Tại sao không nên lạm dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là cái tên không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Loại thuốc quen mặt này xuất hiện trong điều trị nhiều bệnh lý, từ đơn giản đến phức tạp và có thể mua ở hầu hết mọi nhà thuốc. Tuy nhiên, liệu bạn đã thật sự hiểu rõ về loại thuốc này? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về lợi ích và nguy cơ mà nó mang lại đối với sức khỏe người bệnh.

1. Tìm hiểu về thuốc kháng sinh

Những thông tin về thuốc kháng sinh sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thuốc khá quen thuộc này.

Như thế nào được gọi là kháng sinh?

Kháng sinh là những chất có khả năng kháng khuẩn, có nguồn gốc từ các chủng vi sinh vật như: nấm, vi khuẩn, Actinomycetes. Kháng sinh được sử dụng để ức chế, kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt các vi sinh vật khác một cách toàn diện. Ngày nay, kháng sinh còn được tạo ra bằng các biện pháp tổng hợp hoặc bán tổng hợp từ các chất hóa học.

Các loại thuốc kháng sinh với công dụng chính chống khuẩn và nấm dễ dàng tìm mua nhiều ở nhà thuốc

Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh là các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nên các bệnh lý nhiễm trùng hay được kết hợp trong việc điều trị một số loại bệnh khác. Các loại thuốc kháng sinh được chế xuất dưới dạng thuốc uống viên nén, dạng lỏng được truyền hoặc tiêm vào cơ thể. Tùy theo nhu cầu của người bệnh để lựa chọn các loại thuốc sử dụng mang đến hiệu quả .

2. Những loại thuốc kháng sinh và tác dụng

Thuốc kháng sinh chống khuẩn

  • Kháng sinh thuộc nhóm Beta-Lactam

Đại diện cho kháng sinh nhóm Beta-Lactam: Kháng sinh nhóm Penicilin, kháng sinh nhóm Cephalosporin. Ngoài ra còn có các loại kháng sinh khác như: nhóm Carbapenem, nhóm monobactam,…

Các loại kháng sinh Penicillin được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhân gặp phải các bệnh lý như: nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn não - màng não, viêm màng trong tim, viêm tai, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn các phần mềm trong cơ thể,… Có tác dụng chống và ngăn ngừa các hiện tượng nhiễm trùng nhẹ do sự tấn công của các loại vi khuẩn khi cơ thể bị tổn thương.

Các loại kháng sinh nhóm Cephalosporin gồm 3 thế hệ: Cefalexin, Cefuroxim, Cefotaxim. Các loại kháng sinh có tác dụng chống các vấn đề liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn các mô mềm [tổn thương trên da có mủ hoặc không mủ] và được sử dụng để phòng hiện tượng nhiễm khuẩn trong và sau khi phẫu thuật. Các loại thuốc này còn được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm màng não, viêm màng trong tim, bệnh lậu, bệnh thương hàn,...

  • Kháng sinh nhóm Aminoglycosid

Kháng sinh nhóm Aminoglycosid bao gồm các loại như: Kanamycin, Gentamicin, Amikacin, Tobramycin,…

Các loại kháng sinh thuộc nhóm này có tác dụng diệt khuẩn. Tác dụng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gram âm, khuẩn tụ cầu, trực khuẩn lao. Thuốc Streptomycin thuộc nhóm này được dùng để điều trị bệnh lao. Ngoài ra, các kháng sinh còn lại có thể được kết hợp với một số loại khác để sử dụng cho những người có bệnh lý về: nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm trực khuẩn mủ xanh, viêm màng trong tim, viêm màng não,…

  • Kháng sinh nhóm Lincosamid

Nhóm kháng sinh bao gồm 2 loại thuốc chính là: Lincomycin - kháng sinh từ vi sinh vật tự nhiên, Clindamycin - kháng sinh được bào chế qua hình thức bán tổng hợp.

Các kháng sinh thuộc nhóm Lincosamid có chức năng chính là kìm khuẩn do sự ức chế tổng hợp của protein, protein của các vi sinh vật không thể phát triển hoặc hình thành khiến cho hoạt động của các vi sinh vật này bị ngưng trệ, mất khả năng sinh sôi và phát triển. Nhóm thuốc này được chỉ định sử dụng cho người bị nhiễm khuẩn nặng ở đường hô hấp, nhiễm khuẩn ở xương khớp hay bộ phận sinh dục. Bên cạnh đó, còn có tác dụng phòng bệnh viêm màng trong tim, điều trị viêm phổi, áp xe phổi hay các bệnh liên quan đến đến viêm đường sinh dục ở nữ.

Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh giúp chống lại các tác nhân vi khuẩn gây hại, hạn chế hiện tượng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn

Nhóm này có các loại thuốc kháng sinh được sử dụng nhiều như: Erythromycin, Spiramycin,…

Những loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt, kìm hãm sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn. Thường được sử dụng cho những loại bệnh đã sử dụng Penicillin nhưng không hiểu quả, vi khuẩn kháng lại Penicillin. Các loại thuốc này thường được chỉ định khi điều trị mụn trứng cá, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn khu vực mô mềm và da, nhiễm trùng răng miệng, viêm họng, viêm xoang,…

Nhóm kháng sinh gồm 2 loại thuốc chính là: Cloramphenicol và Thiamphenicol.

Cơ chế tác dụng của nhóm này kìm hãm sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn khi ức chế khả năng tổng hợp protein khiến vi khuẩn không thể sinh trưởng được. Các loại thuốc thuộc nhóm này được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhiễm khuẩn ở khu vực mắt, tay, ngoài da và ở khu vực âm đạo nữ giới.

Ngoài ra, trên thị trường bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều loại kháng sinh khác nhau: kháng sinh nhóm Tetracyclin - chỉ định điều trị bệnh mụn trứng cá, sốt rét, bệnh do Brucella; kháng sinh nhóm Quinolon sử dụng cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng toàn thân,...

Thuốc kháng sinh chống nấm

Các loại kháng sinh chống nấm thường được sử dụng: Nystatin, Ketoconazol, Griseophunvin,...

Các loại kháng sinh chống nấm có tác dụng diệt nấm kí sinh ở ngoài da và trong niêm mạc như nấm Candida, Trichophyton, Microsporum,… Điều trị một số bệnh nấm kí sinh ở khu vực móng tay, trên da, tóc, kẽ ngón tay, ngón chân,...

3. Tác hại của lạm dụng thuốc kháng sinh

Lạm dụng kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng: Tác dụng chính của kháng sinh là diệt khuẩn và nấm chính vì thế nếu lạm dụng sử dụng kháng sinh không đúng cách, liều lượng, tự ý dùng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Kháng sinh không chỉ diệt các vi khuẩn có hại mà chúng còn có thể ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong khu vực niêm mạc, lợi, hầu, trong cơ quan tiêu hóa,…

Vì vậy, sử dụng kháng sinh quá nhiều lần gây nên hiện tượng loạn khuẩn, khiến cho các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đối với người cao tuổi sử dụng kháng sinh không đúng cách, sai nguyên tắc còn có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, có thể tử vong nếu như không được cấp cứu kịp thời. Trẻ nhỏ cũng là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nếu dùng kháng sinh sai cách, khiến cho bé dễ bị hen suyễn, sức đề kháng yếu đi,… nên bé khó có thể phát triển khỏe mạnh.

Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng theo chỉ định của bác sĩ gây nên hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe của trẻ em và người lớn

Lạm dụng kháng sinh ảnh hưởng đến cộng đồng: Việc sử dụng kháng sinh một cách “dễ dãi”, hễ có bệnh lại đi mua kháng sinh. Không những thế, một người còn sử dụng 2 - 3 loại kháng sinh khác nhau để “giúp” bệnh nhanh khỏi. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng, vi khuẩn sinh ra tình trạng kháng kháng sinh, kháng lại tác dụng của thuốc. Một khi vi khuẩn đã phát triển lên đến tình trạng kháng thuốc sẽ dễ dàng lây lan từ người sang người và tạo nên những loại vi khuẩn mới, vô cùng nguy hiểm.

Nếu như vi khuẩn lây lan nhanh mà không tìm được loại thuốc kháng nhanh chóng có thể khiến số lượng người nhiễm khuẩn tăng nhanh nguy hiểm hơn có thể xuất hiện các trường hợp tử vong.

Lạm dụng kháng sinh gây khó khăn trong điều trị bệnh: Một số người tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh tại nhà, sau một thời gian bệnh không dứt mới lựa chọn đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Điều này khiến cho bệnh tình của bệnh nhân có thể trở nên nặng hơn, thời gian phục hồi lâu hơn và cũng đồng thời khiến cho chi phí chữa bệnh trở nên cao hơn. Như vậy, người bệnh không chỉ không “giúp” mình mà còn vô tình tự “hại” bản thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Khi có các vấn đề bất thường về sức khỏe hãy đến ngay MEDLATEC để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Vì vậy, nếu gặp bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe, bạn hãy đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán bệnh và kê thuốc sử dụng an toàn, hiệu quả. Đến với MEDLATEC bạn sẽ được thăm khám và hành kiểm tra sức khỏe dưới sự giúp đỡ và tư vấn của y tá, bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Mọi thông tin chi tiết bạn có thể ghé qua trang web của chúng tôi hoặc liên hệ qua số hotline: 1900 565656 để được tư vấn miễn phí bạn nhé!

