Tần thủy hoàng có bao nhiêu cung tần mỹ nữ năm 2024

Nhắc đến Tần Thủy Hoàng là nhắc đến một vị hoàng đế vô cùng nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa cách đây hơn 2.000 năm.

Nổi tiếng là vị hoàng đế có quyền lực tối thượng, tàn bạo, khao khát trường sinh, nhưng ít ai biết được rằng trong đời của ông chỉ có 1 người phụ nữ duy nhất khiến ông si mê nguyện làm tất cả vì nàng. Thậm chí xây riêng cho nàng một cung điện nguy nga mang tên nàng – cung A Phòng.

Liệu câu chuyện của Tần Thủy Hoàng và mỹ nhân A Phòng có thực tồn tại trong lịch sử?

Quân đội nước Tần đang chiến đấu với những bộ lạc ở phía Nam. Vào thời điểm đó, để tấn công, quân Tần cần phải vận chuyển được lương thực di chuyển từ phía Bắc xuống phía Nam.

Lúc này, có một cô gái nước Triệu tên A Phòng đã tận tình mang thảo dược tới tận tình chữa cho quân đội nhà Tần.

Khi Tần Doanh Chính trở về Hàm Dương – kinh đô nước Tần thì A Phòng cũng theo cha đến Hàm Dương tìm hoa kim cúc để chế thuốc trường sinh, và 2 người đã gặp nhau. Ông đem lòng yêu thương cô gái này, dưới danh nghĩa một anh thợ mộc ông đã ngỏ lời muốn kết hôn cùng A Phòng, và đã được A Phòng nhận lời.

Tuy nhiên, lời hứa của Tần Thủy Hoàng và A Phòng đã không thể thực hiện được vì lúc đó quyền lực của nước Tần chủ yếu nằm trong tay của Lã Bất Vi.

Tuy nhiên, tình yêu của họ đã gặp muôn vàn trắc trở. Thái hậu Trịnh Cơ – mẹ của Tần Thủy Hoàng, Lã Bất Vi – tướng quốc nước Tần muốn Tần Thủy Hoàng lấy công chúa nước hòng mưu đồ chính trị, thậm chí bọn họ còn nhiều lần tìm cách hãm hại A Phòng.

Lợi dụng việc Trường Lạc là công chúa nước Triệu có dung mạo giống hệt như A Phòng, họ đưa cô đến để hành thích Tần Doanh Chính. Ai ngờ, công chúa lại bị tay chân của Đồng Thái thú giết chết vì tưởng nàng là A Phòng.

Tần Doanh Chính vô cùng đau khổ trước cái chết của Trường Lạc công chúa mà ông tưởng là A Phòng nên đã cho thi hài công chúa vào một quan tài pha lê chờ người mang thuốc đến cứu chữa. Trong khi đó, các nước chư hầu đã tìm cách khống chế A Phòng, khiến cho cô thành con rối để ám sát Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, nhờ Hoa Dương là bà của vua đã hát lại một bài hát cũ mà họ đã từng hát với nhau khi xưa, A Phòng mới bừng tỉnh, 2 người nhận ra nhau.

Lúc này Doanh Chính Tần Vương nuôi nghiệp lớn thống nhất 6 nước chư hầu, lúc này A Phòng nhân hậu đã can ngăn rất nhiều nhưng không được, nàng bèn uống thuốc tự vẫn.

Vì cái chết của A Phòng mà Tần Thủy Hoàng vô cùng đau khổ, ông quyết định thống nhất 6 nước chư hầu, lên ngôi hoàng đế và quyết định xây dựng một cung điện quy mô hoành tráng số 1 trong lịch sử, Tần Thủy Hoàng dùng tên A Phòng để đặt tên cho tòa cung điện này như một cách tưởng nhớ người mà mình thương yêu.

Di chỉ cung A Phòng ở thị trấn Tam Kiều, Tây An với diện tích lên tới 60 ngàn mét vuông.

Cung A Phòng hoành tráng tiêu tốn biết bao ngân lượng, của cải, biết bao nhiêu nhân công đã bỏ mạng dưới chân tòa tháp A Phòng.

Trong cuốn "Sử ký" của Tư Mã Thiên cũng từng có ghi chép lại việc Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ đã đốt cung thất A Phòng của nhà Tần ở Hàm Dương và "lửa cháy 3 tháng mới tắt", nhưng cũng không hề chỉ rõ là cung A Phòng bị đốt cháy và trên thực tế thì tổ hợp cung điện này nằm ở phía nam của sông Vị.

