Tại sao phải phân tích đề

Công ty cổ phần Eduvator

Giấy chứng nhận số: 0107346642

Ngày cấp phép: 07/03/2016.

Nơi cấp: Sở KHĐT Hà Nội.

Giấy phép hoạt động Trung tâm chuyên luyện thi IELTS số 4478 /GCN-SGDĐT Hà Nội.

Bản quyền nội dung thuộc về ZIM.VN

Để giải quyết một vấn đề, mỗi chúng ta cần phải đánh giá toàn diện và hiểu từng nội dung của vấn đề đó. Để làm được việc đó thì mỗi người cần phải phân tích vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau.

Phân tích là gì? Vai trò của phân tích là gì? Phân tích cần những kỹ năng gì?

Phân tích là một phương pháp nghiên cứu, là việc phân chia cái chung, cái toàn bộ thành các phần, các bộ phân khác nhau từ đó xem xét cụ thể theo từng bộ phận để chỉ ra mối quan hệ cấu thành, quan hệ nhân quả và để hiểu từng chi tiết, từng khía cạnh nhỏ, hiểu được vấn đề từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu.

Vai trò của phân tích

– Phân tích giúp xác định được nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người được giao giải quyết một vấn đề nào đó. Đảm bảo việc bình đẳng trong phân công công việc giải quyết khi xét đến tất cả các yếu tố và sẽ đạt được được hiệu quả cao nhất trong giải quyết vấn đề đó.

– Phân tích giúp định hướng cho quá trình phát triển công việc của mỗi người, xác định được nhu cầu công việc cần thực hiện, các vấn đề cần phải có tạo nên một lịch trình thực hiện một cách phù hợp nhất sẽ giúp rút ngắn quá trình thực hiện công việc và trở nên thành công hơn. Ví dụ như quá trình tuyển dung nhà tuyển dụng xác định được các yêu cầu với ứng viên thì trong việc lựa chọn và bố trí nhân viên sẽ được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.

– Phân tích giúp tránh và đối phó kịp thời được các rủi ro sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện một vấn đề đó. Khi phân tích thì chúng ta có thể xác định được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện từ đó có thể dự phòng các phương án giải quyết vấn đề từ đó mọi khó khăn trở ngại chúng ta cũng có thể vượt qua nó một cách dễ dàng.

– Phân tích giúp cho việc đánh giá chất lượng thực hiện công việc và có cơ sở để làm nên một kế hoạch thực hiện mới và phân chia công việc thực hiện phù hợp hơn. Qua phân tích có thể chỉ ra các yếu tố dẫn đến thành công hay thất bại trong thực hiện công việc, các yếu tố có thể sửa đổi để thành công hơn từ đó có thể xây dựng một quy trình mới đảm bảo đạt hiệu quả cao hơn.

– Phân tích giúp cho việc xây dựng các mối quan hệ tốt hơn. Từ phân tích giúp chúng ta hiểu được tính cách, cách làm việc và giao tiếp của một người nào đó từ đó chúng ta có thể dễ dàng nói chuyện với các chủ đề liên quan đến họ và xây dựng các mối quan hệ giúp đỡ, hợp tác trong công việc cũng như cuộc sống.

– Phân tích giúp mỗi con người phát triển bản thân mình một cách tốt hơn. Quan phân tích chúng ta có thể thấy các điểm tốt và điếm yếu của bản thân, từ đó biết phát huy và sửa đổi đúng thời điểm để bản thân luôn thành công trong công việc và cả cuộc sống với các mỗi quan hệ.

– Phân tích giúp chúng ta giảm bớt được lượng thời gian trong thực hiện công việc. Khi phân tích chúng ta sẽ xây dựng được một hệ thống sắp xếp và đánh giá công việc để xác định được mức thù lao và nhiệm vụ một cách nhanh chóng giảm bớt thời gian và nhân lực.

Kỹ năng phân tích

Kỹ năng phân tích bao gồm khả năng hình dung, tư duy phản biện, khả năng thu thập và xử lý thông tin. Cụ thể mỗi chúng ta cần phải thực hiện các công việc sau để có thể phát triển kỹ năng phân tích:

– Nhận biết và xác định vấn đề cần phân tích: phải nhận diện được đúng vấn đề thì quá trình phân tích mới đạt được hiệu quả mong muốn.

