Tầm quan trọng của giao tiếp liên văn hóa năm 2024

Thế giới đã trở thành một sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi người, không phân biệt quốc tịch, giới tính, tuổi tác, tôn giáo, v.v. Do đó, khả năng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp hiệu quả giữa các nền văn hóa khác nhau là cần thiết. Giao tiếp liên văn hóa hiệu quả sẽ là cơ hội tốt để bạn nắm bắt những cơ hội lớn của thời đại 4.0 đầy biến động. Giao tiếp liên văn hóa phá vỡ mọi rào cản Đầu tiên, rõ ràng là giao tiếp liên văn hóa phá vỡ mọi rào cản. Tất cả chúng ta đều có những trở ngại nhất định trong môi trường đa văn hóa của mình như ngôn ngữ, niềm tin hay định kiến, và điều này cản trở sự hiểu biết của chúng ta về người khác. Giao tiếp liên văn hóa là cơ hội để chúng ta nhìn mọi người một cách khách quan, từ đó mở ra đối thoại và học cách cởi mở với các mối quan hệ. Nhờ đó, chúng tôi có thể làm việc hiệu quả hơn ở những nơi giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau.

Giao tiếp liên văn hóa cải thiện sự tự tin Bước tiếp theo là nâng cao sự tự tin trong công việc và cuộc sống. Trong môi trường làm việc đa văn hóa, giao tiếp là rào cản lớn nhất mà mỗi người phải vượt qua. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn tăng hiệu quả trong công việc và tự tin bày tỏ ý kiến ​​của mình với những người không cùng văn hóa và ngôn ngữ. Đối với những người có kỹ năng giao tiếp đa văn hóa tốt, họ sẽ quan sát và biết văn hóa giao tiếp ở các quốc gia khác nhau để tránh những lỗi giao tiếp ngu ngốc. Ví dụ, có sự khác biệt lớn trong cách chào đối tác và đồng nghiệp ở Pháp và ở Mỹ. Ở Pháp, nụ hôn giữa người với người là dấu hiệu thể hiện sự tôn trọng và vui vẻ khi gặp mặt, nhưng người Mỹ thì không, một cái bắt tay thật chặt thể hiện tình cảm dành cho nhau ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. Đừng “lỡ tay” áp dụng ngược hai hình thức này khi giao tiếp với những cá nhân đến từ các nền văn hóa khác nhau. Do đó, kỹ năng giao tiếp liên văn hóa tốt không chỉ đạt được thông qua thực hành mà còn thông qua quan sát cẩn thận.

Giao tiếp đa văn hóa giúp xây dựng lòng tin Việc phá bỏ rào cản sẽ là cơ sở để tạo dựng niềm tin, là cơ hội để mọi người cởi mở và hiểu nhau hơn. Trên cơ sở này, lòng tin được tạo dựng, mọi người thoải mái hơn với lỗi lầm của người khác, từ đó tạo ra một môi trường làm việc thân thiện và tương hỗ lẫn nhau. Khi sự giao thoa văn hóa không còn là rào cản ngăn mọi người đến với nhau và chia sẻ với nhau, mỗi cá nhân sẽ ý thức được vị trí và vai trò của mình trong một tập thể. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ có động lực để hoàn thành tốt công việc của mình. Nguồn: Lead The Change Exchange Trip 2023 Lô 5 Giao tiếp đa văn hóa tạo cơ hội khám phá bản thân