A Phòng qua đời, Tần Thủy Hoàng không lập hậu, dù có bao nhiêu người đẹp nhưng tất cả chỉ trở thành trò tiêu khiển, thú vui duy nhất của Tần Thủy Hoàng là quyền lực.

Dù vậy, sau hơn 2.000 năm, không chỉ lăng mộ Tần Thủy Hoàng, mà ngay cả cung A Phòng, công trình gắn liền với nhiều câu chuyện, ghi chép bí ẩn về thời nhà Tần, đặc biệt là về người con gái tên là A Phòng, vẫn còn là một trong những bí ẩn khó lý giải về vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa.

Tới nay, chưa tìm thấy bất cứ tài liệu nào nhắc đến việc cung A Phòng bị cháy. Hóa ra câu chuyện cung A Phòng một thời nguy nga, sau bị lửa đốt cháy rực trời, rốt cuộc chỉ là lời đồn đại dân gian.

Thời xưa, các vị hoàng đế có quyền lực tối thượng, được coi là “thiên tử”. Điều họ mong muốn nhất chính là lòng trung thành tuyệt đối của người dân và các quan đại thần. Mặt khác, điều khiến họ không thể chịu đựng nhất chính là sự phản bội. Các vị hoàng đế đều rất tàn nhẫn với những kẻ phản bội, đặc biệt là những người thân cận nhất đối với họ.

Trên thực tế, hậu cung của các bậc đế vương thời xưa thường có rất nhiều cung tần, mỹ nữ. Dù có nhiều phi tần nhưng hoàng đế chỉ có một. Có mỹ nhân được hoàng đế hết lòng sủng ái. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cả đời cũng không được hoàng đế để mắt tới. Họ chỉ có thể sống cô đơn trong cung cho tới cuối đời.

Nhưng thực tế có một số phi tần vì không muốn chịu cảnh cô quạnh suốt đời trong cung cấm nên đã lén lút có tư tình với người khác. Đây là một sự phản bội đối với hoàng đế.

Hầu hết các hoàng đế trong lịch sử Trung Quốc đều không thể chịu đựng được sự phản bội của các phi tần và luôn trừng phạt họ bằng cách xử tội chết. Thế nhưng có ba vị hoàng đế lại chọn cách xử phạt khác và có chút kỳ lạ. Họ là những ai?

Thứ nhất, Tần Thủy Hoàng

Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN. Vị hoàng đế nổi tiếng này không phải đau đầu vì vấn đề phi tần của ông ngoại tình. Thay vào đó, người khiến Tần Thủy Hoàng căm giận và phải đau đầu giải quyết hậu quả chính là Triệu Cơ, vương hậu của Tần Trang Tương vương và là mẹ đẻ của vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Năm 247 TCN, Tần Trang Tương vương mất sau 3 năm trị vì, Doanh Chính [tức Tần Thủy Hoàng] đươc lập là vua của nước Tần khi mới 13 tuổi. Sau khi lên ngôi, Tần vương tôn Triệu Cơ làm thái hậu, phong Lã Bất Vi làm thừa tướng, gọi là trọng phụ [coi như người cha thứ hai của mình].

Lã Bất Vi vốn là tình cũ của thái hậu. Do lo sợ chuyện bại lộ nên ngầm sai người tìm kiếm một nam nhân cường tráng tên là Lao Ái. Theo Sử ký của Tư Mã Thiên, Lã Bất Vi đã dâng Lao Ái vào hậu cung, giả làm hoạn quan để hầu hạ thái hậu. Sau một thời gian, do sợ Tần vương Chính biết chuyện nên thái hậu xin dời sang sống ở Ung Thanh cùng Lao Ái. Tại đây, thái hậu Triệu Cơ sinh được hai người con trai.

Thái hậu Triệu Cơ tư thông với Lao Ái khiến Tần Thủy Hoàng vô cùng tức giận.

Lao Ái lại là một người rất tham vọng. Người này lợi dụng sự sủng ái của thái hậu Triệu Cơ để bắt đầu xây dựng thế lực. Lao Ái thậm chí còn mưu đồ cho con của mình và thái hậu nối ngôi sau khi Tần vương Chính chết.

Đến năm 238 TCN, Lao Ái chiếm con dấu của thái hậu và bất ngờ dấy binh mưu phản. Đáng tiếc, âm mưu đã không thành. Lao Ái bị Tần vương xử ngũ mã phanh thây, tru di tam tộc và các môn hạ đều bị giết. Chưa hết, Tần vương Chính [tức Tần Thủy Hoàng] còn tìm giết hai đứa con riêng của Lao Ái với thái hậu.

Về phần thái hậu Triệu Cơ, dù bà phạm phải sai lầm vô cùng lớn, nhưng do là mẹ đẻ nên Tần Thủy Hoàng ra lệnh đày thái hậu sang đất Ung giảm lỏng.