– Nghiên cứu và thu thập dữ liệu liên quan đến vấn đề: bạn cần phải phân biệt những vấn đề liên quan đến vấn đề cần phân tích chia nhỏ ra thành các vấn đề nhỏ, chi tiết cần phải giải quyết và loại bỏ những vấn đề gây nhiễu.

– Phân tích các dữ liệu đã nghiên cứu ở trên: phân tích các dữ liệu nào có liên quan với nhau và mức độ quan trọng của các dữ liệu, dữ liệu nào cần thực hiện trước sẽ được ưu tiên sắp xếp vào vị trí khác nhau. Tính toán như phân tích chi phí, lập ngân sách và thực hiện các bài tính chung.Sau đó đề ra các phương án xử lý, giải quyết các dữ liệu theo một quy trình thực hiện.

– Giải quyết các dữ liệu phân tích theo trình tự sắp xếp: đề ra phương án giải quyết đem lại hiệu quả cao nhất.

– Các kỹ năng trong quá trình phân tích:

+ Giao tiếp: bạn cần phải có khả năng truyền đạt một cách hiệu quả các vấn đề mình phân tích để việc hiểu và thực hiện theo đúng quy trình.

+ Khả năng sáng tạo: cần có khả năng sáng tạo trong việc phân tích các vấn đề thì vấn đề mới được dễ hiểu.

+ Khả năng hình dung: hình dung là khả năng dự đoán kết quả có thể có của các chiến lược và hành động. Quá trình hình dung liên quan đến phân tích dữ liệu nó giúp cho việc phân tích dữ liệu một cách logic và khoa học phù hợp với thực tế hơn.

+ Khả năng tư duy phản biện: giúp có sự nhất quán trong quá trình phân tích đánh giá thông tin, tìm kiếm những gì hữu ích và rút ra kết luận mà không bị chi phối bởi cảm xúc từ đó nhận định và tìm ra sơ hở trong các giải pháp được đề xuất.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến phân tích là gì? Vai trò của phân tích là gì? Phân tích cần những kỹ năng gì? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Việc làm

1. Kỹ năng phân tích vấn đề là gì?

Theo như ông Richards J. Heuer Jr. là một cựu thành viên xuất sắc của CIA Mỹ, ông cho hay: Đối với kỹ năng phân tích thì đây là một kỹ năng bắt buộc đòi hỏi trong nghề mộc hoặc lái xe. Có được kỹ năng này là nhờ quá trình dạy và học. nhưng nếu như muốn cải thiện tốt hơn về kỹ năng phân tích vấn đề thì bắt buộc phải thông qua quá trình thực hành. Tuy vậy, kỹ năng phân tích vấn đề sẽ không giống như các kỹ năng khác là được đào tạo tại trường lớp thông qua những tiết học lý thuyết. Ở đây, cùng với toàn bộ các kĩ năng phân tích được các vấn đề và lĩnh vực trong cuộc sống thì cần phải được lĩnh hội và thông qua rất là nhiều quá trình thực hành thì mới có thể làm được.  

Cùng với khái niệm kĩ năng phân tích vấn đề này thì, đây chắc hản sẽ được coi là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của con người mà bạn sẽ không được dạy qua bất kỳ trường lớp nào, bắt buộc phải học qua trường đời. Kỹ năng phân tích vấn đề bao gồm: Tư duy về trực quan, tư duy phản biện và khả năng thu thập cũng như xử lý thông tin.

Kỹ năng phân tích vấn đề

- Tư duy trực quan: Tư duy trực quan sẽ là một tư duy mà gắn với trí tuệ và sáng tạo của con người, với sáng tạo và tư duy là một khả năng có thể dự đoán được các kết quả có thể xảy ra đối với từng chiến lược và hành động của mình. Đối với một lĩnh vực chuyên nghiệp nào đó thì tư duy trực quan sẽ có liên quan đến phân tích hầu hết các dữ liệu thông qua các kiểu  minh họa như: Đồ thị, biểu đồ và các danh sách chi tiết khác…

- Tư duy phản biện: Đối với tư duy phản biện của mỗi người thì có thể được đánh giá và thông qua tính nhất quán của họ trong việc đưa ra các quyết định hợp lý. Chắc chắn là thật sự có liên kết và mối liên kết nào đó đến khả năng đánh giá phần thông tin của bản thân và đưa ra một kết luận mà không bị bất cứ cảm xúc nào chi phối. Giả sử như bạn sẽ là một chuyên gia phản biện thì bạn sẽ tìm thấy ngay chính mình trong đó với những g khẳng định đầy thách thức và những kẽ hở trong những giải pháp vấn đề được đề xuất.

