Tại sao máy bay casa mất tích

Sơ đồ vị trí máy bay CASA-212 mất liên lạc - Đồ họa: Như Khanh

Máy bay CASA-212 xuất phát từ sân bay quân sự Gia Lâm [Hà Nội] lúc 9h30. Trên máy bay có 9 người, bao gồm 3 thành viên tổ lái do đại tá Lê Kiêm Toàn - Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Không quân 918, lái chính. Cho đến 0h ngày 17/6, vẫn chưa có tung tích nào về máy bay CASA-212.

Điều tàu ra nơi có dù rơi xuống biển

Chiếc CASA mất tích trên đường tìm kiếm chiếc máy bay tiêm kích Su30-MK2 và thượng tá phi công Trần Quang Khải [43 tuổi], người còn mất tích trong vụ máy bay tiêm kích Su30-MK2 rơi trên vùng biển Nghệ An hôm 14/6 đến nay vẫn chưa tìm thấy. Trước đó, các đơn vị cứu nạn nhận được một số tín hiệu cấp cứu được cho là của phi công Trần Quang Khải. Khi nhận được tín hiệu này, máy bay CASA đã được cử đi tiếp cận vị trí để tìm kiếm và mất liên lạc sau đó.

Tối 16/6, đại tướng Ngô Xuân Lịch - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - đã chủ trì cuộc họp bàn tìm biện pháp cứu nạn. Theo nguồn tin riêng của PV, vị trí máy bay mất liên lạc cách phía nam tây nam đảo Bạch Long Vĩ [Hải Phòng] khoảng 44 hải lý.

Ngay sau khi sự cố xảy ra, Bộ Quốc phòng đã có điện chỉ đạo Bộ tư lệnh Quân khu 3, Quân chủng hải quân, các bộ tư lệnh: Biên phòng, cảnh sát biển tập trung tìm mọi biện pháp triển khai các tàu có tốc độ cao đến khu vực xác định máy bay mất liên lạc, đồng thời thông báo cho các tàu, thuyền, ngư dân đang hoạt động trên khu vực vịnh Bắc bộ tham gia tìm kiếm cứu nạn.

Các lực lượng tìm kiếm cứu nạn khác cũng dồn lực lượng để tìm kiếm máy bay CASA-212. Trao đổi với PV, ông Lê Văn Thành - Bí thư kiêm Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng, cho biết chiều 16/6, huyện đảo Bạch Long Vĩ điều tàu tìm kiếm số 1 ra khu vực cách bờ khoảng 32 hải lý để tìm kiếm máy bay CASA. Hải Phòng đã thành lập nhanh một ủy ban tìm kiếm cứu nạn do Phó chủ tịch UBND TP chỉ đạo. Ông Đào Quang Thức - Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Hải Phòng, cũng thông tin đã điều hai tàu tuần tra phối hợp với các lực lượng khác ra khu vực đảo Bạch Long Vĩ để tìm kiếm chiếc máy bay mất tích. Đồng thời toàn bộ tàu cá trên đảo Bạch Long Vĩ cũng được thông tin về sự cố của máy bay CASA để tích cực tham gia tìm kiếm.

Tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, ông Đào Trọng Tuệ - Phó Chủ tịch UBND huyện, cho hay huyện đã huy động ba tàu gồm tàu cá và tàu của biên phòng ra hai vị trí nghi máy bay CASA-212 mất liên lạc và nơi phát hiện có chiếc dù rơi xuống biển.

Ông Nguyễn Xuân Sang - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - cũng thông tin tất cả các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Cục Hàng hải Việt Nam đang trong tình trạng sẵn sàng, khi có yêu cầu sẽ tham gia ngay việc tìm kiếm máy bay CASA rơi trên vùng biển Bạch Long Vĩ.

Đại tá Lê Kiêm Toàn - Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Không quân 918. Ảnh chụp ngày 9/3/2014, khi đại tá Toàn vừa lái chiếc CASA-212 xuống sân bay Tân Sơn Nhất sau khi bay tìm kiếm máy bay MH370 của Malaysia - Ảnh: V.SỰ

Vì sao CASA mất liên lạc tại Bạch Long Vĩ?

