Tại sao gội đầu mà tóc vẫn bết

Tóc nhờn dai dẳng, mặc dù gội đầu thường xuyên, gây ra sự khó chịu cho hầu hết mọi người, đặc biệt gây phiền toái cho chị em khi mùa hè nóng nực bắt đầu. 

Gội đầu thường xuyên mỗi ngày nhằm giảm tình trạng tóc bết [ảnh minh hoạ]

Tình trạng tóc bết không chỉ làm chị em khó chịu mà còn làm ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ. Nhiều bạn than thở ngày nào cũng gội mà vẫn bị chê là đầu bẩn, không gội nên thấy tự ti và xấu hổ khi giao tiếp.

Nguyễn Phương Nga [Nam Từ Liêm] cho biết, tối nào đi làm về cô cũng gội đầu nhưng chỉ sau một đêm, sáng hôm sau cảm giác tóc đã nhờn rồi. Đến cơ quan, tóc cứ xẹp xuống, bóng nhờn, bết lại.

“Em chỉ dùng dầu gội, không dùng dầu xả thì đỡ. Nhưng do tóc xấu, nếu không dùng dầu xả thì lại bông xù, xỉa ra tứ tung. Thành ra cứ phải dùng dầu xả. Mùa đông tình trạng tóc bết còn đỡ lộ, nhưng mùa hè dù ngày nào cũng gội nhưng chỉ đến trưa là tóc lại bóng nhờn, mùi kém thơm”, Nga than phiền.

Chia sẻ với phóng viên Infonet, BS Hà Linh, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết tóc quá nhờn có thể là do tăng tiết bã nhờn, đây là một tình trạng da tương đối phổ biến.

Tăng tiết bã nhờn xảy ra khi các tuyến bã nhờn tạo ra dầu thừa, hoặc bã nhờn, làm cho da và da đầu nhờn rít. Hầu hết những người bị tăng tiết bã nhờn không có bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào.

Tuy nhiên, một số người có thể gặp tình trạng mất cân bằng hormone, gây ra tình trạng dầu nhờn khó kiểm soát. 

Ngoài ra, loại tóc của một người cũng có thể ảnh hưởng đến độ nhờn của tóc. Theo đó, tóc thẳng hoặc tóc mỏng thường có vẻ nhờn hơn tóc xoăn hoặc tóc dày.

“Điều này là do bã nhờn từ da đầu có thể dễ dàng bao phủ toàn bộ sợi tóc nếu tóc thẳng hoặc mỏng”, BS Hà Linh thông tin.

Theo nữ bác sĩ này, nếu mọi người đang sử dụng các sản phẩm dành cho tóc chứa dầu hoặc sáp, những chất này có thể gây tích tụ dầu, tế bào da và mồ hôi trên tóc. Điều này có thể làm cho tóc bị nhờn ngay sau khi gội đầu.

Ngoài ra, dầu cũng có thể đến từ các vật dụng mà một người sử dụng trên tóc thường xuyên, chẳng hạn như khăn lau tóc, bàn chải hoặc lược chải tóc, mũ và khăn quàng cổ…

“Một số bằng chứng cho thấy các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc và da đầu. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy ô nhiễm không khí gây ra tình trạng da đầu nhờn ở những người sống ở thành phố, cùng với các vấn đề về da đầu khác như ngứa và gàu", BS Hà Linh thông tin.

Theo các chuyên gia da liễu, môi trường là yếu tố ảnh hưởng đến tóc một cách rõ ràng nhất. Thời tiết nắng nóng, hoạt động ngoài trời nhiều, tuyến bã nhờn và mồ hôi hoạt động mạnh mẽ sẽ kiến tóc bạn nhanh bị bết. Lúc này, các tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh hơn khi mà độ ẩm trong không khí tăng cao, tóc của bạn sẽ bị nhiều dầu và nhanh bết bẩn. Điều này thể hiện rõ nhất vào mùa hè, không khí nóng ẩm - khi mà bạn vừa gội đầu xong nhưng tóc lại bết rất nhanh.

Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng có thể đóng một vai trò trong việc sản xuất bã nhờn dư thừa. Theo một bài báo năm 2016, sữa và chế độ ăn nhiều đường có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố androgen, ảnh hưởng đến lượng bã nhờn mà da sản xuất.

Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, theo BS Hà Linh phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể gây ra.