1.1. Phân tích vấn đề - chìa khóa của tư duy

Kỹ năng phân tích vấn đề là một kỹ năng sống đem đến một thế mạnh lớn và có thể nó sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong tất cả các công việc làm của bạn lẫn cuộc sống đời thường mà bạn đang sống. Nếu như áp dụng vào trong công việc thì đây sẽ là một kỹ năng mềm - soft skills để giúp bạn quản lý cũng như thực hiện dự án đã đề ra từ trước, lên ý tưởng cho chính mình, cho bài báo cáo hoặc là sẽ giải quyết một vấn đề nào đó một cách thật hiệu quả nhất, cùng với các kỹ năng khác như kỹ năng giám sát và quản lý sản xuất, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quan sát, kỹ năng giao tiếp,...

Nếu như bạn đang có ý sẽ xem nhẹ kĩ năng phân tích vấn đề, thì với những lý do được kể dưới đây sẽ phải khiến bạn suy nghĩ lại và lên cho mình một bản kế hoạch để cải thiện. Và kỹ năng phân tích vấn đề vô cùng quan trọng trong:

- Thu thấp tất cả các dữ liệu thông tin và báo cáo

- Giải quyết triệt để các vấn đề phức tạp

- Chốt hạ và đưa ra những quyết định quan trọng

- Tóm tắt các dữ liệu để thống kê

- Xác định xu hướng mà mình muốn theo

- Hợp lý các quy trình có trong công việc

- Thực hiện dự án đề ra một cách có hiệu quả

>> Xem thêm: Communication skills là gì

-  Hãy bắt đầu phương pháp đọc chủ động, và đọc càng nhiều sách càng tốt: Việc này cũng đơn giản phải không nào? Bạn sẽ bất ngờ với những phép màu ẩn chứa trong phương pháp này. Bằng cách đặt câu hỏi về những gì bạn tìm hiểu khi đọc, bạn đang tiến hành thúc đẩy não bộ của mình suy nghĩ tư duy hơn. Một kỹ thuật hữu ích khác là đặt ra câu hỏi và so sánh quan điểm của người viết với những suy nghĩ của riêng bạn. Ghi chú lại những ý tưởng, suy nghĩ mới, những kết quả, thành tích mà bạn đạt được sau khi đọc. Phương pháp đọc chủ động này sẽ khuyến khích trí não của bạn được mở mang, cũng như cho phép bạn tư duy theo những cách hoàn toàn mới.

- Hãy bước ra ngoài và đi dạo một vòng: Đây cũng là một hoạt động đơn giản giúp bạn cải thiện kỹ năng phân tích. Một lần nữa, bạn phải đặt trí óc của mình vào thế chủ động bằng cách quan sát những gì bạn nhìn thấy xung quanh một cách thật cẩn thận, đi vào chi tiết. Cố gắng sử dụng càng nhiều giác quan càng tốt và đặt câu hỏi với những gì đang diễn ra. Bạn nghĩ mình có thể nhớ được bao nhiêu thông tin? Cố gắng ghi nhớ những gì bạn quan sát và viết lại chúng vào ngày hôm sau.

- Thực hành kỹ năng toán học: Sudoku và những trò chơi mang tính phân tích logic là những cách thức đơn giản, thú vị để thực hành kỹ năng mềm này.

Cách giúp bạn nâng cao kỹ năng phân tích vấn đề

- Thêm những trò chơi đòi hỏi tư duy cao vào danh sách sở thích của bạn: Cờ vua, Cờ thỏ cáo, bài Bridge và những loại game mang tính chất cải thiện trí óc với những bước di chuyển đầy chiến lược là cách thú vị để nâng cao kỹ năng phân tích. Ngoài ra, truy tìm kho báu và đố vui cũng là những trò chơi rất hữu ích mà bạn có thể đưa vào danh sách sở thích của mình. Điều thú vị là tất cả loại trò chơi này đều mang tính tiêu khiển, giải trí, không đòi hỏi bạn phải mất quá nhiều công sức để thực hiện, và giúp mang lại niềm vui cho cả gia đình bởi tính gắn kết tuyệt vời của nó.