Thông tin thêm về việc máy bay CASA-212 số hiệu 8983 mất liên lạc tại vùng trời gần đảo Bạch Long Vĩ, ở vị trí khá xa so với vùng biển Hòn Mắt nơi Su30-MK2 8585 mất liên lạc, một nguồn tin của PV cho biết trong những ngày qua, các máy bay tìm kiếm cứu nạn Su30-MK2 đã bay tìm dọc biển từ Đà Nẵng đến Thái Bình.

Máy bay Casa bị mất tín hiệu trưa 16/6 khi bay qua khu vực Bạch Long Vĩ đã nhìn thấy vật thể giống thuyền phao mà các phi công Su30-MK2 được trang bị khi gặp sự cố bay trên biển. Ngay sau đó, máy bay CASA xin hạ thấp độ cao để quan sát thì bị mất tín hiệu.

Nguồn tin của PV cho biết trong phương án cứu hộ cứu nạn máy bay CASA, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã chọn đảo Bạch Long Vĩ làm nơi đặt trạm tiếp nhận các thành viên trên máy bay khi được tìm thấy. Sau đó, các thành viên sẽ được chuyển về đất liền bằng máy bay trực thăng.

Tiếp tục xuyên đêm 
tìm kiếm phi công 
Su30-MK2

Trong khi đó, các lực lượng cứu hộ vẫn tiếp tục duy trì lực lượng tìm kiếm xuyên đêm 16/6 tại vùng biển vị trí cuối cùng của 
Su30-MK2 rơi với hi vọng tìm thấy phi công Khải còn sống sót. Tại cuộc họp ở sở chỉ huy tiền phương tìm kiếm máy bay 
Su30-MK2 đóng tại thị xã Cửa Lò chiều 16/6, đoàn công tác của Bộ GTVT do Thứ trưởng Nguyễn Nhật chỉ đạo lực lượng tăng cường phối hợp với Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh Nghệ An tìm kiếm mở rộng thêm phạm vi tập trung về phía bắc, kéo dài từ vùng biển tỉnh Ninh Bình đến Đà Nẵng.

“Do thời tiết thay đổi hướng gió và luồng chảy của nước biển cũng đã có sự thay đổi so với hai ngày trước nên phương án tìm kiếm được triển khai theo hướng tập trung ra vùng biển phía bắc” - ông Nguyễn Hồng Kỳ - Giám đốc Sở GTVT Nghệ An, nói.

Cuối cuộc họp này, đại tá Nguyễn Văn Tư - đại diện lực lượng tìm kiếm Cảnh sát biển Việt Nam - đã thông tin về việc một tàu cứu hộ của cảnh sát biển đã trục vớt được một vật thể nghi là trục lốp trước của chiếc máy bay tiêm kích Su30-MK2. Sau khi nhận được thông tin, ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn đã cử một số tàu và các thiết bị dò tìm tới khu vực phát hiện để tiếp tục tìm kiếm.

Tính đến ngày 16/6, đã có hơn 100 tàu của các lực lượng bộ đội, biên phòng, tàu kiểm ngư, tàu cá ngư dân cùng khoảng 1.200 người dồn lực phối hợp với máy bay trực thăng, thủy phi cơ đang quần thảo trên biển để tìm kiếm phi công Trần Quang Khải và máy bay Su30-MK2. Thượng tá Phan Văn Xuân - Hải đội trưởng Hải đội 2, cho biết trong ngày 16/6 tình hình thời tiết tại vùng biển Nghệ An xấu, biển động rất mạnh, gió cấp 6 - 7, tầm nhìn xa rất hạn chế nên việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.

Phi công lái chính dày dạn kinh nghiệm

Đại tá Lê Kiêm Toàn - Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Không quân 918, là một phi công dày dạn kinh nghiệm, có giờ bay tích lũy gần 3.000 giờ. Ông là một trong những phi công đầu tiên của không quân Việt Nam lái máy bay CASA-212 khi được mua về từ Tây Ban Nha. Đại tá Toàn chính là người đã lái chính máy bay CASA-212 tham gia chiến dịch của không quân Việt Nam tìm kiếm máy bay MH370 mất tích vào tháng 3/2014.

