Tại sao doanh nghiệp lại thực hiện mẫu quảng cáo của công ty nhiều lần

Những lợi ích của quảng cáo đối với doanh nghiệp

03:51 Cập nhật vào: 19-11-2020

Quảng cáo được coi như một công cụ marketing vô cùng thông minh và hiệu quả có vai trò và ý nghĩa to lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Dưới đây là những lợi ích của quảng cáo đối với doanh nghiệp mà bạn cần nắm rõ:

  • Cung cấp thông tin giúp khách hàng liên hệ với doanh nghiệp
  • Góp phần vào tăng doanh số hoặc thị phần bằng cách cung cấp thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng
  • Thông báo cho khách hàng mọi thay đổi như cải tiến chất lượng dịch vụ khách hàng hoặc đưa ra sản phẩm mới
  • Cung cấp cho mọi người thông tin về những sản phẩm hoặc lợi ích đặc thù mà sản phẩm của bạn mang lại.
  • Thực hiện các hành động cụ thể như mời khách hàng tới doanh nghiệp như mời khách hàng mua sản phẩm với những ưu đãi riêng.
  • Nâng cao nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp bạn để tạo thuận lợi cho việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ lâu dài
  • Nhắc nhở khách hàng mua hàng của bạn.
  • Định hướng thái độ và nhận thức của mọi người về doanh nghiệp bạn theo cách bạn muốn.
  • Xây dựng một nhãn hiệu độc đáo cho doanh nghiệp để phân biệt với các đối thủ cạnh tranh

Tùy theo hình thức quảng cáo, tiếp thị mà bạn muốn sử dụng và phân khúc thị trường mà bạn muốn tiếp cận mà có thể lựa chọn cách quảng cáo: Online hay quảng cáo Offline.

Quảng cáo Online là gì?

Cũng như các loại hình quảng cáo khác, quảng cáo trên mạng nhằm cung cấp thông tin, đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người mua và người bán. Nhưng quảng cáo trên Web khác hẳn quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, nó giúp người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo. Khách hàng có thể nhấn vào quảng cáo để lấy thông tin hoặc mua sản phẩm cùng mẫu mã trên quảng cáo đó, thậm chí họ còn có thể mua cả sản phẩm từ các quảng cáo online trên Website.

Quảng cáo Online hay Quảng cáo trực tuyến đã tạo cơ hội cho các nhà quảng cáo nhắm chính xác vào khách hàng của mình, và giúp họ tiến hành quảng cáo theo đúng với sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng. Các phương tiện thông tin đại chúng khác cũng có khả năng nhắm chọn, nhưng chỉ có mạng Internet mới có khả năng tuyệt vời như thế.

Những ưu điểm của quảng cáo Online

Dễ dàng nhắm mục tiêu

Nhà quảng cáo trên mạng có rất nhiều công cụ giúp bạn nhắm mục tiêu. Họ có thể nhắm vào các công ty, các quốc gia hay khu vực địa lý cũng như họ có thể sử dụng cơ sở dữ liệu để làm cơ sở cho tiếp thị trực tiếp. Họ cũng có thể dựa vào sở thích cá nhân và hành vi của người tiêu dùng để nhắm vào đối tượng thích hợp.

Khả năng theo dõi

Các nhà tiếp thị trên mạng có thể theo dõi hành vi của người sử dụng đối với nhãn hiệu của họ và tìm hiểu sở thích cũng như mối quan tâm của những khách hàng triển vọng. Ví dụ, một hãng sản xuất xe hơi có thể theo dõi hành vi của người sử dụng qua site của họ và xác định xem có nhiều người quan tâm đến quảng cáo của họ hay không?

Các nhà quảng cáo cũng có thể xác định được hiệu quả của một quảng cáo [thông qua số lần quảng cáo được nhấn, số người mua sản phẩm, và số lần tiến hành quảng cáo,…] nhưng điều này rất khó thực hiện đối với kiểu quảng cáo truyền thống như trên tivi, báo chí và bảng thông báo.