Trong đó, biện pháp kiểm soát lượng dầu thừa hoặc thay đổi thói quen chăm sóc tóc có thể hữu ích giúp chị em cải thiện tình trạng tóc bết.

Theo đó, những người có mái tóc thẳng hoặc tóc nhanh bị nhờn có thể cần gội đầu hàng ngày để loại bỏ dầu thừa bằng cách sử dụng các sản phẩm có chứa trà xanh có thể giúp kiểm soát nhờn cho tóc. Nếu có thể, gội đầu mỗi ngày một lần, hoặc ít thường xuyên hơn đối với những người có mái tóc dễ hư tổn.

Tóc nhờn sau khi gội có thể do thói quen chăm sóc tóc của mỗi người, sự sản xuất quá nhiều bã nhờn, các yếu tố môi trường hoặc tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Mọi người có thể giúp tóc hết nhờn nhanh chóng bằng cách sử dụng dầu gội làm sạch nhẹ nhàng, không gây nhờn cho tóc. Tránh các sản phẩm tạo kiểu tóc có chứa dầu hoặc sáp, vì những sản phẩm này có thể tạo ra cặn và tích tụ.

“Thường xuyên vệ sinh bàn chải, lược, khăn lau tóc, vỏ gối và mũ đội đầu. Ngoài ra, chị em cũng thử thay đổi chế độ ăn uống, chẳng hạn như chế độ ăn uống có hàm lượng đường huyết [GI] thấp. Nếu các phương pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, mọi người có thể đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để được điều trị thêm”, BS Hà Linh mách nước.

N. Huyền 

Có rất nhiều nguyên nhân từ chủ quan tới khách quan khiến tóc nhanh bị bết dính, xác định được nguyên nhân này có thể giúp bạn kiểm soát được tình hình và giữ cho mái tóc luôn khỏe đẹp hơn đó. Cùng tìm hiểu về 7 nguyên nhân phổ biến nhất khiến tóc nhanh bết và cách khắc phục chúng nhé:

Ảnh minh họa: Internet

1. Do cơ địa

Một số người có cơ địa da dầu có thể sẽ có da đầu bị dầu hoặc một số vấn đề về việc mất cân bằng hooc-mon hay viêm da đầu cũng có thể khiến da đầu tiết nhiều bã nhờn hơn, khiến đầu luôn trong tình trạng bết dính vì dầu.

Tình trạng này khiến tóc bạn lúc nào cũng bóng dầu, bết dính và thường mỏng, ép sát da đầu.Với tình trạng này, rất khó để điều trị dứt điểm mà bạn chỉ có thể hạn chế bằng cách gội đầu thường xuyên hoặc khám bác sĩ nếu vấn đề quá nghiêm trọng.

Ảnh minh họa: Internet

2. Gội đầu quá thường xuyên

Cũng như da mặt, bạn càng gội đầu nhiều, các hóa chất trong dầu gội càng khiến da đầu bị khô và theo cơ chế tự cân bằng của cơ thể, da đầu sẽ tiết ra nhiều dầu hơn để điều tiết lượng dầu của da đầu. Chính vì vậy, nếu bạn càng gội đầu nhiều, tóc bạn không những không sạch sẽ hơn mà càng nhanh bết hơn thôi.

Trên da đầu có một số lợi khuẩn giúp cân bằng độ pH, nếu gội đầu quá thường xuyên, hóa chất trong dầu gội sẽ tiêu diệt các lợi khuẩn này, khiến da đầu bạn càng trở nên nhạy cảm, khó chăm sóc hơn. Hãy thay đổi tần suất gội đầu từ 2-3 lần/ tuần, sử dụng các loại dầu gội có tác dụng dưỡng ẩm hoặc trị gầu phù hợp với tình trạng tóc và da đầu bạn.

Ảnh minh họa: Internet

3. Buộc tóc quá chặt

Mái tóc đuôi ngựa khiến bạn vừa trẻ trung vừa khỏe khoắn thế nhưng nếu buộc tóc đuôi ngựa thường xuyên và quá chặt, dù bạn có che giấu được mái tóc bết nhưng nó lại là nguyên nhân khiến tóc bạn càng ngày càng xấu và nhanh bết dính hơn. Kiểu tóc này khiến da đầu bị bí, do đó, chúng sẽ tiết ra nhiều dầu hơn ở chân tóc.