- Xây dựng những cuộc trò chuyện: Khi trò chuyện với ai đó, hãy đặt cho người đối diện những câu hỏi và cố gắng học những điều mới mẻ từ họ như làm thế nào để đối mặt với căng thẳng, hoặc làm thế nào để họ phát triển sự nghiệp thành công hay triết lý làm cha mẹ của họ là gì. Việc đặt câu hỏi là rất cần thiết để giữ cho bạn luôn tham gia vào câu chuyện. Bạn có thể phát triển song song các kỹ năng mềm là kỹ năng phân tích và kỹ năng giao tiếp của mình cũng như kết thêm nhiều bạn mới.

Việc làm quản trị kinh doanh

2. Phát triển các kĩ năng phân tích vấn đề

Có một điều chắc chắn là hiển nhiên rằng những quyết định mang tính đúng đắn sẽ dẫn đến một kết quả vô cùng tích cực. Dù bạn chỉ đang điều hành một doanh nghiệp nhỏ hoặc chỉ đơn giản là bạn đang rất cố gắng để có thể đạt được những thăng tiến nhất định có trong công việc của bạn thì bằng cách này hay cách khác nhưng với bằng cách luôn trau dồi kỹ năng phân tích, chắc chắn bạn sẽ tạo cho mình được nhiều cơ hội phát triển bản thân mình hơn thậm chí có thể tránh được những hành động khiến bạn phải hối tiếc.

Khi bạn đã đạt được trình độ và có được kỹ năng phân tích sắc nét, bạn sẽ thấy kế hoạch mà mình lập ra thay đổi theo một xu hướng hoàn toàn mới.

>> Xem thêm: Kỹ năng cứng là gì

3. Phương pháp tăng cường kỹ năng phân tích vấn đề

Như đã nói ở trên thì kỹ năng phân tích vấn đề cực kì quan trọng trong cuộc sống, Nó giúp ích cho ta trong cả công việc và cuộc sống thường ngày của bản thân. Nếu như mọi thứ thuận lợi thì cuộc sống của bạn cũng sẽ theo đó mà dễ dàng, thuận lợi hơn. Chính vì vậy nên có được kỹ năng phân tích vấn đề sẽ là một lợi thế. Và dưới đây sẽ là một số phương pháp tăng cường kỹ năng phân tích vấn đề

- Làm quen với SWOT: Chữ SWOT viết tắt từ các chữ cái đầu tiên của các từ sau:

Strengths: Các điểm mạnh

Weaknesses: Các điểm yếu

Opportunities: Các cơ hội

Threats: Các đe dọa, mối nguy

Khi sử dụng kỹ thuật SWOT này, chúng ta sẽ vẽ ra trên một tờ giấy hoặc trên một chiếc bảng 4 khu vực được phân chia thành các mục S, W, O, T. Sau đó dùng kỹ thuật động não [brainstorming] để ghi các ý kiến hoặc nhận xét chủ quan của cá nhân hay nhóm vào các khu vực tương ứng.

Nói về kỹ thuật phân tích SWOT sẽ được phép sử dụng một cách rộng rãi hơn trong lĩnh vực kinh doanh để phân tích được tình hình trong công ty, nghiên cứu được về các đối thủ cạnh tranh… Tuy là vậy, nhưng hiện nay thì kỹ thuật này vẫn sẽ được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau ngoài kinh doanh như: Giáo dục, phát triển cá nhân…

Phương pháp tăng cường kỹ năng phân tích vấn đề

SWOT cũng có thể sẽ được dùng cho cá nhân, một tổ chức hay bất kì một nhóm hoạt động nào đó. Và chúng ta có thể dùng giấy viết hoặc bảng… Một cách dùng nữa đó chính là chúng ta có thể dùng các tờ giấy nhớ để phân phát cho từng thành viên trong nhóm. Mỗi một thành viên trong nhóm sẽ viết các thông tin của mình vào giấy sau đó dính lại lên bảng.

Trong công việc biên soạn và hình thành ra các dự thảo chiến lược để phát triển giáo dục vào khoảng năm 2010 – 2022 của bộ GD và ĐT của chúng ta cũng đã từng sử dụng đến kỹ thuật và phương pháp này.

Chắc hẳn đây sẽ là một kỹ thuật đơn giản và dễ hướng dẫn, tất cả các giáo viên có thể hướng dẫn cho từng em học sinh của mình để các em biết cách mà sử dụng nó.