Kháng sinh được phân làm nhiều nhóm như nhóm penicillin, cephalosporin, tetracyclin, quinolon. Mỗi nhóm có một số kháng sinh khác nhau. Những kháng sinh thường được sử dụng hiện nay: penicillin, amoxycillin, ampicillin, cephalosporin, erythromicin, tetracylin, doxycyclin, ciprofloxacin, chloramphenicol.

Kháng sinh thường được sử dụng như thế nào?

Phần lớn các nhiễm khuẩn thông thường trong sinh hoạt được chữa bằng uống thuốc kháng sinh. Một số thuốc kháng sinh dùng cho mắt, tai được sử dụng bằng dung dịch, nhỏ giọt. Đối với những nhiễm khuẩn nặng phải sử dụng kháng sinh qua đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc có khi qua đường truyền dịch nếu cần. Muốn có tác dụng tốt, thầy thuốc phải làm kháng sinh đồ để xác định loại vi khuẩn gây bệnh và chọn kháng sinh thích hợp để có tác dụng tốt; trường hợp xét nghiệm như vậy có thể dùng kháng sinh phổ hẹp [narrow spectrum]. Thông thường có thể sử dụng kháng sinh phổ rộng.

Dùng kháng sinh phải dùng đủ liều, đủ thời gian có tác dụng và theo dõi tác dụng của kháng sinh đối với nhiễm khuẩn, như vậy mới có kết quả chắc chắn, tác dụng phụ của kháng sinh thông thường cũng được giảm nhẹ. Một số tác dụng phụ hay gặp là tiêu chảy vì kháng sinh có thể làm thay đổi cân bằng giữa vi khuẩn bình thường và các loại men, nấm [như Candida Albicans].

Dị ứng penicillin có thể gây mẩn đỏ, trường hợp phản ứng phản vệ [sốc phản vệ] có thể đe dọa tính mạng người bệnh cho nên phải hết sức thận trọng, biết được phản ứng dị ứng do thuốc mà tránh dùng loại thuốc đó.

Lạm dụng kháng sinh có hại gì?

Dùng kháng sinh không đúng rất có hại:

Gây lãng phí: Các bệnh do virut không chữa được bằng kháng sinh mà vẫn dùng kháng sinh.

Gây khó khăn cho chẩn đoán: bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp mà dùng kháng sinh sẽ làm cho lu mờ các triệu chứng gây khó chẩn đoán.

Có khi có tác dụng chữa nhưng lại dễ gây ra phản ứng dị ứng, mẫn cảm thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng nhiều kháng sinh và liều cao có khả năng gây suy tủy, nhất là trường hợp sử dụng chloramphenicol nhiều.

Một số kháng sinh như streptomycine, kanamycine dùng liều cao có thể gây điếc và suy thận.

Lạm dụng kháng sinh làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc ngày càng nhiều, từ đó việc chữa trị bệnh càng khó khăn. Ngày nay các tụ cầu trùng kháng thuốc cephalosporin càng nhiều. Một số vi khuẩn khác cũng kháng thuốc do đó tác dụng chữa trị của kháng sinh ngày càng hạn chế.

Các lý do dẫn đến lạm dụng kháng sinh

Do bệnh nhân: Nhiều người tưởng rằng kháng sinh chữa được bách bệnh, nên hễ bị bệnh là dùng kháng sinh, vì ở ta việc mua bán kháng sinh còn dễ dàng. Khuynh hướng tự mua thuốc, tự chữa bệnh ngày càng phổ biến - đó là lý do dễ lạm dụng kháng sinh.

Do thầy thuốc: Trong thực tế hằng ngày, việc sử dụng kháng sinh cũng rộng rãi. Ví dụ, khi chưa xác định được loại vi khuẩn nào và nên dùng loại kháng sinh nào là thích hợp, nhưng theo yêu cầu của bệnh nhân, một số thầy thuốc cũng dễ chỉ định sử dụng kháng sinh. Biết là chưa thật xác đáng, nhưng một số thầy thuốc vẫn kê đơn kháng sinh. Đó cũng là một cách lạm dụng kháng sinh.

Việc sử dụng thuốc, việc bán thuốc ở nước ta cũng chưa thật chặt chẽ theo quy định nên vẫn xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc trong điều trị. Về vấn đề lạm dụng kháng sinh, từ năm 2001, Tổ chức Y tế Thế giới đã có “Kế hoạch toàn cầu để kiểm soát sự đề kháng kháng sinh” và cấm lạm dụng kháng sinh. Ở nước ta, Bộ Y tế cũng đã có những quy định cụ thể về sử dụng kháng sinh và cấm lạm dụng kháng sinh.

Để hạn chế lạm dụng kháng sinh, trước hết các thầy thuốc phải có trách nhiệm và nêu cao vai trò của người thầy thuốc để hạn chế việc lạm dụng kháng sinh mới mong có tác dụng.

Theo GS. Lê Sĩ Liêm - Báo Sức khỏe & đời sống

Video liên quan

Chủ Đề