Về lợi ích nội tại, với kỹ năng giao tiếp đa văn hóa, bạn sẽ dần dần khám phá bản thân thông qua việc nghiên cứu, quan sát và giao tiếp với người khác. Để làm gì? Bạn có cơ hội tiếp xúc, làm việc và trao đổi với những người đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau, dần dần bạn sẽ bộc lộ được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, đây là lúc bạn sẽ nhận ra và khắc phục chúng cũng như phát triển hơn nữa. Giao tiếp liên văn hóa là một trong những kỹ năng cần thiết trong thế kỷ 21. Nếu bạn vẫn muốn trở thành một phần của sự phát triển vượt bậc ngày nay, bạn phải leo lên, vượt qua mọi rào cản văn hóa để tiếp tục tiếp thu tri thức nhân loại. Bạn có biết rằng tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh là 3 ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới hiện nay? Hãy tưởng tượng nếu bạn có thể giao tiếp tiếng Trung tốt, bạn đã có cơ hội giao tiếp và làm việc với 1,3 tỷ người trên thế giới. Và nếu bạn có thể tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh, bạn có thể có cơ hội làm việc tại hơn 106 quốc gia trên thế giới nơi tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Đừng để ngôn ngữ là trở ngại cản trở bạn khám phá nhiều nền văn hóa trên thế giới cũng như khả năng làm việc tại nhiều quốc gia khác nhau. Đến với chương trình Lead The Change 2023 Exchange Trips tại Singapore và Hàn Quốc, các thủ lĩnh trẻ sẽ có cơ hội giao lưu, học hỏi và làm việc với các chuyên gia quốc tế, các thủ lĩnh trẻ khác trên toàn thế giới. Đây là thời điểm các cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa đến với nhau, cũng là cơ hội để các bạn trẻ tìm hiểu nhau, nhưng cũng để học cách quan sát người khác và từ đó cải thiện bản thân.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khi các nền văn hoá trên thế giới đã có sự giao lưu và tiếp cận lẫn nhau vì mục đích tìm hiểu, mở rộng kiến thức hay vì kinh tế, chính trị thì việc tìm hiểu các nền văn hoá khác nhau là miột điều cần thiết. Từ xa xưa đến nay, ông cha ta đã luôn đi tìm kiếm những điều mới lạ và tiếp cận được những nền văn minh, văn hoá khác nhau để mở mang kiến thức, làm tiền đề để phát triển bản thân cũng như phát triển quốc gia. Nhưng luôn có những rủi ro và khó khăn trong quá trình tìm hiểu và tiếp xúc những nền văn hoá khác nhau, vì vậy tìm hiểu văn hoá khác thôi chưa đủ, cần phải học cách giao tiếp trong môi trường đa văn hoá để có thể tiếp cận và khai thác thông tin nhiều hơn. Đó cũng là một trong những yếu tố cần thiết và là mục tiêu của môn học Giao tiếp liên văn hoá nhằm nắm rõ được những kiến thức về những nền văn hoá khác nhau và cách giao tiếp với những nền văn hoá đó. Đồng thời, học cách giao tiếp liên văn hoá còn là cách rèn luyện bản thân quen với việc tiếp xúc môi trường đa văn hoá để không bị bỡ ngỡ hay sốc tâm lý, từ đó luôn luôn có cách giải quyết các tình huống thường gặp khi giao tiếp đa văn hoá, đa quốc gia khác nhau.

Trong môn học Giao tiếp liên văn hoá , chúng tôi đã được tiếp cận và nắm rõ những kiến thức nền tảng liên quan đến giao tiếp liên văn hoá và từ đó có thể tự liên hệ thực tiễn và ứng dụng vào trong đời sống, không chỉ vậy, chúng tôi còn được học về sự khác biệt trong môi trường văn hoá và cách làm quen với nó và tôn trọng sự khác biệt đối với các nền văn hoá khác nhau. Ngoài ra chúng tôi còn nắm được những kiến thức liên quan đến vấn đề giao thoa văn hoá và từ đó mà hìan thiện kỹ năng giao tiếp liên văn hoá hơn. Vì vậy, đề tài Nhật ký môn học của Giao tiếp liên văn hoá sẽ giúp chúng tôi hệ thống lại những kiến thức đã học và nắm vững hơn để khi ứng dụng vào trong đời sống, khi tiếp xúc các nền văn hoá khác chúng tôi không bị tình trạng sốc tâm lý mà còn biết đưa ra những phương pháp để giải quyết những vấn đề khác nhau, mở rộng cơ hội phát triển bản thân cũng như cơ hội việc làm ngày càng cao hơn.