Tính linh hoạt và khả năng phân phối

Một quảng cáo trên mạng được truyền tải 24/24 giờ một ngày, cả tuần, cả năm. Hơn nữa, chiến dịch quảng cáo có thể được bắt đầu cập nhật hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào. Nhà quảng cáo có thể theo dõi tiến độ quảng cáo hàng ngày, xem xét hiệu quả quảng cáo ở tuần đầu tiên và có thể thay thế quảng cáo ở tuần thứ hai nếu cần thiết. Điều này khác hẳn kiểu quảng cáo trên báo chí, chỉ có thể thay đổi quảng cáo khi có đợt xuất bản mới, hay quảng cáo tivi với mức chi phí rất cao cho việc thay đổi quảng cáo thường xuyên.

Tính tương tác

Mục tiêu của nhà quảng cáo là gắn khách hàng triển vọng với nhãn hiệu hoặc sản phẩm của họ. Điều này có thể thực hiện hiệu quả trên mạng, vì khách hàng có thể tương tác với sản phẩm, kiểm tra sản phẩm và nếu thoả mãn thì có thể mua. Ví dụ, một quảng cáo cho phần mềm máy tính có thể đưa khách hàng tới nơi trưng bày sản phẩm để lấy thông tin và kiểm tra trực tiếp. Nếu khách hàng thích phần mềm đó, họ có thể mua trực tiếp. Không có loại hình thông tin đại chúng nào lại có thể dẫn khách hàng từ lúc tìm hiểu thông tin đến khi mua sản phẩm mà không gặp trở ngại nào như mạng Internet.

Quảng cáo truyền thống là gì?

Quảng cáo truyền thống hay Marketing truyền thống là tất cả hoạt động sáng tạo, truyền đạt, phân phối và trao đổi sản phẩm/dịch vụ nào đó đến người tiêu dùng, khách hàng, đối tác và xã hội nói chung, mà không cần đến kỹ thuật số hay Internet.

Hình thức Marketing này có thể được hiểu theo 2 cách: Một, là hoạt động sử dụng những phương thức bán hàng truyền thống thông qua báo dài, TV, tờ rơi,….; và cách thứ hai là việc các doanh nghiệp chú trọng vào khâu phân phối & bán sản phẩm, nghĩa là người bán sẽ sản xuất sản phẩm sau đó mới dùng đến marketing để bán.

Những loại hình quảng cáo truyền thống

Quảng cáo truyền thống có rất nhiều hình thức như: Phát tờ rơi, gửi thư, quảng cáo qua điện thoại, qua tin nhắn...

Phát tờ rơi

Trên các tòa nhà, trung tâm thương mại hay ngay cả trên các bức tường ở đường phố, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy vô vàn các tờ rơi, áp phích được dán trên đó. Có thể nói đây là những nơi mà tờ rơi, banner phát huy được “sức mạnh truyền thông” nhất. Phải thừa nhận rằng, việc đưa trực tiếp danh thiếp cho khách hàng sẽ tạo ra sự tin cậy cao hơn, góp phần tạo dựng mối quan hệ và tính tương tác tốt hơn.

Vậy nên, đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc phát tờ rơi đến tận tay người tiêu dùng. Tờ rơi hay danh thiếp đều sẽ gợi ra những phản ứng cảm xúc chân thật và dễ dàng được tiếp nhận hơn những thông tin có trên Internet hay thậm chí là quảng cáo trên truyền hình. Trong thời đại mà marketing Online đang “chiếm sóng” mạnh mẽ thì việc kết hợp Marketing truyền thống vào trong 1 vài campaign sẽ mở ra cho doanh nghiệp của bạn những cơ hội phát triển mới.

Gửi thư trực tiếp [Direct mail]

Gửi thư trực tiếp đang thực sự trở lại.Trước đây, người ta thường gán cho nó cái mác là “chậm như ốc sên” và gần như cho vào quên lãng. Thì giờ đây, gửi thư trực tiếp ghi điểm bởi sự sáng tạo, cá nhân hóa và nhắm mục tiêu tới một đối tượng cụ thể. Một số hình thức phổ biến của thư trực tiếp như: tài liệu quảng cáo, tờ rơi, bản tin, bưu thiếp… Gửi thư trực tiếp không chỉ trở nên dễ hiểu hơn mà còn có sức mạnh tác động đến độc giả. Một vài nghiên cứu từ các nhãn hàng cho thấy mức độ hiệu quả của thư trực tiếp so với các phương thức marketing khác như email thì tốc độ phản hồi nhanh hơn, khách hàng mua nhiều hơn và doanh nghiệp dễ dàng truy xuất đơn làm cho thư trực tiếp lỗi thời trở thành “làn sóng mới” thật sự trong marketing thời đại mới.

