Tại sao trẻ em ngủ hay bị giật mình

Chào bạn! Xin cám ơn những thông tin bạn đã chia sẻ về tình trạng của con bạn.

Trẻ khoảng 11 tháng tuổi thường chỉ ngủ được khoảng 12 tiếng mỗi ngày. Đây là giai đoạn quan trọng nhất để tập cho trẻ hình thành thói quen ngủ lành mạnh, vì lúc này trẻ đã bắt đầu hòa nhập nhiều với xã hội và chu kỳ ngủ cũng bắt đầu với giống người lớn. Nếu con bạn ngủ hay giật mình khóc và khó ngủ vào buổi tối thì sau đây là một số nguyên nhân thường gặp: – Do phòng ngủ của trẻ không thoáng, nhiệt độ phòng ngủ nóng quá hoặc lạnh quá, nơi ngủ quá ồn ào, để đèn quá sáng. – Do điều kiện vệ sinh kém: tã lót ướt không thay, quần áo không sạch, giường chiếu không sạch sẽ làm trẻ ngứa ngáy. – Do trẻ ăn không đủ bị đói cũng làm trẻ khó ngủ. – Ngủ quá nhiều vào ban ngày [ngủ quá 5 giờ chiều]. – Giấc ngủ của trẻ phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài quá nhiều: nằm võng, nôi điện, thậm chí phải cần bố mẹ ẵm ru, nếu không sẽ không chịu ngủ.

Với những nguyên nhân trên, bạn nên xem xét cho trường hợp của con bạn và tìm cách khắc phục, song song với việc bổ sung vitamin D3. Nếu sau khi khắc phục mà tình trạng của con bạn không thuyên giảm hay có dấu hiệu nhiều hơn thì bạn nên đưa bé đến khám ngay tại bệnh viện để được thăm khám và làm một số xét nghiệm cần thiết. Vì ngoài những nguyên nhân hay gặp đã nói ở trên, tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ có thể do các nguyên nhân bệnh lý như: thiếu Vitamin D3, thiếu các vi chất như kẽm, magie..

Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

ĐẶT CÂU HỎI VỚI CHUYÊN GIA NGAY

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ mới sinh trong 1 – 2 tháng đầu tiên đôi khi hay giật mình trong khi ngủ. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị giật mình? Và đây liệu có phải một hiện tượng bình thường hay là dấu hiệu của sự thiếu chất hoặc một bệnh lý nào đó trong cơ thể của trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

TRẺ SƠ SINH GIẬT MÌNH KHI NGỦ: PHẢN XẠ THÔNG THƯỜNG KHI TRẺ MỚI RA ĐỜI

Trước khi sinh ra, trẻ quen thuộc với không gian nhỏ hẹp, ấm áp và an toàn trong bọc ối của mẹ. Bởi vậy sau khi sinh, việc tiếp xúc với những yếu tố mới, lạ như: âm thanh của những sự vật, con người xung quanh, nguồn ánh sáng từ bên ngoài, đèn điện… đều khiến bé phải tập thích ứng. Do đó, trong quá trình này, bé cảm thấy khá “bất an” và dễ giật mình trong khi ngủ. Đây chỉ là một phản xạ bình thường và diễn ra trong thời gian ngắn, cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, khi bé giật mình, mẹ hãy trấn an bé bằng cách ôm bé vào lòng để bé cảm thấy được đang ở gần mẹ. Đồng thời, cần lưu ý tạo một không gian yên tĩnh trong căn phòng, giúp bé cảm thấy an toàn bằng cách:

– Quấn chăn cho bé, giúp bé cảm thấy an toàn và ít giật mình hơn.

– Khi muốn đặt bé xuống giường, ôm bé sát vào người và từ từ nằm xuống giường. Không trực tiếp đặt bé từ trên tay xuống giường sẽ khiến bé cảm thấy như đang bị rơi, khiến bé sợ hãi.

– Không để chuông điện thoại lớn khi chăm sóc bé, tránh để tiếng chuông làm bé bị giật mình.

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP TRẺ SƠ SINH GIẬT MÌNH KHÔNG PHẢI DO PHẢN XẠ THÔNG THƯỜNG

Trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ do thiếu canxi

Một trong các nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ – không phải phản xạ thông thường – là do bị thiếu canxi. Ba mẹ nên đưa bé đi khám, có thể hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin D và tắm nắng một cách hợp lý cho bé.