CHƯƠNG 1

VĂN HOÁ VÀ GIAO TIẾP

Trong chương 1 trong môn học Giao tiếp liên văn hoá đã đặt ra những nền tảng sơ khai để hiểu rõ văn hoá và giao tiếp là gì để từ đó hiểu rõ sâu về bản chất của văn hoá và giao tiếp, làm tiền đề ứng dụng trong thực tiễn và khai thác sâu hơn vào những chương sau. Văn hoá , một trong những nền tảng quan trọng của một con người hay một quốc gia từ những hoạt động trong đời sống hằng ngày và trong giao tiếp, tất cả đều chứa đựng những hành vi biểu thộ văn hoá của một quốc gia hay khu vực mà cá thể đó sinh sống. Giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng trong đời sống con người nhằm mục đích trao đổi thông tin qua cử chỉ và lời nói, đồng thời giao tiếp còn là công cụ biểu hiện của một nền văn hoá ở đằng sau của mỗi cá nhân hay mỗi quốc gia. Trong đời sống, luôn luôn có sự giao tiếp giữa người với người, cụ thể là cuộc trao đổi giữa bố mẹ và con cái hay một nhà tuyển dụng đang khai thác thông tin ứng viên thông qua cuộc giao tiếp, đó là những hành vi của cuộc giao tiếp nhằm mục đích đạt được mong muốn như hiểu rõ đối phương hay khai thác thêm thông tin. Giao tiếp liên văn hoá chính là sự trao đổi giữa những người đến từ các vùng văn hoá khác nhau, khi một người phương Tây trò chuyện với người phương Đông hay người miền Nam Việt Nam giao lưu với người Bắc Việt Nam, đó chính là giao tiếp liên văn hoá.

Mối liên hệ giữa văn hoá và giao tiếp là mối quan hệ gắn bó mật thiết, mỗi một quốc gia đều có những nền văn hoá khác nhau, những cá thể sinh sống ở những nơi khác nhau sẽ dẫn đến thế giới quan hay còn gọi là tư duy và nhận thức khác nhau tuỳ vào nền văn hoá họ được tiếp thu ở nơi họ sinh ra và lớn lên. Từ tư duy và nhận thức ảnh hưởng từ nền văn hoá chủ thể, vì vậy mà giao tiếp cũng ảnh hưởng và gắn bó mật thiết với nền văn hoá quốc gia hay khu vực của một cá thể. Ví dụ như tại các quốc gia phương Đông, nơi từng chịu nền chính trị phong kiến nặng nề và ảnh hưởng từ Nho giáo, cho nên văn hoá cũng chịu ảnh hưởng từ lịch sử lâu đời mà những quốc gia phương Đông đã trải qua và trong văn hoá của phương Đông, họ rất coi trọng thứ bậc, cụ thể trong mối quan hệ xã

gây ra những hiểu lầm tai hại hay thất bại, cụ thể, hãng Pepsi khi thâm nhập thị trường Đài Loan được tôn vinh với khẩu hiệu tiếng Anh “Tiến tới kỷ nguyên của Pepsi” , thế nhưng ý nghĩa bóng bẩy của câu nói này đã bị người dân ở đây đọc một cách vụng về là “Pepsi mang tổ tiên của bạn trở về từ cõi chết” 1

Và từ những kiến thức thông qua Giao tiếp liên văn hoá, chúng tôi đã có sự thay đổi nhận thức của mình về việc giao tiếp với những người có những nền văn hoá khác nhau và ứng dụng vào trong thực tiễn. Ví dụ, trong môi trường đại học có nhiều sinh viên đến từ nhiều vùng miền khác nhau, chúng ta không thể nào giữ lấy thói quen giao tiếp từ nền văn hoá của mình để giao lưu với những người văn hoá khác, chúng ta nên lịch sự và giữ thái độ đúng mực khi giao tiếp, không cười cợt cũng như chế giễu, bắt chước những thói quen từ văn hoá của họ [như phát âm hay giọng nói].

Như vậy, thông qua chương đầu tiên của môn học Giao tiếp liên văn hoá đã giúp chúng tôi nắm bắt được khái niệm về giao tiếp và văn hoá , sự liên hệ giữa hai yếu tố văn hoá và giao tiếp và vai trò của giao tiếp liên văn hoá như thế nào, từ đó chúng tôi có được nền tảng để liên hệ với thực tế về vấn đế giao tiếp liên văn hoá và có thể đi sâu hơn vào những chương sau trong môn học này.

