Tại sao trà sữa gây nghiện

Blogger Mao Tiểu Tinh trên Weibo cho biết, cô nhận thấy các đồng nghiệp trong văn phòng của mình ngày nào cũng phải uống một cốc trà sữa. Vì vậy cô quyết định tìm 5 đồng nghiệp để kiểm tra xem uống trà sữa gây ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể. Tất cả 5 người sẽ uống 3 bữa trà sữa mỗi ngày và uống liên tục trong 7 ngày.

Không ngờ, đến ngày thứ bảy, sử dụng phiếu đo màu da để so sánh cho thấy, màu da của 5 đồng nghiệp ngả vàng rõ rệt, hầu hết da bị sạm đi 1 tông màu, thậm chí da của 2 người đồng nghiệp sạm đi 3 đến 4 tông màu. Cô cũng cho rằng, có kết quả này là do uống trà sữa mỗi ngày, cơ thể nạp quá nhiều đường sẽ xảy ra "phản ứng glycation" khiến da trở nên đen sạm, lão hóa, chùng nhão và vàng sậm, đồng thời tăng tiết dầu dẫn đến ngày càng mọc nhiều mụn trứng cá.

Sự thay đổi màu da của 5 đồng nghiệp của Blogger Mao Tiểu Tinh

Bác sĩ Lưu Gia Dũng, Khoa ngoại thuộc Bệnh viện Bắc Kinh [Trung Quốc] cũng cho biết, uống trà sữa trong một tháng có thể dẫn đến suy đa tạng, tiểu đường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một cốc trà sữa 600CC với lượng đường bình thường tương đương với 4 bát cơm, khoảng 5 chai nước ngọt có ga và khoảng 6 gói khoai tây chiên.

Vì vậy, cần ít nhất hai giờ tập thể dục để tiêu hao một cốc trà sữa, thậm chí caffeine trong trà sữa còn dễ khiến người ta cảm thấy hồi hộp, khó ngủ, thậm chí axit béo chuyển hóa còn có thể làm giảm tiết hormone nam và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Bác sĩ Lưu cảnh báo uống nhiều trà sữa có thể gây suy đa tạng.

Bác sĩ Lưu cũng nhắc nhở, dù bạn gọi trà sữa không đường thì bản thân các thành phần của nó cũng đã có đường, trong sữa bò, kem tươi, sữa bột, hàm lượng chất béo cũng rất cao. Do đó, khi bạn uống hết một cốc trà sữa tương đương với ăn hai bữa. Vì vậy, bác sĩ khuyên giới trẻ khi chọn đồ uống tốt nhất nên hạn chế trà sữa.

Ngoài những tác hại nêu trên, uống trà sữa còn gây ra những bất lợi sau:

Lo lắng: Việc dùng đồ uống này có thể khiến trẻ em rơi vào tình trạng lo lắng. Loại thức uống này có thành phần caffeine, chúng giúp bạn tỉnh táo, kích thích trí não hoạt động tập trung và tốt hơn. Tuy nhiên, trẻ em lại khác, chúng chỉ có thể tiêu thụ được một lượng nhỏ mà thôi. Nếu dùng theo liều lượng của người lớn thì trẻ dễ bị rơi vào trạng thái bối rối, lo lắng thái quá.

Ngộ độc thực phẩm: Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn dùng phải trà sữa làm từ nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, kém chất lượng. Mà điều này người dùng khó phân biệt được bằng mắt thường.

Gây ra táo bón: Theophylline là chất có khả năng giúp bạn cải thiện lưu lượng máu, thải độc nhưng uống quá nhiều lại dẫn đến mất nước trong cơ thể, nghiêm trọng hơn có thể gây ra tình trạng táo bón.

Mất cân bằng huyết áp: Mất cân bằng huyết áp là một trong những tác hại nguy hiểm nhất khi sử dụng thức uống này. Nhịp tim của bạn có thể tăng nhanh nếu uống quá nhiều. Từ đó, tính chất thư giãn của trà sẽ bị chuyển đổi thành tình trạng huyết áp cao. Sự thay đổi đột ngột này gây mất cân bằng huyết áp, không tốt cho cơ thể chút nào.

Thừa cân, béo phì: Đường và các chất có trong đồ uống này chứa rất nhiều năng lượng. Đôi khi dư thừa năng lượng không phải điều tốt, kéo dài quá lâu sẽ gây ra béo phì, thừa cân và những căn bệnh nguy hiểm khác nữa, đây cũng là một tác hại của trà sữa mà chúng ta thường gặp.

Ngạt thở: Dù rất ít nhưng đã có trường hợp trẻ em tử vong do bị ngạt thở khi uống loại thức uống này. Hút mạnh hạt trân châu, thạch… trong quá trình uống nguy hiểm cho trẻ. Bạn cần quan tâm và phòng tránh.

Có thể gây tổn thương thận, gan: Việc tổn thương gan, thận xảy ra do người bán không quan tâm đến sức khỏe người dùng và sử dụng nguyên liệu, hóa chất độc hại.