Bên cạnh đó, nếu buộc quá chặt hoặc cần dùng các loại sản phẩm tạo kiểu cho tóc, bạn sẽ khiến chân tóc bị kéo căng, hóa chất ngấm vào tóc gây hư tổn, khiến tóc yếu và dễ bị rụng.

Ảnh minh họa: Internet

4. Chọn sai sản phẩm chăm sóc tóc

Hãy lắng nghe tóc và da đầu bạn trước khi chọn một loại sản phẩm chăm sóc tóc chỉ vì mùi hương hay những tác dụng mà bạn chỉ nghe người khác đồn thổi. Các sản phẩm chăm sóc tóc có tác dụng như một lớp bảo vệ, phục hồi tóc, thế nhưng bạn phải chọn được đúng loại phù hợp với mái tóc của mình. Nếu tóc bạn khô sơ, da đầu bị khô, bạn có thể chọn loại cấp ẩm chuyên sâu. Nếu không, cấp ẩm sẽ chỉ khiến tóc bạn nặng, bết dính hơn và bớt đi độ bồng bềnh vốn có.

Với da đầu bị dầu, hãy làm sạch bằng một loại dầu gội bình thường, không chuyên trị các vấn đề về tóc và có thể dùng sản phẩm sạch sâu 2 lần/ tháng như một cách để "thanh lọc" da đầu, làm sạch khỏi các chất nhờ tích tụ trong thời gian dài và giúp tóc trông sạch hơn.

Ảnh minh họa: Internet

5. Quá căng thẳng

Căng thẳng không chỉ khiến da dẻ xấu đi mà da đầu cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, cortisol sản sinh nhiều hơn khi chúng ta căng thẳng, khiến bã nhờn tiết ra nhiều hơn và kết quả đương nhiên là mái tóc cũng nhanh bết hơn.

Để giảm dầu, trước hết hãy giải phóng bản thân khỏi căng thẳng, tập cho mình một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học để cơ thể được cân bằng.

Ảnh minh họa: Internet

6. Không xả tóc bằng nước lạnh

Nước nóng giúp lỗ chân lông giãn nở, loại bỏ bụi bẩn và hòa tan dầu thừa trên tóc. Tuy nhiên, nếu gội tóc bằng nước nóng quá sẽ khiến da đầu bạn bị khô và hấp thụ nhiều chất hóa học từ dầu gội vào da đầu hơn. Không chỉ vậy, nước nóng còn khiến da đầu tiết nhiều dầu hơn và gây gầu, ngứa cho da đầu.

Nếu gội tóc bằng nước ấm, hãy xả lại với nước mát để da đầu được se khít lỗ chân lông.

Ảnh minh họa: Internet

7. Chải tóc, chạm tóc quá thường xuyên

Trên ngón tay chứa rất nhiều vi khuẩn và chất nhờn, nếu bạn chạm tay lên tóc và chải tóc thường xuyên, không chỉ tóc bạn nhanh bết dầu mà còn khiến bã nhờn lan từ chân đến ngọn tóc.

Bạn nên bỏ thói quen chạm tay lên tóc, nhất là chạm tay vô thức khi nói chuyện và chỉ nên chải tóc 2 lần/ ngày.

Ảnh minh họa: Internet

Sở hữu một mái tóc đẹp là niềm kiêu hãnh của rất nhiều chị em phụ nữ. Song, tình trạng tóc bết dính khiến nhiều chị em tự ti, thậm chí tốn rất nhiều thời gian và công sức để tìm ra giải pháp giúp phục hồi mái tóc suôn mượt. Để chăm sóc tóc cũng như cải thiện tình trạng tóc bị bết dính, hãy cùng chúng tôi khám phá nội dung bài viết sau.

Tóc bết dính là hiện tượng thường gặp và không thể tránh khỏi. Thông thường, tuyến bã nhờn giúp giữ ẩm cho tóc và da đầu, giúp tóc bóng mượt và ngăn tóc bị khô gãy. Khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, tạo cảm giác tóc bết dính và thường mỏng xẹp, ép sát da đầu, gây mất thẩm mỹ và có thể phát sinh gàu. Bằng việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia cũng như theo dõi các cuộc diễn đàn về tóc, chúng tôi đã tìm ra một số thủ phạm gây ra tóc bết dính. Cụ thể là:

Những thói quen gội đầu xấu ảnh hưởng tới sức khỏe của mái tóc, khiến tóc bị xơ rối, gãy rụng hay bết dính hơn.