Đến tháng 10 năm 237 TCN, sau khi nghe theo những lời can gián của nhiều người, đồng thời cách chức Lã Bất Vi, Tần Thủy Hoàng đã đích thân suất lĩnh đoàn xe, sang đất Ung để đón Thái hậu Triệu Cơ về Hàm Dương và cho bà ở Cam Tuyền cung. Kể từ đó, tình mẫu tử được khôi phục.

Thứ hai, Hán Thành Đế

Hán Thành Đế ham mê tửu sắc, không lo việc triều chính.

Hán Thành Đế là vị hoàng đế thứ 12 của nhà Tây Hán. Ông bị đánh giá là hôn quân trong lịch sử nhà Hán, bởi vì ham mê tửu sắc, hoang dâm vô đạo, không lo việc triều chính. Hán Thành Đế có hai sủng phi nổi tiếng là chị em Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức. Năm 18 TCN, Triệu Phi Yến được Hán Thành Đế lập làm hoàng hậu, còn em gái là Triệu Hợp Đức được phong làm Chiêu Nghi.

Triệu Phi Yến được xem là đệ nhất mỹ nhân thời nhà Hán. Bà nổi tiếng có dung mạo tuyệt thế, thân thể uyển chuyển, nhẹ nhàng tựa như chim yến. Sau khi được phong Hậu, tuy là đại mỹ nhân nhưng Hán Thành Đế lại không quá mặn mà với Triệu Phi Yến. Thay vào đó, vị hoàng đế này lại say mê Triệu Hợp Đức.

Triệu Phi Yến nổi tiếng là đại mỹ nhân thời nhà Hán.

Triệu Phi Yến mất đi sự sủng ái của hoàng đế nên trong cơn tức giận đã tư thông với một thị vệ. Sau này, Hán Thành Đế dù biết được hành động của Triệu Phi Yến nhưng lại làm ngơ. Kết quả, Triệu Phi Yến ngày càng táo bạo hơn.

Triệu Phi Yến tư thông với nam nhân khác vì bị Hán Thành Đế lạnh nhạt.

Theo tác phẩm Triệu Phi Yến biệt truyện thời nhà Tống, để thoải mái hành lạc, Triệu Phi Yến nói với Hán Thành Đế rằng muốn xây một hành cung ở bên ngoài để chuyên tâm cầu tự. Hành cung này chính là nơi mỹ nhân này tuyển các mỹ nam để phục vụ mình. Đáng tiếc, dù tìm đủ mọi cách nhưng Triệu Phi Yến và cả Triệu Hợp Đức đều không có con.

Thứ ba, Tấn Huệ Đế

Lợi dụng Tấn Huệ Đế ngốc nghếch, Giả hoàng hậu không chỉ thao túng triều đình mà còn làm nhiều chuyện dâm loạn trong cung.

Tấn Huệ Đế, tên thật Tư Mã Trung [259 – 307] là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Tấn. Vị hoàng đế này có một vị hoàng hậu tên là Giả Nam Phong [257 – 300]. Vị hoàng hậu này nổi tiếng là “gian hậu loạn triều”, có dung mạo xấu xí.

Theo ghi chép trong lịch sử, Giả hoàng hậu không chỉ thao túng triều đình Tây Tấn, hãm hại hàng loạt tông thất nhằm thỏa mãn tham vọng quyền lực mà còn làm nhiều chuyện dâm loạn trong hậu cung.

Do Tấn Huệ Đế ngốc nghếch nên Giả hoàng hậu tư thông với quan thái y Trình Cứ và thường bí mật cho thuộc hạ bắt con trai ở bên ngoài mang vào cung để hành lạc. Việc này đồn cả ra ngoài nhưng Tấn Huệ Đế lại không hay biết. Thậm chí, dù Huệ Đế có biết nhưng cũng không thể làm gì vì Giả hoàng hậu thao túng triều chính.

Giả hoàng hậu chính khởi đầu gây ra Loạn bát vương kéo dài 16 năm khiến nhà Tây Tấn suy yếu trầm trọng rồi từ đó đi đến diệt vong. Đến năm 300, Triệu vương Tư Mã Luân, ông chú của Huệ Đế, hợp sức với Tề vương Tư Mã Quýnh mang quân vào cung bắt sống Giả hoàng hậu và giết các phe cánh. Giả hoàng hậu bị phế làm thứ dân và bị giam ở thành Kim Dung. Cùng năm, bà bị Tư Mã Luân sai người mang rượu độc đến ép tự vẫn.

Chủ Đề