Đại tá Lê Kiêm Toàn, 56 tuổi, quê ở Thanh Oai [Hà Tây cũ].

Mảnh vỡ của máy bay CaSa-212 số hiệu 8983. [Ảnh: Hồng Pha/TTXVN phát]

Mấy ngày nay, người dân cả nước từng giờ, từng phút theo dõi công tác tìm kiếm các thành viên đội bay và 2 chiếc máy bay SU-30MK2 và CASA 212 gặp nạn, mất tích trong khi làm nhiệm vụ. Ai cũng dành sự quan tâm đặc biệt, cầu mong sự may mắn cho các anh được bình an như thiếu tá phi công Nguyễn Hữu Cường, một trong hai sỹ quan không quân có mặt trên chiếc SU-30MK2. Thượng tá, nay là Đại tá Trần Quang Khải hy sinh ngoài biển, đã được nhân dân và đồng đội đưa về đất liền. Tuy nhiên, đến thời điểm này, công tác tìm kiếm 9 quân nhân và chiếc máy bay CASA 212 còn mất tích chưa có kết quả cuối cùng. Tất cả đã làm dấy lên niềm xúc động sâu sắc và nỗi khắc khoải lo âu trong lòng tất cả chúng ta. Trên các trang mạng đã xuất hiện các bài viết bày tỏ sự xúc động và đau xót trước sự hy sinh của người lính trong thời bình. Nhà báo Ngô Văn Hải viết: “Người lính phi công không về sẽ 'hóa sếu trắng bay cao'.” Câu thơ đã khiến lòng ta nhẹ bớt nỗi buồn khi trong miền tâm linh sâu thẳm kia mường tượng rằng các anh sẽ đi về một miền xa xôi nào đó và còn mãi với non sông, bầu trời nước Việt. Nhưng cũng có câu thơ đọc lên có thể làm ta bật khóc: “ Dưới đáy đại dương sâu thẳm / Con chỉ mong mẹ bớt buồn đau / Con biết mẹ cũng chẳng trách con đâu / Tội bất hiếu bỏ cha mẹ già đi trước / Lá vàng xin đừng thêm gầy guộc / Dưới đáy sâu lá xanh lại đau hơn ”... Trong những giờ phút cả nước trầm tư, khắc khoải, lo lắng về số phận từng người lính bị nạn bỗng dưng lạc lõng xuất hiện câu hỏi độc địa “Vì sao Casa tan xác?” Tác giả của nó là Mai Phan Lợi, Phó Tổng thư ký, Trưởng Văn phòng đại diện tại miền Bắc, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Trên Diễn đàn Nhà báo trẻ, một diễn đàn do chính Mai Phan Lợi làm quản trị, Lợi đã đăng status “Vì sao CASA tan xác?” Lợi còn đưa ra các giả thuyết để bạn đọc suy diễn: Bị bắn. Không loại trừ bị bắn vỡ. Máy bay chất lượng kém do tham nhũng trong ngành quốc phòng luôn bị đóng dấu mật. Chỉ với 30 chữ này người viết đã thể hiện một cái nhìn đối lập với nhân dân, thổi vào dư luận những suy đoán vô lý và độc hại, gây phân tâm trong lòng người. Là một nhà báo bình thường không ai hạ bút viết “vì sao CASA tan xác?” Bởi CASAgặp nạn trong lúc tìm kiếm, cứu hộ đồng đội là một hành động cao cả, thể hiện trách nhiệm của người lính đồng thời là tình cảm sâu nặng đối với đồng chí, đồng đội. Việc đưa ra các giả thuyết về nguyên nhân làm máy bay rơi như “bị bắn rơi”, “chất lượng kém”… trong thời điểm cả nước đang tập trung cao nhất lực lượng và phương tiện để tìm cho bằng được những quân nhân còn mất tích và 2 chiếc máy bay gặp nạn phải chăng là dụng ý của tác giả? Đâu là cái tâm của nhà báo chân chính?