Gội đầu quá nhiều lần trong một ngày: trên thực tế, gội đầu giúp làm sạch chất nhờn và vi khuẩn, đem lại cảm giác sảng khoái và mát mẻ, nuôi dưỡng da đầu hiệu quả. Những gội đầu quá thường xuyên trong một ngày khiến da đầu bị tổn thương, bã nhờn được tiết nhiều hơn, gây cảnh giác khó chịu cho da đầu.

Sử dụng nước nóng để gội đầu: dùng nước hơi ấm là nước có nhiệt độ thích hợp nhất để gội đầu. Sử dụng nước nóng làm da đầu bị tổn thương và chân tóc yếu đi. Nước nóng kích thích sự tiết bã nhờn nhiều hơn cũng như khiến tóc dễ bị gãy rụng, ảnh hưởng tới sức khỏe của mái tóc. Vì vậy, nên sử dụng nước ở nhiệt độ phù hợp để tránh những hư tổn không đáng có cho tóc.

Ảnh: Gội đầu bằng nước nóng gây hại cho tóc

Vỏ đầu quá mạnh khi gội đầu: khi gội đầu cần massage nhẹ nhàng để tóc hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Nhưng nếu dùng lực quá mạnh sẽ gây tổn thương da đầu, lớp sừng dễ bị bong tróc, chất nhờn không bị mất đi mà còn có cơ hội để phát triển.

Không xả sạch tàn dư từ dầu gội và dầu xả: dầu gội và dầu xả nếu còn sót lại trên da đầu không có tác dụng nuôi dưỡng mái tóc khỏe mạnh mà chỉ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, nhẹ thì gây tóc bết dính, nặng thì gây nấm và ngứa.

Không chải tóc trước khi gội đầu: sau khi gội đầu, chị em có thể chải tóc rất nhiều nhưng phải đầu trước khi gội đầu u thì chẳng mấy ai thực hiện. Chải tóc trước khi gội đầu sẽ giúp tóc không bị rối cũng như loại bỏ bụi bẩn tốt hơn. Do đó, sẽ tăng cường khả năng miễn dịch, loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa tình trạng tóc bết dính.

Không massage da đầu: vò đầu quá mạnh gây tổn thương da đầu nhưng cũng không thể bỏ qua công đoạn massage da đầu. Vì đây là công đoạn giúp làm sạch da đầu và tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất. Không massage da đầu sẽ không đem lại hiệu nghiện khi gội đầu và chỉ khiến tóc thêm hư tổn, làm tóc bết dính.

Sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh: nguồn nước không đảm bảo an toàn, chứa nhiều bụi bẩn và vi khuẩn gây cho da đầu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, học sinh đã nhờn, khiến tóc bết dính và làm tóc dễ rụng.

Đấu trực tiếp dầu gội lên tóc: dầu gội tạo bọt để loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn. Nhưng nếu bị tập trung tại một chỗ sẽ khiến bã nhờn hút nhiều tại một vùng và làm hại da đầu, gây gãy rụng tóc. Bạn nên đổ vào bàn tay và xoa đều rồi mới thoa lên tóc.

Dầu gội là sản phẩm được sử dụng hàng ngày để làm sạch bụi bẩn và chăm sóc tóc hiệu quả. Vì thế mà việc sử dụng dầu gội không phù hợp có thể ghi ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mái tóc. Bạn nên lựa chọn những sản phẩm dầu gội có độ pH phù hợp giúp loại bỏ chất nhờn và phục hồi hư tổn cho da đầu.

  • Tóc dầu: với tóc dầu, nếu bạn sử dụng dầu gội quá nhiều hóa chất, chất dưỡng ẩm hay tinh dầu thơm, các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn và khiến tóc càng thêm bết dính. Bạn nên gội bằng nước lạnh giả sử dụng dầu gội có chứa thành phần kẽm với độ pH lớn hơn 6, ít chất dưỡng ẩm hơn để giúp tóc khô ráo và bồng bềnh.
  • Tóc thường: loại tóc này không bị khô hay bị bết dính. Bạn tuyệt đối không được sử dụng các sản phẩm điều chế cho các loại tóc dầu và khô vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mái tóc, khiến tóc trở thành tóc bị bóng dầu hoặc khô xơ.
  • Tóc nhiều gàu: tóc nhiều gàu là do da đầu bị tổn thương, vi khuẩn hoạt động mạnh. Sử dụng sản phẩm gội đầu cung cấp độ ẩm, dưỡng tóc bồng bềnh mà không có tác dụng trị gàu, tăng khả năng kháng khuẩn cho da đầu sẽ khiến phát sinh bã nhờn, làm tóc hư tổn và gây bết dính.