1 Tham khảo: Nguyễn Thị Minh Nguyệt [2019 ], Rào cản văn hoá trong thương mại quốc tế , truy xuất: vietnamhoinhap/article/rao-can-van-hoa-trong-thuong-mai-quoc-te---n- 18911

CHƯƠNG 2

MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ

Giao tiếp trong môi trường đa văn hóa đòi hỏi mỗi cá nhân phải có những hiểu biết nhất định về các giá trị văn hóa của đối tượng giao tiếp thuộc các quốc gia, các dân tộc, giới... để có ứng xử phù hợp. 2 Chính vì vậy cần nắm rõ được mọi thông tin của nền văn hoá mà chúng ta tiếp xúc để hiểu rõ đối tượng cuộc giao tiếp. Điều cần nắm rõ trong chương 2 về môi trường văn hoá là những rào cản trong giao tiếp liên văn hoá, căn tính và ngữ cảnh tiểu văn hoá.

Mối quan hệ của con người luôn luôn sẽ có những mâu thuẫn, xung đột. Trong một nền văn hoá khi giao tiếp, đôi lúc khó tránh được những bất đồng. Vì vậy, giao tiếp trong môi trường có các nền văn hoá khác nhau sẽ dễ dàng có những rào cản hơn là trong cùng một nền văn hoá, đặc biệt đối với các nền văn hoá không có sự tương đồng thì sự khác biệt cũng như những khó khăn sẽ gay gắt hơn. Nguyên nhân phải kể đến yếu tố đầu tiên, chính là chủ nghĩa dân tộc , tức niềm tin rằng nền văn hoá của chính mình vượt trội hơn với các nền văn hoá khác. 3 Ví dụ về chủ nghĩa dân tộc, tại Hàn Quốc, chủ nghĩa dân tộc nơi đây rất cao, có thể dễ dàng thấy được điều này thông qua các bài học kinh doanh nhờ vào sự tự tôn dân tộc và đưa thương hiệu dân tộc vươn xa trên toàn cầu của Hàn Quốc, Huyndai là một thương hiệu đi lên từ lòng tự tôn dân tộc của người Hàn, khi mà quốc gia này bước vào thời kỳ phát triển, công nghiệp sản xuất được cho là nghèo nàn, Hyundai là thương hiệu dẫn đầu trong ngành sản xuất ô tô bấy giờ. Có lẽ thương hiệu này sẽ chẳng nổi lên và lăn dấu xe của mình tại các quốc gia khác nếu không có sự

2 Đặng Đình Bôi [2010], Bài giảng Kỹ năng giao tiếp , ĐH Nông Lâm TPHCM, truy xuát: dulieu.tailieuhoctap/books/ky-nang-mem/ky-nang-giao-tiep/file_goc_781635.pdf 3 Huỳnh Quốc Tuấn [2020], Tài liệu bài giảng Giao tiếp liên văn hoá , ĐH Mở TPHCM, truy xuất:lms.ou.edu/193/pluginfile.php/66408/mod_resource/content/1/Chu%CC%9Bo%CC%9Bng%202% -%20Mo%CC%82i%20tru%CC%9Bo%CC%9B%CC%80ng%20va%CC%86n%20hoa%CC%81

từ căn tính 5 của mỗi người có sự khác biệt với nhau. Căn tính khác nhau vì nền văn hoá khác nhau, người phương Đông có nền văn hoá sống tụ tập và gắn liền với gia đình và người phương Tây có nền văn hoá du mục và sống tự lập, tách rời gia đình khi đã trưởng thành. Nếu như hai căn tính này tiếp xúc và trao đổi qua lại, như việc anh người Mỹ kết hôn với cô gái châu Á thì cô gái mong muốn chăm sóc hay sống chung với bố mẹ chồng và ngược lại anh phải hiếu thảo và phụng dưỡng bố mẹ vợ nhưng vì hai nền văn hoá khác biệt, anh phương Tây không chấp nhận việc cô gái về nhà sống chung với ba mẹ chồng và muốn hai vợ chồng tự lập và thuê nhà sống riêng, điều này dẫn đến mâu thuẫn giữa cả hai bên và anh phương Tây cho rằng cô này chỉ là một người thụ động, dần dần có cái nhìn không tốt về phụ nữ phương Đông và cô vợ cho rằng đàn ông phương Tây không hiếu thảo với cha mẹ.