3.1. Tư duy linh hoạt với SWOT

Sau khi đã nắm vững được các kỹ năng phân tích vấn đề này, chúng ta vẫn cần phải quay lại để nhìn ra thêm một tầm nhìn mới trong kỹ thuật SWOT.

Với việc phân chia ra các yếu tố thành điểm mạnh và điểm yếu, có cơ hội và cùng với đó là các mối nguy không cần thiết là một sự phân chia được cho là rất cứng nhắc. Chúng ta không nên để cho một cái nhìn cứng nhắc về Cơ Hội và mối nguy. Vì một phần đó là “cơ hội có thể thành mối nguy” và nếu vậy thì cũng có thể ngược lại “mối nguy sẽ trở thành cơ hội” đúng như với cụm từ là “nguy cơ” [trong cái rủi sẽ có cái may]

Ta có thể lấy một ví dụ như sau:

- Đứng trước một nguy cơ đó là học sinh trong trường có kết quả thi kém, như vậy thì chúng ta sẽ có cơ hội nhìn lại những lý do nào tồn tại các phương hướng giải quyết ở trong tương lai.

- Đứng trước nguy cơ nhà trường sẽ mở rộng thêm về mặt nhân sự, tổ chức và cơ sở vật chất… như vậy thì chúng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ về tài chính, bộ máy nhân sự sẽ lại thêm cồng kềnh, và công việc cũng thêm rắc rối, không rõ ràng, chồng chéo…

Nhìn lại như vậy thì có thể thấy giữa nguy cơ và cơ hội luôn là một quá trình, một sự chuyển biến qua lại và có liên quan đến nhau, cá nhân trong chúng ta hoặc một tổ chức của chúng ta phải được nhìn thấy điều như vậy để có thể tìm thấy một sự cân bằng hoặc phải chấp nhận các thách thức khi đưa ra quyết định.

Tư duy linh hoạt với SWOT

Và trong cuộc sống của chính cá nhân chúng ta, nó chứa đựng một sự vận động không ngừng kéo theo đó con người phải vận động khéo léo theo dòng chảy ấy với một tư duy linh hoạt và tầm nhìn sắc sảo để không rơi vào bất cứ thái cực nào.

>> Xem thêm: Interpersonal skills là gì

3.2. Một ví dụ đầy đủ hơn

Với một công ty tư vấn mới được thành lập thì có thể hãy lập một kế hoạch ma trận theo SWOT như sau:

Điểm mạnh:

- Có thể là ta sẽ phản ứng được lại nhanh mà không cần phải đào tạo chuyên sâu hơn

- Có thể ta sẽ chăm sóc chu đáo với khách hàng, với một mức công việc sơ khơi do công ty mới bắt đầu như mới thành lập hiện nay thì ta sẽ có nhiều thời gian để quan tâm hơn đến khách hàng.

- Chúng ta cũng sẽ có thể thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt nếu thấy các chương trình quảng cáo và PR của ta không có hiệu quả.

Điểm yếu:

- Tất nhiên trong thời kì đầu mới hình thành thì công ty sẽ chưa có thị trường và danh tiếng

- Ta có ít đội ngũ nhân viên với những kiến thức thật hạn hẹp trong nhiều lĩnh vực

- Và tất nhiên là ta sẽ không thể tránh khỏi việc những người chủ chốt gặp các điều phiền toái như bệnh tật hoặc rất có thể sẽ là bỏ việc.

Cơ hội:

- Đất nước ta với ngành kinh doanh đang cực kì mở rộng với nhiều khả năng sẽ được dẫn tới thành công

- Có thể hi vọng đối thủ cạnh tranh của chúng ta sẽ chậm chạp hơn trong công việc và tiếp thu những cái mới.

Với bài viết trên dường như phần nào đã giải đáp được thắc mắc về Kỹ năng phân tích vấn đề - Quan trọng trong cuộc sống cho các quý độc giả. Timviec365.vn hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn cũng như đính hướng đúng lại cho công việc cũng như tương lai của mình. Timviec365.vn là một website hàng đầu về đăng tin tuyển dụng, giúp các bạn dễ dàng để tìm công việc đúng với ý muốn của mình. Chúc các bạn thành công với Timviec365.vn.

Việc làm it phần mềm

Video liên quan

Chủ Đề