Marketing qua điện thoại

Marketing qua điện thoại [Telemarketing] dù là ở trong nước hay nước ngoài thì vẫn giữ được sức thống trị của nó trong ngành marketing. Trang Marketingprofs đã cho rằng marketing qua điện thoại có thể tạo ra khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp B2B hơn là Marketing Online, thậm chí còn đánh bại các hệ thống CRM khác. Hình thức này có nhiều ưu điểm như doanh nghiệp có thể lựa chọn và xác định được ngay các khách hàng tiềm năng trên cơ sở dữ liệu có sẵn.

Diễn thuyết tại hội thảo

Đây cũng là một trong những hình thức Marketing truyền thống mang tính trực diện không thể thiếu hiện nay. Hằng năm, thậm chí hằng tháng, hằng ngày, có hàng trăm, hàng nghìn hội thảo, workshop chuyên đề được tổ chức trên toàn thế giới nhằm mở ra cơ hội giao lưu, gặp gỡ giữa những người trong ngành với nhau.

Đứng ở vị trí doanh nghiệp, CEO hay những người giữ chức vụ cao và có nhiều kinh nghiệm sẽ được mời tham gia các hội thảo với tư cách là diễn giả, nhằm chia sẻ các quan điểm về ngành. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp tạo mối quan hệ lâu dài với những đối tác có cùng vị trí trong ngành cũng như tạo dựng, quảng bá thương hiệu của công ty.

Nếu hiện tại công ty bạn chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức hay diễn thuyết, thì cũng nên tham gia các hội thảo của đơn vị khác. Vì bên cạnh việc cập nhật, biết thêm những kiến thức về ngành thì đây cũng là một cơ hội tốt để mọi người mở rộng thêm mối quan hệ, giao lưu với tiền bối trong ngành.

Quảng cáo ngoài trời

Biển quảng cáo ngoài trời sử dụng hình ảnh in hoặc vẽ tay trên vải vẫn còn rất phổ biến và được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Với những sự kiện lớn, đôi khi bạn sẽ thấy biển quảng cáo xuất hiện “nhan nhản” trong cả chặng đường dài, từ đường cao tốc đến các hành lang, tàu điện ngầm, ngã tư,…. Phương thức marketing truyền thống này sử dụng ít văn bản và nhiều hình ảnh hơn. Một bức ảnh sẽ đáng giá bằng cả ngàn lời nói và hình ảnh hấp dẫn chính là yếu tố quyết định để nâng cao nhận diện thương hiệu. Đây hẳn là một phương pháp marketing mà hầu hết các bạn đều đã quen thuộc. Các biển quảng cáo ngoài trời sẽ không thể bị lỗi thời do phạm vi tiếp cận của nó trải rộng khắp các tầng lớp xã hội và ranh giới địa lý.

Quảng cáo qua ấn phẩm

In ấn sẽ không bao giờ lỗi thời, nó chỉ đơn thuần là luôn thay đổi và ngày một phát triển hơn. Sự bùng nổ của công nghệ sẽ chỉ khiến phương thức marketing in ấn trong các cuốn catalogue trở nên đặc biệt hơn, nhất là trong các ngành thực phẩm, thời trang, nghệ thuật,… Hãy làm nó trở nên hấp dẫn hơn với thiết kế đẹp mắt kèm các thông tin về chiết khấu giá cả, ưu đãi hay các bộ sưu tập đang “gây sốt”.

Quảng cáo trên truyền hình

Nếu bạn quan niệm truyền hình là một phương tiện lạc hậu và cũ kỹ thì đó là một quan điểm sai lầm. Các clip quảng cáo truyền hình vẫn sẽ phát huy tốt nếu nội dung của bạn thực sự hấp dẫn và chạm đến cảm xúc của độc giả. Phương tiện marketing truyền thống này sẽ đạt được hiệu quả cao hơn nếu bạn biết cách kết hợp với các phong cách hiện đại như giảm thời gian các clip quảng cáo [TVC] xuống và xây dựng các câu chuyện có thông điệp ý nghĩa đến khán giả qua các clip đó.