Rối loạn nội tiết tố là hiện tượng rối loạn hormone trong máu, gây ảnh hưởng tưởng nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể như gây mất ngủ, sốt, tim đập nhanh,…

Ảnh: Rối loạn nội tiết tố có thể gây bết dính tóc

Bên cạnh đó, rối loạn nội tiết tố được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng tóc bết dính. Khi hormone tăng hoặc giảm bất thường, dầu nhờn được tiết ra quá mức và khiến tóc bị bết dính. Lúc đó, gàu và nấm sẽ có cơ hội để phát triển, gây ra nhiều phiền toái cho mọi người.

Để điều trị rối loạn nội tiết, người bệnh có thể sử dụng thuốc estrogen và testosterone, metformin, levothyroxine hai khách thích bổ sung tự nhiên như nhân sâm, thiên ma, đương quy, cỏ ba lá đỏ, dầu hoa anh thảo,…

Dầu xả được biết với những công dụng như giúp ngăn chặn tóc khô xơ, chẻ ngọn, gãy rụng,… đem lại mái tóc mềm mượt và chắc khỏe. Tuy nhiên, quá nhiều dầu xả có thể gây bết dính, gây ngứa và sinh ra gàu đấy. Vì dầu xả có khả năng cung cấp độ ẩm, phù hợp với các loại tóc khô. Không thể phủ nhận rằng vẫn có thể sử dụng loại dầu xả phù hợp với mái tóc dầu nhờn. Nhưng yêu cầu người sử dụng cần dùng với lượng thích hợp. Sử dụng quá nhiều chỉ làm tóc thêm khô hoặc nhờn, khiến tóc gãy rụng và hư tổn.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn loại dầu xả phù hợp với mái tóc và thoa dầu xả đúng cách. Khi dùng dầu xả, không lưu lại dầu xả trên đầu quá lâu vì có thể làm da đầu nhờn rít. Sử dụng dầu xả hợp lý sẽ đem lại mái tóc bồng bềnh và mượt mà hơn.

Nếu như chị em vẫn đau đầu đi tìm cách khắc phục tình trạng tóc bết dính sau khi gội đầu thì còn chần chừ gì mà không thử ngay những phương pháp hiệu nghiệm sau đây.

Gội đầu giúp loại bỏ vi khuẩn và bã nhờn, đem lại cảm giác dễ chịu và khoan khoái sau một ngày làm việc vất vả. Nếu không gội đầu sẽ gây mùi hôi khó chịu, tạo điều kiện cho vi khuẩn và bã nhờn mồ hôi sinh sôi và phát triển. Bên cạnh đó, không gội đầu sẽ làm lỗ chân lông bị tắc, khiến viêm chân tóc, khiến tóc xơ rối, dễ bị bám bụi.

Nhưng gội đầu quá thường xuyên khiến lớp sừng trên da đầu bị yếu đi và nhờn tiết ra càng nhiều hơn, người tổn thương da đầu và hư hại tóc. Sử dụng dầu gội quá nhiều khiến tóc bị chẻ ngọn, kém bóng mượt. Ngoài ra, gội đầu nhiều làm màu tóc nhanh phai và dễ gãy rụng, khiến tóc rụng nhiều hơn bình thường hình dây gây mỏng tóc, hói đầu. Vì thế, chỉ nên gội đầu 2-3 ngày/lần.

Sấy tóc giúp làm nước nhanh bay hơi nhưng sử dụng nhiều sẽ gây xơ tóc và chẻ ngọn. Hơn nữa, lạm dụng máy sấy tóc có thể khiến tóc yếu và mỏng, khiến sợi tóc dễ bị gãy và rối. Để bảo vệ mái tóc bồng bềnh và óng ả, bạn nên để tóc khô tự nhiên ta có thể sử dụng các dầu dưỡng từ thiên nhiên để bổ sung vitamin và khoáng chất nuôi dưỡng tóc chắc khỏe hơn.