Trẻ bị thiếu canxi thường có các dấu hiệu như: còi xương, chậm lớn, chậm mọc răng, ra mồi hôi trộm… Bổ sung vitamin D và tắm nắng sẽ khắc phục hiệu quả vấn đề này.

Bé bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc bị đầy hơi

Khi bú sữa, bé dễ nuốt cả không khí vào bụng khiến bụng bé bị đầy hơi, ọc ạch gây trào ngược dạ dày khiến bé ói sữa. Trường hợp này cũng khiến bé bị giật mình giữa đêm khi ngủ.

Cách tốt nhất để tránh tình trạng này xảy ra là sau khi bé vừa bú no, mẹ hãy bế thẳng cho bé áp sát vào người mình, vỗ nhẹ vào lưng để giúp bé ợ hơi ra ngoài. Đồng thời, tiếp tục bế thẳng bé một lúc trước khi đặt bé nằm trở lại.

Bé mơ thấy ác mộng

Trẻ sơ sinh cũng có thể mơ thấy ác mộng. Bé có thể bị giật mình và quấy khóc nếu mơ thấy những giấc mơ khiến bé cảm thấy bất an, sợ hãi. Khi bé giật mình tỉnh dậy khi gặp ác mộng, cha mẹ hãy ôm và dỗ dành bé, khiến bé cảm thấy an toàn. Tình huống này sẽ ít đi khi bé lớn hơn nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

Bé bị viêm họng, ngạt mũi, viêm tai giữa, giun kim

Đây có thể là một trong các nguyên nhân bệnh lý khiến bé bị giật mình trong khi ngủ bởi những bệnh lý này gây ra sự khó chịu, bứt rứt trong cơ thể. Bé ngủ không ngon do bệnh lý sẽ quấy khóc nhiều hơn. Cha mẹ có thể quan sát kỹ các dấu hiệu bệnh lý khác và đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế tin cậy.

Bất thường về chức năng não

Trường hợp này rất hiếm, tuy nhiên vẫn có khả năng xảy ra và thể hiện ở việc trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ. Vấn đề này chỉ được chẩn đoán một cách chính xác khi có các bài kiểm tra y tế chuyên môn.

Khi giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường xuyên bị gián đoạn vì phản xạ giật mình, nhiều mẹ thắc mắc điều này có đáng lo không và cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh như thế nào là hiệu quả? Vậy, tình trạng trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ có đáng lo ngại không?

Bản chất giấc ngủ của trẻ dưới 3 tháng tuổi thường không sâu như người lớn. Ở độ tuổi này, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ hoặc run nhẹ tay chân là phản xạ rất bình thường và sẽ tự hết khi bé lớn hơn. Tuy nhiên, nếu muốn giúp con ngủ ngon và không bị giật mình, quấy khóc quá nhiều thì ba mẹ vẫn có thể áp dụng một số cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh qua những thông tin tổng hợp được trong bài viết sau của Hello Bacsi.

Trẻ bị giật mình khi ngủ thường phản xạ như thế nào?

Trước khi tìm hiểu cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh, cần biết biểu hiện của bé hay giật mình khi ngủ ra sao? Trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ là một phản xạ không tự chủ. Biểu hiện của trẻ ngủ bị giật mình cũng rất dễ nhận biết, bao gồm các phản ứng xảy ra theo thứ tự sau:

  • Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình thường mở rộng cánh tay và chân: Trẻ bị giật mình khi ngủ thường đột ngột mở rộng cánh tay và chân của mình, lòng bàn tay hướng lên trên.
  • Trẻ sơ sinh hay giật mình có biểu hiện cánh tay và chân co lại: Sau khi mở rộng cánh tay và chân thì phản ứng tiếp theo ở trẻ sơ sinh hay bị giật mình là em bé thường cong lưng và co tứ chi lại gần cơ thể. Phản xạ này có thể giúp bé cảm thấy an toàn như khi còn trong bụng mẹ. Đôi khi, bé ngủ hay giật mình cũng có thể khóc một lúc do bị giật mình.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ

Trẻ hay giật mình có phải bất thường? Đặc biệt, nếu trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít hay giật mình, cha mẹ sẽ rất lo lắng. Thực chất, phản xạ giật mình khi ngủ của trẻ sơ sinh là điều tự nhiên và đây chính là dấu hiệu cho biết hệ thần kinh của bé đang khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ vẫn quan tâm đến cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh để giúp con tránh được những phản xạ không cần thiết và ngủ ngon hơn.