Tài trợ chương trình, sự kiện

Việc doanh nghiệp của bạn góp mặt [tên + logo] trên các ấn phẩm truyền thông của các chương trình, sự kiện với tư cách là Nhà tài trợ là một trong những cách quảng bá tên tuổi của thương hiệu tốt nhất đến với khách hàng cũng như đối tác trong ngành.

Các doanh nghiệp nên lựa chọn sự kiện có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của công ty hoặc đối tượng khách hàng mục tiêu của hai bên có điểm tương đồng. Bởi điều đó sẽ giúp việc thu hút thêm một lượng lớn khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Đặc biệt trong trường hợp là Nhà tài trợ về mặt tài chính, bạn hoàn toàn có cơ hội thu thập được danh sách data khách hàng để sử dụng cho mục đích kinh doanh sau này.

Tất nhiên, ngoài tài trợ về mặt tài chính, các công ty còn nhiều sự lựa chọn khác như trở thành Nhà tài trợ hiện vật – cách thức giúp người tham dự có cơ hội trải nghiệm các sản phẩm đến từ chính doanh nghiệp đồng thời để lại những phản hồi có ích cho họ; hoặc Nhà tài trợ truyền thông – giúp tiếp cận đến nhiều hơn khách hàng mục tiêu cho sự kiện.

Tham dự hội trợ, triển lãm thương mại

Hội chợ, triển lãm thường được tổ chức 1-2 lần/năm chính là dịp tuyệt vời để các công ty trưng bày và tiếp thị sản phẩm của mình đến nhiều đối tượng khác nhau. Ngoài ra, đây cũng là lúc bạn có thể “nhìn ngắm” và nghiên cứu các sản phẩm mới nhất, đặc trưng nhất của các đối thủ cạnh tranh để rút ra bài học cũng như cải tiến cho sản phẩm công ty mình.

Các hội chợ, triển lãm lớn cũng thu hút không ít các diễn giả tiếng tăm. Hãy đến và lắng nghe vì biết đâu bạn sẽ tìm kiếm ra một cơ hội hợp tác tuyệt vời sau này.

Ra đời sớm và tiếp tục tồn tại trong sự phát triển của công nghệ thông tin, nên bên cạnh những ưu điểm nổi trội, Marketing truyền thống cũng không tránh khỏi vấp phải những hạn chế cần phải khắc phục. Các marketers cần phải hiểu rõ để tận dụng tối đa ưu điểm của nó và tránh mắc phải những sai lầm không cần thiết.

Ưu điểm của Marketing truyền thống

Tiếp cận nhanh chóng tới khách hàng địa phương [local customers]: Marketing truyền thống là phương thức giúp bạn tiếp cận với khách hàng của các khu vực nhỏ nhanh và hiệu quả hơn nhiều lần hơn so với digital marketing. Radio là một gợi ý không tồi khi nó vừa có thể quảng bá doanh nghiệp của bạn vừa truyền tải được thông điệp ý nghĩa một cách nhanh nhất.

Tái sử dụng và tái chế khi có thể: Các tờ rơi hay các tấm áp phích có một lợi thế vô cùng to lớn so với các phương thức marketing online khác đó là có thể tái sử dụng và đọc lại bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào bạn đang ở mà không cần kết nối internet. Những phương tiện quảng cáo cũng có thể được giữ lại để sử dụng và tái chế trong tương lai.

Quen thuộc: Không cần tranh cãi, Marketing truyền thống chính là phương thức rất đỗi quen thuộc đối với tất cả các thế hệ. Nó tồn tại một cách vô thức trong suy nghĩ của mọi người và khiến họ chấp nhận các hình thức quảng cáo như tờ rơi, áp phích một cách dễ dàng mà không cần bất cứ lời giải thích nào. Đặc biệt, với người già hay các đối tượng trung tuổi sống ở nông thôn khác, hình thức marketing này được cho là dễ tiếp cận hơn và tất nhiên, đem lại hiệu quả cao hơn cho các doanh nghiệp.

Độ tin cậy cao hơn: Tiếp thị truyền thống luôn có tỷ lệ thành công cao. Phương pháp marketing này được thử nghiệm nhiều lần, và do đó mọi doanh nhân đều tin rằng phương pháp truyền thống sẽ đem đến cho họ thành công. Marketing trực tuyến có thể tiếp cận một lượng lớn khách hàng, nhưng không có gì đảm bảo trong số đó tất cả đều là khách hàng mục tiêu.