Ảnh: Hạn chế sấy tóc giúp tóc ít bết dính hơn

Sử dụng máy sấy để làm khô tóc là phương pháp thuận tiện và tiết kiệm thời gian nhưng chú ý sử dụng ở nhiệt độ vừa phải và chỉ nên dùng máy sấy khi thực sự cần thiết. Hãy sử dụng máy sấy đúng cách để bảo vệ mái tóc bồng bềnh và suôn mượt nhé!

Dầu xả giúp cấp độ ẩm, bổ sung chất dinh dưỡng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của tóc, làm giảm hiện tượng khô xơ, chẻ ngọn, gãy rụng, ngăn ngừa gàu, giúp tóc luôn bóng mượt, mềm mại. Dùng dầu xả sẽ giúp bảo vệ tóc, phục hồi tóc hư tổn giúp tóc chắc khỏe, mượt mà hơn.

Các chuyên gia khuyến cáo nên dùng dầu xả 3-4 lần/tuần và cần chọn dầu xả phù hợp với tóc. Chẳng hạn dầu xả dược liệu Thái Dương 3 phù hợp với tóc khô xơ, chẻ ngọn, giúp tóc mềm mượt và óng ả hơn. Khi sử dụng dầu xả, không bôi trực tiếp lên da đầu vì có thể khiến bã nhờn tập trung vào một chỗ, gây dính bết. Tóc mới là nơi cần được dùng dầu xả chứ không phải da đầu, Vì thế nên đủ dầu xả ra tay và xoa đều rồi mới thoa lên tóc. Giữ dầu xả trên tóc trong vòng 3 phút sẽ giúp tóc suôn mượt và tràn đầy sức sống hơn.

Lược là một trong những vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là đối với chị em có mái tóc dài. Tuy nhiên, lược sử dụng lâu sẽ bị bám bụi bẩn và gây ra chất nhờn, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Các chuyên gia về tóc khuyến cáo nên vệ sinh lược ít nhất 1-2 lần/ tuần và thay lược sau 1 năm sử dụng.

Với lược mái chèo hay lược bán nguyệt, dùng mũi kéo bị lấy hết các sợi tóc và bụi bẩn ra ngoài. Sau đó ngâm trong nước xà phòng pha loãng khoảng 15 phút già dùng bàn chải mềm loại bỏ bụi bẩn. Cuối cùng rửa lại bằng nước sạch và phơi lược ở nơi khô ráo và thoáng mát. Còn với lược nhựa thông thường, sau khi dùng tay gỡ hết các sợi tóc bám dính trên lược, dùng bàn chải đánh răng cũ và thoa một chút xà phòng rồi chà xát từng chân lược thật sạch, đảm bảo không còn bụi bẩn thì mới rửa sạch lại bằng nước và đem phơi khô.

Vệ sinh lược giúp loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ tóc tiếp xúc với bụi bẩn, chất nhờn, ngăn ngừa các bệnh vì tóc như gàu, nấm da đầu, viêm chân tóc,… Những chiếc lược bẩn sẽ khiến tóc nhanh bết hơn và kèm theo mùi hôi khó chịu. Do đó, bạn nên vệ sinh được thường xuyên để chăm sóc tóc hiệu quả hơn.

Gội đầu bằng nước nóng sẽ làm tổn thương các nang tóc, gây bong tróc, phát sinh gàu, gây bết dính và khiến chị em khó chịu. Gội đầu bằng nước lạnh sẽ giúp làm sạch gàu bám trên tóc, thông thoáng da đầu giúp làm bóng mượt thân và ngọn tóc cũng như giúp cho người dùng cải thiện cảm xúc, lưu thông máu lên não giảm căng thẳng và tăng cường trí nhớ. Sử dụng nước lạnh rất phù hợp với những người có da đầu khô, nhiều gàu và thích hợp sử dụng vào ngày hè nóng bức.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sử dụng nước ấm ở 35-37 độ C sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn trên da đầu hiệu quả, thích hợp vào những ngày trời đông lạnh giá, tránh gây cảm cúm.

Bên cạnh việc sử dụng các dầu gội, lựa chọn các thảo dược tự nhiên để trị biết tóc cũng là cách làm hiệu quả, đảm bảo an toàn và dưỡng tóc tự nhiên.