Ngoài ra, còn một yếu tố cũng góp phần làm rào cản trong giao tiếp liên văn hoá, đó chính là phân biệt đối xử , phân biệt từ chủng tộc, vùng miền, tôn giáo... là điều luôn xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, ở Mỹ sẽ có tình trạng phân biệt chủng tộc giữa người da đen và da trắng. Ở trong một đất nước như tại Việt Nam sẽ có phân biệt vùng miền như miền Nam miền Bắc. Điều này phải liên hệ đến vấn đề ngữ cảnh tiểu văn hoá, mỗi quốc gia sẽ có nhiều nền văn hoá khác nhau, và sự phân biệt này đến từ việc những nền văn hoá chủ thể [hay những nền văn hoá được cho rằng đông đúc và thống trị] như việc phân biệt chủng tộc, người da trắng trong quá khứ họ cho rằng họ là chủng tộc thống trị nên khi có những nền văn hoá khác tiếp cận, dần dần sẽ có bộ phận kỳ thị và phân biệt đối xử.

Từ những rào cản, tiếp đến bao hàm cả căn tính và ngữ cảnh đều làm rõ về việc trong môi trường giao tiếp liên văn hoá khác nhau sẽ luôn có những vấn đề xảy ra và những khó khăn mà chúng ta gặp phải. Và điều đó chính là nội dung chính trong chương sau về sự khác biệt trong môi trường giao tiếp liên văn hoá. 5 Căn tính: căn: “gốc rễ”. căn tính chính là bản tính của con người. Nguồn: vtudien/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu-c%C4%83n%20t%C3%ADnh

CHƯƠNG 3

SỰ KHÁC BIỆT TRONG MÔI TRƯỜNG LIÊN VĂN HOÁ

Từ những yếu tố về rào cản trong giao tiếp liên văn hoá đã đề cập ở chương 2, chúng tôi sẽ đi sâu hơn về sự khác biệt trong môi trường liên văn hoá để từ đó hiểu hơn về những nền văn hoá khác nhau và tìm ra những phương pháp cho bản thân để khắc phục những yếu tố rào cản giao tiếp liên văn hoá.

Văn hoá khác nhau luôn có những quan điểm, nhận thức khác nhau. Anh đến từ phương Tây, anh ưa thích sự thẳng thắng đi vào vấn đề, tôi đến từ phương Đông, tôi yêu thích sự vòng vo, tránh đề cập thẳng thắn vì sợ mất lòng và tổn thương đối phương. Tôi, người phương Đông luôn có thói quen giờ “cao su”, anh-người phương Tây, cầu thị sự đúng giờ. Và từ sự khác biệt trong nền văn hoá khác nhau sẽ dẫn đến sốc văn hoá và nặng nề hơn là xung đột văn hoá trong quá trình giao tiếp liên văn hoá. Để cụ thể hoá hơn về vấn đề trên cũng như quy trình điễn ra từ khác biệt dẫn đến xung đột, chúng tôi đưa ra sơ đồ như sau:

Tiếp xúc giữa hai nền văn hoá  Nhận ra sự khác biệt  Bất ngờ, không kịp thích nghi  Sốc văn hoá  Bất đồng, mâu thuẫn trong văn hoá  Không giải quyết được vấn đề  Xung đột văn hoá Bảng 3 Quy trình dẫn đến mâu thuẫn trong giao tiếp liên văn hoá

Ví dụ cụ thể hơn để làm rõ quy trình chúng tôi đưa ra, lấy bối cảnh trong trường hợp hai người bạn từ đại học đến từ hai nền văn hoá khác nhau, cụ thể là phương Tây và phương Đông. Julie là người Mỹ, làm việc tại công ty A ở Việt Nam, Như là người Việt Nam làm nội trợ và có một người con đang trong quá trình xin việc. Hai người đã có một buổi hẹn cà phê để ôn lại chuyện năm xưa:

Như: Nghe nói dạo này cậu làm công ty A đúng không? Tớ có một người con năm nay vừa tốt nghiệp ra trường và cháu nó cần tìm

bậc phụ huynh cho rằng con cái của mình hâm mộ K-Pop là một điều vô bổ, điều này dĩ nhiên sẽ gây ra mâu thuẫn giữa hai bên và dẫn đến xung đột. Sự sốc văn hoá trong văn hoá đại chúng vẫn có thể xảy ra khi tiếp cận, như việc các thế hệ trước nhìn thấy các thế hệ sau có thể bậc khóc vì thần tượng của mình và họ sẽ dẫn đến việc không chấp nhận được và sốc văn hoá.

Nắm rõ được sự khác biệt môi trường văn hoá là một trong những điều cần thiết để có thể phát triển những kỹ năng giao tiếp liên văn hoá và học cách tôn trọng sự khác biệt của các cá nhân khác nhau, các nền văn hoá khác nhau. Vì khi tôn trọng văn hoá của họ, chính là chúng ta tôn trọng nền văn hoá của chính mình.

CHƯƠNG 4

GIAO THOA VĂN HOÁ

Khi hai nền hay nhiều nền văn hoá khác nhau tiếp xúc với nhau, ngoài việc sốc hay mâu thuẫn từ những khác biệt, nó còn xuất hiện sự giao lưu hay giao thoa trong văn hoá. Về giao lưu văn hoá , nó là quá trình tiếp xúc, trao đổi, lựa chọn, tiếp nhận và chuyển hoá các giá trị văn hoá khác nhau, có thể hoặc không dẫn đến sự biến đổi văn hoá. Trong quan hệ giữa các quốc gia, giao lưu văn hoá góp phần quảng bá được những nét đặc sắc trong nền văn hóa bản địa, hiểu thêm những yếu tố văn hóa bên ngoài và nhận biết những yếu tố nào trong số đó có lợi ích có thể bổ sung những mặt còn chưa phát triển đầy đủ hoặc chưa có trong nền văn hóa bản địa để sử dụng hoặc. Như từ xa xưa, văn hoá xếp hàng là một trong những nền văn hoá phương Tây, khi thế giới bắt đầu có sự giao lưu qua lại về kinh tế, chính trị và văn hoá, xếp hàng không chỉ là văn hoá riêng của phương Tây mà còn là nếp sống chung của tất cả mọi quốc gia trên thế giới. Vai trò của giao lưu văn hoá là vô cùng quan trọng. Nó góp phần làm đổi mới và tạo ra những nền văn hoá mới và nâng tầm giá trị văn hoá, hướng đến giá trị văn hoá nhân loại. Không chỉ thế giao lưu văn hoá còn giúp xoá bỏ những cái cũ kỹ, lạc hậu, như việc ở phương Đông, từ ngày xưa quan niệm đàn ông năm thê bảy thiếp là chuyện bình thường, nhưng tới khi nền văn hoá phương Tây tiếp cận và giao lưu, nền văn hoá lạc hậu đó đã dần dần bị xoá bỏ và trở thành văn hoá mới đến từ phương Tây, hôn nhân phải là một vợ một chồng.

Giao thoa văn hoá là sự tương tác giữa các nhóm xã hội [social groups], giữa các tiểu văn hóa [subcultures], giữa các văn hóa tộc người [ethnic cultures] và giữa các nền văn hóa [cultures] khác nhau. 6 Sự giao thoa văn hóa được thể hiện ở các kiểu loại sau: tương tác nội văn hóa [Intra-cultural interaction] 7 , tương tác liên văn hóa [Inter-cultural 6 Nguyễn Quang [2008], Văn hóa, giao thoa văn hóa và giảng dạy ngoại ngữ, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN , tr, truy xuất: repository.vnu.edu/bitstream/11126/6340/3/TC_02387.pdf 7 Tương tác nội văn hóa được hiểu là quá trình tương tác giữa những người sống trong cùng một quốc gia và có cùng nền văn hóa.