Tạo thêm khách hàng mới: Marketing truyền thống sẽ cho phép bạn tiếp cận một lượng khách hàng lớn và trên nhiều nhân khẩu học khác nhau. Bạn có thể sử dụng biển quảng cáo, truyền hình và đài phát thanh để quảng cáo. Điều đó sẽ giúp đem thông điệp của bạn đến với các khu vực địa lý khác nhau, tiếp cận được khán giả mục tiêu và có thể, họ cũng có sự kết nối lại với doanh nghiệp của bạn.

Nhược điểm của Marketing truyền thống

Văn bản tĩnh: Trong Marketing truyền thống, văn bản được sử dụng là văn bản tĩnh, tức là bạn không thể thay đổi một khi đã xuất bản và điều này gây khó khăn mỗi khi sản phẩm có sự “update” hay khách hàng có sự phản hồi với sản phẩm, bạn không thể tương tác lại với họ. Hiển nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0, điều này gây ra một cản trở vô cùng lớn.

Mất nhiều thời gian để cập nhật thông tin: Nếu hình thức marketing offline này mất tới cả ngày hay thậm chí vài ngày để chuẩn bị cho ra mắt một sản phẩm quảng cáo trên báo chí hay truyền hình, thì với marketing hiện đại, quãng thời gian này rút ngắn chỉ còn vài phút. Đó là lúc bạn biết mình nên chọn hình thức nào vừa có lợi cho bản thân cũng như doanh nghiệp.

Chi phí đắt đỏ: Đây có lẽ là nguyên nhân chính dẫn đến việc Marketing truyền thống hiện nay không nhận được sự ưa chuộng như Marketing trực tuyến. In tờ rơi, sản xuất chương trình, tổ chức sự kiện offline đều mất nhiều chi phí và ngốn khá nhiều công sức của bạn. Việc này có thể được thực hiện dễ dàng trên hình thức trực tuyến với hiệu quả đem lại là tương đương.

Khả năng đo lường thấp: Trong hình thức Marketing này, bạn chỉ có thể tạo ra quảng cáo cho một vài kiểu túi xách hay đôi giày đang là “hot trend” của thị trường, chứ không thể đo lường sở thích, thói quen của khách hàng trên mạng xã hội để gợi ý sản phẩm khách hàng mong muốn như với Marketing trực tuyến.

Cung cấp ít thông tin hơn: Khối lượng dữ liệu của cả một doanh nghiệp hay sản phẩm không thể được trình bày đầy đủ trong cứ hình thức “offline| nào, do đó, nó gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình.

Điểm giống và khác nhau giữa Marketing Online và marketing truyền thống

Rõ ràng Marketing không phải là xu hướng mới mà nó đã tồn tại trên thế giới này được nhiều thập kỷ. Theo thời gian, Marketing chỉ thay đổi về phương thức triển khai và dưới sự phát triển của công nghệ số, nó đã tạo ra sức ảnh hưởng không hề nhỏ với sự kết hợp của cả Marketing truyền thống và Online.

Sự khác nhau

Điểm xuất phát: Khác biệt đầu tiên phải kể đến đó chính là việc Marketing truyền thống tập trung vào việc bán những mặt hàng do doanh nghiệp sản xuất ra còn Marketing hiện tại thì chú trọng vào khâu nghiên cứu khách hàng rồi sau đó mới sản xuất sản phẩm để bán cho các khách hàng mục tiêu.

Góc nhìn: Hình thức Traditional marketing này được cho là chỉ đứng trên góc nhìn của doanh nghiệp và tập trung làm sao để bán được nhiều hàng nhất có thể, mặc kệ khách hàng có thích hay không. Trong khi đó Marketing Online hướng đến việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng và cung cấp các sản phẩm đến từng đối tượng khác nhau.

Phạm vi ảnh hưởng: Trong khi Marketing kiểu truyền thống chỉ ảnh hưởng đến việc bán hàng trong doanh nghiệp thì với Marketing Online, nó ảnh hưởng đến toàn bộ phòng ban của công ty, từ phòng tài chính, kế hoạch, hay nghiên cứu phát triển [R&D],…

Mục đích: Mục đích của Marketing truyền thống chỉ là bán hàng còn mục đích của Marketing Online thì rộng hơn thế nhiều, nó bao gồm cả sự hài lòng của khách hàng, dịch vụ sau sales và nhiều sự thay đổi khác.