Trong đó, điều quan trọng trước tiên là bạn nên xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé và là nguyên nhân khiến trẻ bị giật mình khi ngủ. Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình bao gồm:

Âm thanh, tiếng động lớn

Không chỉ người lớn mà trẻ sơ sinh cũng rất dễ bị giật mình bởi những tiếng động lớn hoặc âm thanh đột ngột phát ra. Mặc dù không phải là nguyên nhân chính khiến trẻ bị giật mình khi ngủ nhưng khi môi trường quá ồn ào sẽ ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ của bé.

Trẻ sơ sinh hay giật mình do thay đổi ánh sáng

Những thay đổi đột ngột về cường độ ánh sáng có thể kích hoạt phản xạ giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh. Chẳng hạn như khi bạn bất ngờ bật đèn hoặc mở cửa sổ trong một căn phòng đang tối thì đều dễ khiến trẻ bị giật mình khi ngủ.

Chuyển động đột ngột khiến trẻ ngủ hay giật mình

Các cử động đột ngột của mẹ khi cho bé bú hoặc bất kỳ chuyển động nào tương tự cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị giật mình. Ngoài ra, bản thân em bé vẫn có thể tự giật mình trong lúc ngủ khi trẻ cử động tay hoặc chân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ ngủ hay giật mình khiến cha mẹ phải tìm cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh.

Việc thay đổi độ cao đối với trẻ sơ sinh xảy ra khi ba mẹ đang bế con trên tay để ru ngủ rồi sau đó đặt bé xuống nôi hoặc cũi hay bất ngờ đứng dậy. Sự thay đổi vị trí một cách đột ngột sẽ khiến bé có cảm giác mất thăng bằng hoặc như sắp té ngã. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ bị đánh thức hoặc trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ.

Mách mẹ 3 cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không giật mình là gì? Nếu trẻ thường xuyên bị giật mình khi ngủ hoặc dễ khóc do bị giật mình, ba mẹ sẽ cần quan tâm đến những nguyên nhân bé ngủ hay giật mình kể trên để có hướng khắc phục hiệu quả. Do đó, cha mẹ có thể áp dụng một số cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh sau đây:

1. Giữ bé gần với cơ thể và di chuyển chậm khi thay đổi vị trí của bé

Cách làm trẻ sơ sinh hết giật mình hay cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh là gì? Sự thay đổi vị trí một cách đột ngột thường là nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ. Vì vậy, khi đang bế con thì bạn nên giữ bé càng gần với cơ thể càng tốt. Nếu muốn đặt trẻ nằm xuống nôi hoặc cũi thì hành động này cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng, chậm rãi. Điều này sẽ giúp trẻ tránh được cảm giác như bị té ngã và hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ khi ngủ.

2. Quấn khăn cho bé là cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Một trong những cách làm trẻ sơ sinh hết giật mình là quấn khăn cho bé. Việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh là một giải pháp được nhiều mẹ áp dụng để giúp trẻ không cử động tay chân đột ngột. Từ đó tránh được phản xạ giật mình khi ngủ. Hơn nữa, việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh sẽ tạo cảm giác cho bé như khi còn ở trong bụng mẹ. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và ngủ ngon hơn. Do đó, đây được xem là một cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

3. Cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh: Đảm bảo môi trường ngủ tốt nhất cho bé

Cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh ra sao? Điều kiện môi trường cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Vì vậy, để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ cũng như giúp bé ngủ ngon hơn thì mẹ nên lưu ý cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh: Giảm độ sáng của đèn ngủ.
  • Cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh: Hạn chế tiếng ồn và âm thanh lớn đột ngột phát ra.
  • Có thể sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng trong phòng ngủ của bé.
  • Cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh: Tránh cử động đột ngột khi đang cho con bú hay đang ru bé ngủ…

Khi nào trẻ sơ sinh hết giật mình hay khi nào trẻ hết giật mình? Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ thường kéo dài từ 3 – 6 tháng đầu và sẽ tự hết khi bé lớn hơn. Trong trường hợp đã qua 6 tháng mà bé còn dễ giật mình khi ngủ hoặc mẹ áp dụng cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh tại nhà không hiệu quả thì nên đưa bé đi khám. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra để tìm ra nguyên nhân chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp dành cho bé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề