Tại sao tác giả cho rằng cốm là thức quà riêng biệt của đất nước

Câu 1:

Cốm là một thứ quà bình thường và phổ biến trong dân dã. Nhưng đã mấy ai như Thạch Lam, lại có con mắt tinh tường và sự cảm nhận sâu sắc đến thế.

Mạch cảm xúc của bài văn bắt đầu từ hương thơm của lá sen, trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt của lúa non. Một cảm giác thật tinh tế. Cảm giác ấy càng tinh tế hơn khi nhà văn mở rộng lòng mình để đón nhận tất cả hương vị nồng nàn và thanh khiết của cánh đồng lúa, của lúa non:

Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, nhủ báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc đầu tiên làm trĩu thân lúa non tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của lúa non không. Trong cái vỏ xanh kín, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.

Câu 2: 

Vì cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.

Câu 1 : Đoạn văn trên trích trong văn bản "Một thứ quà của lúa non: Cốm"

Câu 2 : Tác giả của đoạn văn trên là Thạch Lam

Câu 3 : Đoạn văn có 4 từ láy

Câu 4 : Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt : miêu tả , biểu cảm

Câu 5 :Những dòng bình luận của Thạch Lam  cho thấy một giá trị đặc sắc chứa đựng trong những hạt cốm bình dị, khiêm nhường mà không phải ai cũng nhận thấy,về giá trị của việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết đem đến cho người đọc một cảm nhận mới mẻ, giúp ta hiểu ra được cái ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong tục lệ giản dị này. Một nét đẹp văn hoá cần phải giữ gìn. 

Câu 6 : Câu văn: "Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như màu thạch quí, màu đỏ thắm của hồn như màu ngọc lựu già." sử dụng phép tu từ đối lập. Qua đó làm nổi bật sự hài hòa màu sắc tượng trưng giữa màu xanh của cốm và màu đỏ của hồng, còn gì đẹp đẽ và ý nghĩa hơn trong những ngày lễ cưới 
Câu 7 :Bài tùy bút đã cho thấy cốm là đặc sản của dân tộc, là món quà của đồng quê mà trời đất ban tặng cho con người. Qua đó ta còn thấy được tấm lòng trân trọng, đau đáu giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc của Thạch Lam.

Câu 4: [Trang 163 - SGK Ngữ văn 7 tập 1] “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Em có cảm nhận như thế nào về nhận xét đó của tác giả?


Chỉ bằng một câu văn, tác giả đã làm toát lên giá trị của Cốm.  Đó là thứ quà rất độc đáo. Nó được làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê. Nó là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, hấp thụ những tinh hoa của trời đất, là một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường. Nó trở thành một món quà văn hoá truyền thống, đặc biệt là với phong tục sêu tết trong hôn nhân. Vì thế, cốm đúng là một thức quà riêng biệt.  Như vậy, đây là câu văn được xem là giàu giá trị của bài, được tác giả viết rất cô đúc, sâu sắc, khái quát đầy đủ các giá trị của cốm.


Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Một thứ quà của lúa non: Cốm

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 4 trang 162 văn 7 tập 1, soạn văn câu 4 trang 162 văn 7 tập 1,, trả lời câu 4 trang 162 văn 7 tập 1

Câu 4 [trang 163 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]

“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Em cảm nhận như thế nào về nhận xét ấy của tác giả?

Soạn cách 1

Tác giả đã nhận xét về Cốm từ các khía cạnh nguồn gốc, giá trị đặc biệt của cốm, những hương vị cốm mang lại, cụ thể: 

- Nguồn gốc: là thức dâng của những cánh đồng bát ngát xanh

- Giá trị: là thức quà riêng biệt của đất nước

- Hương vị: mang hương vị của tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam

=> Đó là sự tinh tế quan sát của tác giả về sự hình thành của cốm, cũng như những kiến thức nắm rõ, và tường tận về Cốm thì mới có thể viết lên những câu văn chân thực và đặc sắc như vậy. Hơn hết, đó là một niềm tự hào về những giá trị mà Cốm đã mang lại, làm nên giá trị riêng biệt của Đất nước. Giọng văn đầy thương mến và trân trọng, trân trọng những điều bình dị mà Cốm đã mang trong mình, chính vì những thứ bình dị, mộc mạc cuả Cốm mà đã tạo nên một thức quà riêng biệt của đất nước ta.

Soạn cách 2

- Nhận xét của tác giả là một nhận xét đúng đắn, cho thấy sự tinh tế trong cảm nhận của tác giả với tất cả sự trân trọng nâng niu đối với cốm

- Nhận xét đó cũng khái quát lên vẻ đẹp văn hóa ẩn chứa trong cốm

Những câu hỏi liên quan

“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Em cảm nhận như thế nào về nhận xét ấy của tác giả?

“[1] Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. [2]Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. [3]Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. [4]Hồng cốm tốt đôi…Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. [5]Một thứ thanh đạm, một thức ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. [6][Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bảy hào nháng và  thô kệch bắt chước người ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu mà thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?]
[ Trích “Một thứ quà của lúa non: Cốm”- Thạch Lam, SGK Ngữ Văn 7 tập một, NXB Giáo dục 2019, Trang 160]

Từ nào có thể thay thế từ thanh khiết được in đậm trong đoạn trích ?
 

Tươi tắn

Cao cả

Trong sạch

Tốt tươi

“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi…Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. [Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu mà thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?]” [Ngữ văn 7- tập 1, trang 160] Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? [0,5đ] Câu 2: Xác định thể loại và PTBĐ chính? [0,5đ] Câu 3: Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng khi viết đoạn văn trên và nêu tác dụng? [1,0đ] Câu 4: Trong đoạn văn trên, tác giả muốn bày tỏ với ta quan điểm gì? [1,0đ] Câu 5: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.”. Em cảm nhận như thế nào về nhận xét ấy? [2,0đ] Câu 6: Viết cảm nhận của em về văn bản chứa đoạn văn trên/ [2,0đ] Câu 7: Viết đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về mùa xuân trong năm? [3,0đ]

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

vì sao tác giả lại gọi cốm là thứ quà mà ko gọi là thức quà

nêu giá trị của cốm ? qua dó hãy cho bt : trong thời dại ngày nay ta phải lm j dối vs nhưng nét van hoá dân tộc? [hay tra loi cau hoi bang cach viet bang 1 doan van tu 7 - 10 dong ]

Các câu hỏi tương tự

Video liên quan

Chủ Đề