Ảnh: Dùng các thảo dược cho tóc để hạn chế bết dính
  • Dùng bồ kết trị bết dính: từ lâu, mục đích đã được các bà, các mẹ sử dụng làm nước gội đầu ta đem lại mái tóc đen óng, mượt mà hơn. Bởi trong bồ kết có saponin giúp kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt và bảo vệ da đầu khỏi các tác nhân gây ra ngứa, nấm và viêm da đầu. Thành phần hợp chất flavonoit giúp giảm rụng tóc và ngăn ngừa gàu hiệu quả. Để sử dụng bồ kết, trước tiên, chọn những quả bồ kết già và đem phơi khô. Sau đó, đem đi nướng để loại bỏ các chất độc có trong bồ kết. Dùng nước bồ kết này để gội đầu sẽ giúp da đầu thông thoáng, cải thiện tình trạng bết dính.
  • Sử dụng trà xanh: qua đường uống, trà xanh giúp tăng cường miễn dịch, thanh lọc và giải độc gan. Ngoài ra, trà xanh giúp trị tóc bị bết dính rất hữu hiệu. Trong trà xanh, có chứa hợp chất alkaloid, tanin giúp đánh bay bụi bẩn và làm sạch vi khuẩn. Sự có mặt của polyphenol trong trà xanh rất có lợi cho da đầu, giúp nuôi dưỡng tóc từ chân đến ngọc, kích thích sự tăng trưởng của tóc, ngăn ngừa rụng tóc. Trước tiên, lấy trà xanh hãm lấy nước và để nguội hoặc pha với nước lạnh. Đổ từ từ ừ nước trà xanh lên tóc và massage nhẹ nhàng trong 15 phút sẽ thấy đầu óc thư giãn, tóc mềm mượt và óng ả hơn.
  • Sử dụng nha đam [lô hội] trị tóc bết dính và dưỡng tóc từ sâu bên trong: nha đam chứa nhiều nước và chất chống oxy hóa giúp phục hồi các hư tổn, giúp phu nhân ta làm tóc mềm mại hơn. Các vitamin và khoáng chất trong nha đam cũng tăng độ chắc khỏe cho tóc và kích thích tóc phát triển nhanh chóng. Bạn chỉ cần làm sạch nha đam, gọt vỏ lấy phần gel mềm bên trong. Sau khi làm sạch tóc bằng nước thì thoa trực tiếp gel này lên tóc và dùng khăn ủ trong 30 phút. Rồi gội đầu lại bằng nước lần nữa da sẽ giúp trị tóc bết dầu nhanh chóng.

Bổ sung vitamin và các dưỡng chất hợp lý sẽ giúp mái tóc chắc khỏe, có khả năng kháng khuẩn tốt hơn cũng như loại bỏ dầu nhờn, tránh bết dính hữu hiệu. Chế độ ăn uống khoa học giúp chăm sóc tóc được các chuyên gia khuyến cáo như:

Hạn chế ăn đồ ngọt và dầu mỡ: sử dụng quá nhiều đường khiến mất cân bằng hormone, khiến cơ thể sản xuất nhiều dầu hơn, làm tăng bã nhờn. Còn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ lại kích thích tuyến dầu hoạt động, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe, vừa làm tóc bết dính, tính thẩm mỹ. Vì thế, nên tránh sử dụng nhiều các loại thức ăn này, vừa ảnh hưởng tới hoạt động ảnh cũng như chức năng của các cơ quan trong cơ thể, vừa khiến tóc mất đi sự bồng bềnh và óng mượt.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B và E: vitamin B và E giúp nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, chống oxy hóa cao, ngăn ngừa tình trạng tóc bạc sớm, giúp tóc mềm mượt và bồng bềnh hơn.

Ăn nhiều rau xanh và trái cây: rau xanh và trái cây có nhiều chất xơ, lutein, vitamin C và zeaxanthin giúp tóc phát triển nhanh chóng, ngăn ngừa tóc gãy rụng, giúp tóc bóng mượt. Hay vitamin B, C và beta-carotene có trong quả gấc, quả bơ, quả cà chua,… cũng giúp thúc đẩy lưu thông máu, lại mái tóc đầy sức sống và bồng bềnh. Do đó, hãy sử dụng rau xanh và trái cây để chăm sóc tốt hơn nhé.

Hạn chế tiêu thụ quá nhiều muối: muối có thể gây mất nước và ảnh hưởng đến dạ dày. Khi cơ thể mất nước, dầu được sản xuất nhiều hơn để cải thiện tình trạng này. Vì thế, gàu và bã nhờn được sản sinh nhiều hơn, gây tổn thương da đầu.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề tại:

Video liên quan

Chủ Đề