CHƯƠNG 5

QUẢN LÝ XUYÊN VĂN HOÁ

Như đã nói ở chương trước, muốn nắm vững và thông thạo giao tiếp liên văn hoá không hề dễ dàng, quản lý được các nền văn hoá khác nhau sẽ giúp bản thân có cái nhìn tổng quan hơn từ đó mới có thể thông thạo giao tiếp liên văn hoá. Sau đây là bảy chìa khoá giúp con người có thể quản lý xuyên văn hoá:

STT Tên chìa khoá Nội dung Ví dụ

1 Cấp bậc và bình đẳng - Trong chìa khoá này cần nắm rõ xã hội đóng và mở. Đối với xã hội mở, các tầng lớp có thể dễ dàng vượt qua bằng sự nỗ lực. Xã hội đóng ngược lại, không thể dàng vượt qua và gắn bó với nó cả đời.

  • Trong xã hội mở, bạn có thể dễ dàng làm những vị trí trong chính trị, quân sự... nếu như có năng lực và sự cố gắng.
  • Đối với xã hội đóng, việc cha mẹ, gia đình bạn là ai quyết định tương lai bạn rất nhiều. Như việc ở phương Đông có quan niệm “con quan lại làm quan”

2 Đặt trọng tâm vào nhóm

  • Trước khi giao tiếp liên văn hoá trong lĩnh vực giáo dục, chính trị, đặc biệt là trong kinh doanh, công việc, chúng ta cần làm rõ đối phương có nền văn hoá chú trọng việc
  • Có những cá thể thích làm việc độc lập, giống như ở các công ty hiện nay, đa phần đều phân chia phòng ban khác nhau và chức năng khác nhau.

nhóm hay không. Không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có xã hội thích làm việc nhóm, vẫn có một số thích làm việc độc lập.

Chỉ liên kết và hỗ trợ nhưng không làm ảnh hưởng công việc của nhau.

  • Ngược lại, việc nhóm thường ngoài có sự liên kết và hỗ trợ công việc, họ còn đóng góp và rà soát công việc lẫn nhau.

3 Các mối quan hệ - Mối quan hệ là một điều thường thấy trong xã hội phương Đông, họ thường nhờ sự giúp đỡ từ người quen để hỗ trợ trong công việc hay trong đời sống.

  • Tại Việt Nam rất phổ biến điều này, anh B vì muốn tạo mối quan hệ lâu dài với cô A, sẵn sàng kiếm công việc cho con cháu cô A với mong muốn sau này cô A có thể hỗ trợ lại anh B.

4 Các kiểu trao đổi thông tin

  • Tuỳ theo văn hoá khác nhau sẽ có sự trao đổi thông tin khác nhau như thẳng thắng hoặc vòng vo.
  • Người phương Đông rất ngại nói thẳng trong việc đóng góp ý kiến và sợ mích lòng nhưng người phương Tây thì trưng cầu sự thẳng thắn.

5 Quan niệm về thời gian

  • Đúng giờ và giờ cao su. Cần nắm rõ điều này để có thể thích ứng trước khi có sự tiếp
  • Tại Việt Nam, việc hẹn 6 giờ có mặt thì 6 giờ rưỡi đến 7 giờ mới có mặt

CHƯƠNG 6

HOÀN THIỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP LIÊN VĂN HOÁ

Sau khi nắm rõ những nền tảng để hỗ trợ cho việc giao tiếp liên văn hoá, điều cuối cùng cần hoàn thiện đó chính là cách giao tiếp bằng ngôn ngữ và lời nói, đây chính là mảnh ghép cuối cùng để có thể hoàn thiện kỹ năng giao tiếp liên văn hoá. Nội dung chính của chương cuối bao gồm các kỹ năng như giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp không lời.