Hình thức: Điểm khác biệt cuối cùng chúng tôi muốn nhắc đến trong bài viết này đó là Marketing Online đã đa dạng hóa các phương thức thực hiện, không chỉ là trên tivi, báo đài, biển quảng cáo,… mà còn trên các trang mạng xã hội hay các kênh internet marketing khác.

Điểm giống nhau

Có thể nói, Marketing truyền thống chính là cái gốc, cơ sở hình thành quan trọng cho Marketing Online ngày nay. Suy cho cùng, cả truyền thống và hiện đại đều đóng vai trò cốt lõi trong việc đem lại doanh thu cao nhất cho công ty. Marketing Online rộng lớn hơn, bao quát hơn khi góp phần vào việc tạo ra nhu cầu mới, thay đổi cơ cấu nhu cầu và làm cho nhu cầu ngày càng triển – và tất nhiên, cũng đẩy mạnh tiêu thụ những nhu cầu đó.

Marketing truyền thống vẫn chưa lỗi thời

Cùng với sự phát triển và phổ biến nhanh chóng của Facebook, YouTube, Twitter…, ngày nay chúng ta cũng chào đón rất nhiều công cụ marketing trực tuyến mới như Facebook marketing, email marketing, SMS, video… hay còn gọi là digital marketing [tiếp thị số].

Lợi thế của những công cụ marketing này, so với những công cụ marketing truyền thống như tivi, radio, báo chí,… là chi phí thấp hơn, nhanh chóng hơn và chi tiết hơn. Giả dụ, nếu đăng tải một TVC [video, phim quảng cáo nói về doanh nghiệp] lên tivi, trong một khung giờ nhất định, doanh nghiệp thông thường sẽ phải chi tối thiểu là vài trăm triệu đồng cho một chiến dịch, trong khi đăng tải TVC này lên YouTube, Facebook, các mạng xã hội, doanh nghiệp sẽ chỉ mất vài triệu đồng, bởi các công cụ này thường không tính phí đăng tải.

Bên cạnh đó, sử dụng công cụ marketing trực tuyến, doanh nghiệp còn có thể khoanh vùng những đối tượng khách hàng, từ độ tuổi bao nhiêu đến bao nhiêu, có sở thích, thói quen gì, có trình độ, có nhân khẩu học ra sao… để xem TVC đó. Doanh nghiệp sẽ đo được phản ứng [dựa vào lượt like, share, comment], đo được thời lượng xem, đo được mức độ hài lòng trực tiếp của khách hàng với TVC, điều mà những công cụ truyền thống khó lòng đạt được.

Thế nhưng, mọi vấn đề đều có tính hai mặt. Mặt trái của công cụ marketing trực tuyến chính là chúng không tạo được niềm tin của người tiêu dùng tốt như công cụ marketing truyền thống.

Trong một khảo sát nhằm thăm dò ý kiến về quảng cáo do Nielsen toàn cầu công bố vào năm 2015, với 30.000 người tham gia, thông qua hình thức trả lời trực tuyến tại 60 quốc gia để đánh giá tình cảm của người tiêu dùng đối với 19 hình thức quảng cáo hiện có, thì ở Việt Nam, ba hình thức quảng cáo đạt được niềm tin lớn nhất của người tiêu dùng là hình thức truyền miệng, website của doanh nghiệp và hình thức quảng cáo truyền thống. Cụ thể, quảng cáo trên truyền hình, tạp chí và báo là các hình thức quảng cáo đáng tin cậy nhất của phương thức quảng cáo trả tiền ở nước ta.

Khảo sát chỉ ra rằng, gần 7 trong 10 người tiêu dùng Việt có niềm tin vào các quảng cáo trên truyền hình – cao hơn mức trung bình toàn cầu [63%]. Con số “niềm tin” này với các quảng cáo trên tạp chí, báo và radio lần lượt là 65% và 60%. Báo cáo của Nielsen cũng cho thấy rằng ở Việt Nam, 82% người trả lời khảo sát sẽ có xu hướng làm theo những khuyến nghị đọc được từ các quảng cáo trên truyền hình, báo chí, radio.

