảy ra và không thể tránh được.

    Ví dụ: Bạn mua một bộ đồ online với giá 100.000 đồng nhưng khi mua về, bộ đồ không giống trong hình và rất xấu, không phù hợp với bạn. Bạn có hai lựa chọn:

    • Lựa chọn một: Vì tiếc tiền nên bạn vẫn mặc bộ đồ đó.
    • Lựa chọn hai: Bạn bỏ luôn bộ đồ đó và không mặc.

    Số tiền 100.000 đồng là chi phí chìm, dù bạn có lựa chọn một trong hai cách trên thì thực tế vẫn không thể lấy lại được tiền. Do đó, chi phí chìm không được tính toán vào khi đưa ra các quyết định kinh doanh.

    Phân biệt chi phí chìm và chi phí cơ hội

    Ngược lại, chi phí cơ hội là chi phí được các nhà kinh doanh tính toán, cân nhắc khi đưa ra các quyết định.

    Kết lại về chi phí cơ hội là gì?

    Chi phí cơ hội hay được gọi là chi phí kinh tế phản ánh chi phí sử dụng các nguồn lực có tính khan hiếm vào việc sản xuất hàng hóa hay dịch vụ bằng giá trị của các cơ hội bị bỏ qua. Bạn có thể hiểu ngắn gọn là những lợi ích mất đi khi chọn phương án này thay vì chọn phương án khác. Mỗi cá nhân hay doanh nghiệp đều có những giới hạn về nguồn lực, việc xác định rõ chi phí cơ hội giữa các quyết định sẽ giúp bạn giảm được tối đa chi phí cơ hội, tối ưu được hiệu quả về nguồn lực vốn có.

    Video liên quan

    Chủ Đề