[TTXVN]

Xem thêm Tai nạn máy bay SU30-MK2 và CASA-212

  • Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
    2016-06-17

Chiếc máy bay tuần thám CASA 212 số hiệu 8983 bị rơi là do diễn tiến thời tiết xấu bất thường. Đây là kết luận ban đầu do Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đưa ra về nguyên nhân tại nạn máy bay với 9 người trên đó xảy ra vào ngày hôm qua 16 tháng 6.

Phạm vi bay gần, chưa phức tạp

Truyền thông trong nước trích phát biểu của thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam, rằng đoàn bay trước khi gặp nạn có xin hạ độ cao của máy bay do diễn tiến thời tiết xấu bất ngờ.

Đại tá không quân nghỉ hưu, Trần Liêm, vào chiều ngày 17 tháng 6 phát biểu với Gia Minh Đài Á Châu Tự Do về vụ hai máy bay rơi vừa qua như sau:

Trong phạm vi biển gần và cũng chưa phải bay phức tạp lắm tại sao lại xảy ra những chuyện đó. Đó là cái làm suy nghĩ, ngờ vực! Tuy nhiên phải đợi thêm khi có hộp đen thì mới có đủ chứng cứ để suy luận.Trước đến giờ chưa có trường hợp này.
-Đại tá Trần Liêm

“Chắc thế nào họ cũng tìm được thôi, họ sẽ tìm được hộp đen của chiếc Su và chiếc máy bay do thám phía trên nữa. Khi có được [hộp đen] họ sẽ kết luận thôi; nhưng có vấn đề rơi là rõ ràng rồi. Lúc ban đầu thì nói mất liên lạc, mất tín hiệu; nhưng nay chiếc máy bay trên phía Bạch Long Vĩ thì đã thấy được những mảnh… của xác máy bay rồi. Chiếc kia cũng rõ ràng rơi rồ vì ông thiếu tá [lái máy bay] đó cũng về rồi.

Bây giờ để xác định nguyên nhân gì khiến máy bay rơi thì còn đợi hộp đen để nắm thêm thế nào thôi.

Tôi cho rằng trong tuần này và sang đầu tuần sau tìm ra hộp đen thì có thể kết luận là máy hỏng, người lái kém hay do nguyên nhân gì khác…

[Tôi] có suy nghĩ hơi bất ngờ một chút: trong phạm vi biển gần và cũng chưa phải bay phức tạp lắm  tại sao lại xảy ra những chuyện đó. Đó là cái làm suy nghĩ, ngờ vực! Tuy nhiên phải đợi thêm khi có hộp đen thì mới có đủ chứng cứ để suy luận.

Trước đến giờ chưa có trường hợp này.”

Chiếc CASA vừa nêu gặp nạn khi được điều đi tìm kiếm viên phi công Trần Quang Khải, người hiện vẫn còn mất tích trong vụ rơi chiếc SU-30 MK2 vào ngày 14 tháng 6 trước đó.

Vị trí chiếc CASA mất liên lạc được thông báo cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 3 hải lý về phía đông.

Xin được nhắc lại, chiếc SU 30MK2 xuất phát từ Sân Bay Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa sáng ngày 14 tháng 6. Tin nói vào lúc 7:29 phút, chiếc tiêm kích mất liên lạc trên vùng biển Nghệ An, gần đảo Mắt.

Ngày hôm sau, phi công Nguyễn Hữu Cường được ngư dân Hà Tĩnh cứu.

Sáng hôm nay 17 tháng 6, phó thủ tướng Trịnh Đình Dụng, chủ tịch Ủy ban Tìm kiếm Cứu nạn Quốc gia Việt Nam đến làm việc với Sở Chỉ huy Công tác Cứu nạn Bộ Quốc Phóng.

Ông Trịnh Đình Dũng đưa ra ưu tiên phải cứu người mất tích, xác định vị trí máy bay rơi để lên phương án trục vớt.

Video liên quan

Chủ Đề