Đối với giao tiếp bằng lời nói , tương tự như văn hoá, lời nói , ngôn ngữ đều có văn hoá riêng đối với từng quốc gia khác nhau. Như việc thái độ nói hay im lặng , với một số xã hội, im lặng có thể là tốt hoặc không tốt. Ở Việt Nam ta thường nghe câu “thùng rỗng kêu to”, tức những kẻ không biết gì thường hay rất luyên thuyên. Ở một số xã hội khác hành động im lặng bị xem là tiêu cực, thiếu kiến thức như trong giáo dục, im lặng là một điều tiêu cực, như việc học sinh không có sự phát biểu hay trao đổi bài hay giáo viên không có sự tương tác với học sinh. Nhưng nhìn chung, với việc lựa chọn nói hay im lặng, chúng ta cần phải hoà hợp giữa hai yếu tố đó cho dù đang ở bất kỳ nền văn hoá nào, nói lúc cần thiết và im lặng đúng thời điểm, đó còn gọi là nắm bắt ngữ cảnh cuộc giao tiếp để ứng biến. Ngoài ra, tuỳ vùng văn hoá khác nhau mà ta chọn lựa giữa việc nói trực tiếp hay nói gián tiếp. Như đã đề cập ở các chương trước, văn hoá phương Tây yêu thích sự nói thẳng và phương Đông cần tế nhị đóng góp một cách nhẹ nhàng. Trong giao tiếp bằng lời nói, còn có sự ảnh hưởng từ phương tiện truyền thông và dẫn đến trong lời nói có thể có nhiều tiếng lóng khác nhau của các vùng văn hoá riêng biệt. Tương tự như việc người trẻ Việt Nam hiện nay có những cụm từ “trẻ trâu” [ý chỉ những người chưa trưởng thành], “thả thính” [những lời nói tỏ tình ngầm],... và đối vấn đề này cần cân nhắc có nên sử dụng hay không khi tiếp xúc với nền văn hoá khác vì có thể đối phương sẽ không thích nghe những từ mà họ không hiểu hoặc có thể họ sẽ thích thú nhưng rất hiếm có.

Đối với giao tiếp không lời , bao gồm các cử chỉ hay ngôn ngữ hình thể, nét mặt, giao tiếp bằng mắt và im lặng... Đối với ngôn ngữ hình thể, tuỳ theo vùng văn hoá khác nhau sẽ có những ngôn ngữ hình thể mang ý nghĩa khác nhau. Như việc xoè bàn tay và

vẫy vẫy ra hiệu, ở Việt Nam hay Mỹ, mọi người sẽ hiểu rằng bạn đang chào họ hoặc ra hiệu một điều gì đó nhưng đối mới Hy Lạp, nó là sự nguyền rủa hay có ý đồ xấu xa. Với nét mặt, biểu lộ vui buồn hay giận dữ cũng là một điều cần thiết trong giao tiếp không lời. Giao tiếp bằng mắt là một điều quan trọng, nhưng cần cân nhắc, với một số nền văn hoá nhìn vào mắt khi giao tiếp có thể là lịch sự và tôn trọng đối phương nhưng có một số nền văn hoá thì ngược lại, điều này làm họ e dè và không thoải mái. Trong giao tiếp không lời , cần cân nhắc ngữ cảnh cuộc giao tiếp mà có nên sử dụng hay không, trong trường hợp cần im lặng thì giao tiếp không lời là một điều cần thiết, ví dụ một cuộc họp đang cần sự im lặng để mọi người suy nghĩ đưa ra giải pháp hay một cuộc hội nghị...

Nắm rõ được những kỹ năng liên quan đến việc sử dụng giao tiếp bằng lời hay không lời, điều quan trọng hơn hết không thể thiếu trong giao tiếp liên văn hoá chính là ngôn ngữ. Chúng ta có thể hiểu biết tất cả nền văn hoá khác nhau, nhưng khi giao tiếp chúng ta gặp phải rào cản quan trọng đó chính là ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ của chúng ta. Vì vậy cần trau dồi ngôn ngữ, đặc biệt là những ngôn ngữ phổ biến trên toàn cầu như tiếng Anh, tiếng Trung... để hoàn thiện kỹ năng giao tiếp liên văn hoá hơn.

Chủ Đề