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/uong-tra-sua-lien-tuc-co-the-mau-da-thay-doi-kinh-...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/uong-tra-sua-lien-tuc-co-the-mau-da-thay-doi-kinh-ngac-bac-si-canh-bao-suy-da-tang-d306691.html

Theo HÀ VŨ. Dịch từ Ctwant [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Nhà báo Diane Leow thừa nhận rằng trà sữa không phải thức uống có lợi cho sức khỏe của cô, nhưng hương vị của nó khiến tâm trạng cô dễ chịu. Dưới đây là chia sẻ của Diane trên Channel News Asia.

Tôi sắp tròn như một hạt trân châu rồi. Tôi không thể nhớ chính xác mình bắt đầu nghiện trà sữa từ khi nào, nhưng vẫn cảm thấy niềm yêu thích chưa dứt khi một chuỗi những tiệm trà sữa mới mở tại Singapore trong vài ngày gần đây.

Từ trà sữa trân châu, nay chúng ta có trà trái cây, trân châu nhà làm, kem phô mai bồng bềnh như mây, kem trà sữa... và mới nhất là trà sữa trân châu đường đen. Ngay cả trân châu đen giờ cũng ít được ưa chuộng.

Trà sữa trân châu đường đen gây sốt trong năm 2018. Ảnh: pic luck.

Tôi vẫn nhớ ly trà sữa đầu tiên trong đời, mua từ một ki-ốt tại Làng Hà Lan - khu phố mua sắm sầm uất của quận Queenstown, Singapore. Đó là một ly trà đào tuyết thêm trân châu. Khi ấy tôi mới lên 9 tuổi và rất tò mò về thức uống đang mốt có tên trà sữa [tiếng Anh là bubble tea - trà bong bóng]. Tôi nghĩ rằng tên gọi này liên quan đến lớp bọt bông lên sau khi trà được lắc đều. Phải mất nhiều năm sau, tôi mới nhận ra tên gọi này chỉ những hạt trân châu đen [hoặc vàng] vẫn gây sốt đến giờ.

Mối tình trà sữa trân châu theo tôi qua nhiều năm trong đời. Từ một học sinh cấp 2, tôi luôn cố gắng dành dụm tiền tiêu vặt để mua những cốc trà sữa giá 1 SGD [khoảng 17.000 đồng] tại ga tàu MRT. Đôi khi, một người bạn hào phóng sẽ mời tôi một cốc - thêm thạch cầu vồng mới đủ vị.

Đồ uống tủ của tôi thuở đó chỉ là trà đen hương đào kèm thạch cầu vồng. Đó là kỷ nguyên mà bạn sẽ nhận được cái nhíu mày từ người bán hàng nếu yêu cầu bớt đá, thậm chí không ai nghĩ tới việc giảm đường.

Khi tôi rời Singapore để đi du học tại Melbourne [Australia], trà sữa trân châu tiếp tục trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc đời. Tôi sẵn sàng đi bộ xa hơn 20 phút để thỏa mãn cơn khát, nhưng chi tới 5 SGD [hơn 85.000 đồng] cho một cốc nước đồng nghĩa tôi không thể uống nó thường xuyên.

Trà sữa là thứ để dành cho những dịp đặc biệt - lấy may trước kỳ thi hay ăn mừng kết quả sau đó, hoặc có lẽ tôi chỉ uống vào một ngày bỗng dưng cảm thấy rủng rỉnh [trong đời ai cũng có những ngày này].

Sau đó, có hai thương hiệu mới ra đời khuấy đảo ngành công nghiệp trà sữa. Lần đầu tiên chúng tôi có thể tự điều chỉnh đồ uống theo ý mình: bao nhiêu đá hay đường; lá trà vị gì, hay thêm thạch, trân châu thế nào. Bạn bè của tôi sẵn sàng chờ đợi trong những hàng người dài để mua thử một cốc.

Tới năm ngoái, tình yêu trà sữa của tôi lại dâng lên lần nữa khi trà trái cây xuất hiện. Những lát cam, táo, dưa hấu và nhiều thành phần khác đánh lừa tôi thành công rằng trà trái cây thực sự tốt cho sức khỏe. Tới giờ, khi lên cơn thèmtôi vẫn thường xuyên tra cứu menu trà trái cây của các thương hiệu hot ở Singapore.

Diane Leow uống thử trà sữa kem phô mai khi thức uống này mới trình làng. Ảnh:Channel News Asia.

Tôi không thực sự yêu thích thương hiệu nào, điều đó tùy thuộc tôi thèm uống loại trà gì vào một ngày nào đó. Tôi vẫn thường tự hỏi vì sao mình yêu trà sữa đến vậy [nó chỉ xếp sau cà phê - thứ đồ uống thiết yếu để vượt qua một ngày làm việc dài].

Có lẽ, trà sữa là thứ không thay đổi trong phần lớn cuộc đời tôi. Thức uống này biến đổi theo khẩu vị và sở thích của tôi, từ những ly trà ngọt thé cổ thời tuổi teen [thứ đến giờ tôi vẫn thèm hết lần này đến lần khác] cho đến những loại pha chế phức tạp hơn. Không có cảm giác nào giống như khi cầm một ly trà sữa với ống hút cỡ đại, thưởng thức hương vị của những hạt trân châu dai dai và nhiều topping khác.

Khi người "nghiện" trà sữa đi mua đồ uống. Video: Facebook.

Bảo Ngọc

Video liên quan

Chủ Đề