Tại sao marketing trực tuyến không được tin tưởng?

Lý do lớn nhất ở đây, chính là doanh nghiệp đã thực hiện sai cách. Bởi sự đơn giản và chi phí thấp của mạng xã hội đã khiến nhiều doanh nghiệp không định hình được họ cần phải làm gì để tạo ra niềm tin cho khách hàng.

Ví dụ rất nhiều doanh nghiệp khi thực hiện một chiến dịch marketing trên mạng xã hội, như Facebook, ban đầu họ chỉ cần làm một động tác duy nhất là tạo một trang fanpage [trang doanh nghiệp] – và điều này hoàn toàn… miễn phí. Sau đó, trên trang fanpage này, doanh nghiệp liên tục đăng tải những sản phẩm của mình, những chương trình khuyến mãi, video, giảm giá… rồi sử dụng quảng cáo của Facebook để tăng like trang, tăng share trang, tăng like bài viết… trong một hai tuần rồi dừng lại. Và kết cục là họ không bán được hàng, không có được sự tương tác với người tiêu dùng. Rõ ràng, chúng ta sẽ không dám tin tưởng vào một thương hiệu, một sản phẩm mà mình chỉ “vô tình” nhìn thấy trên Facebook một vài lần, điều thần kỳ chỉ xảy ra với cách làm này khi khách hàng đang có nhu cầu cấp thiết và thị trường không có một sản phẩm nào cạnh tranh.

Bên cạnh đó, nhiều “dân” marketing, sau một vài lớp học digital marketing không chuyên, cũng đã góp phần vào việc làm suy giảm niềm tin của khách hàng với các kênh marketing trực tuyến. Không có tư duy marketing, tư duy làm việc khoa học và bài bản, những marketer không chuyên này đã biến những công cụ như email marketing, SMS marketing thành những “bãi rác”, nơi chứa toàn những tin nhắn rác, email spam, quảng cáo và những câu chuyện bán hàng lừa đảo, làm phiền người tiêu dùng, khiến họ trở nên đề phòng và thận trọng với tất cả các doanh nghiệp và thương hiệu sử dụng các công cụ marekting tương tự.

Những sai lầm mà quảng cáo truyền thống nên tránh

Theo David Ogilvy, người được xem là “cha đẻ” của ngành quảng cáo, thì sai lầm lớn nhất mà thương hiệu, doanh nghiệp thường mắc phải, đó là chỉ lo huyên thuyên nói về những điều mình thích, mình cho là thú vị. Khi đăng tải một bài quảng cáo cho sản phẩm mới trên báo, nếu bắt đầu từ câu đầu tiên cho đến câu cuối cùng, thương hiệu chỉ nói về sản phẩm của doanh nghiệp, về những thành tựu, định hướng, những câu chuyện, chính sách phát triển, kinh nghiệm… của mình, thì khi gấp lại trang báo, khách hàng sẽ chẳng nhớ gì.

Vì vậy, hãy tập trung giải quyết những vấn đề của khách hàng, nêu ra tác dụng của sản phẩm giúp giải quyết những điều khiến khách hàng trăn trở bấy lâu nay. Đó mới là cách đúng để một quảng cáo truyền thống phát huy tối đa nhất giá trị mà nó thực sự chứa đựng.

1. Thực trạng thị trường

Có một thực tế rằng chưa códoanh nghiệp nào nhận định đủ vàđúng,được tầm quan trọng của public relations. Nên vẫn có xu hướng trọng dụng quảng cáo hơn. Trong các hình thức của marketing, thay vì chọn PR thì người ta vẫn sẵn sàng chi khoản lớn cho quảng cáo. Tuy nhiên, nếu hiểu được ngọn ngành tính chất và lợi ích đem lại cho việc kinh doanh. Sẽ giải đáp được thắc mắc vì sao doanh nghiệp cần PR.

Quan hệ công chúng thực sự có lợi, đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh PR còn có một số hình thức tiếp thị, truyền thông nâng cao thương hiệu khác. Điển hình như: telemarketing, email marketing, viết nội dung, nghiên cứu thị trường, chat,... Là những dịch vụ giá trị caođược cung cấp tạiThiên Tú, đảm bảo độ hài lòng khách hàng với chất lượng hàng đầu.

Video liên quan

Chủ Đề