Tắt máy khi chưa về P

Thói quen sai lầm hay mắc phải của người sử dụng xe số tự động khi đỗ dừng xe là về P trước khi kéo phanh tay điều này thật tai hại khi chiếc xe của bạn đỗ trên dốc có thể khiến bánh răng cóc giữ hộp số bị mòn và dần mất tác dụng.

Phanh tay xe số tự động có vai trò rất quan trọng và phải được sử dụng đúng cách.

Phanh tay là bộ phận an toàn giữ chiếc xe của bạn cố định không bị dịch chuyển nhất là khi chiếc xe của bạn đỗ trên dốc. Nếu bạn đang sở hữu xe số sàn thường chắc hẳn bạn đã quá hiểu về tác dụng của phanh tay cần thiết như thế nào, trong khi xe số tự động bộ phận này có phần bị coi nhẹ. Rất nhiều tài xế khi lái xe số tự động có thói quen về P → tắt máy rồi mới kéo phanh tay, thậm chí còn chỉ về P mà không cần kéo phanh tay. Thói quen tưởng chừng như vô hại ấy lại có ảnh hưởng rất xấu đến hộp số tự động và độ bền của xe. Nguyên nhân là bởi vì:

Bánh răng cóc của chế độ P ăn vào các ngàm của hộp số giữ xe không dịch chuyển.

Trong hộp số tự động có một chi tiết giữ gọi là chốt đỗ tương ứng với chế độ P trên cần số xe, thuật ngữ kỹ thuật chuyên môn còn gọi là bánh răng cóc. Chốt đỗ này sẽ bập vào bánh răng trên trục ra của hộp số khi vào chế độ P khiến bánh răng không di chuyển, xe không lăn bánh.

Tuy nhiên bánh răng cóc như các bạn đã thấy khá nhỏ bé để có thể giữ một chiếc xe to lớn không di chuyển nhất là khi đỗ trên dốc, lặp lại nhiều lần điều này sẽ bánh răng cũng như chốt đỗ bị mài mòn mất tác dụng là giảm hiệu quả vận hành xe.

Như vậy, thói quen sai lầm khi về P kéo phanh tay dừng xe số tự động nên loại bỏ ngày và thay vào đó chúng ta sẽ sử dụng cách đỗ như sau:

Hãy sử dụng cần số xe tự động đúng cách để tăng độ bền chiếc xe của mình.

Chuyên gia an toàn của hãng xe Toyota và Mercedes Việt Nam cho biết, hướng dẫn của các hãng khi dừng đỗ xe với xe số tự động là

1. Đạp phanh chân

2. Kéo phanh tay

3. Nhả phanh chân

4. Về chế độ P [Park]

5. Tắt máy.

Nếu bạn áp dụng cách làm trên chính là việc bạn đã dồn toàn bộ sức kéo giữ xe vào phanh tay thay vì là chốt đỗ và bánh răng khi ở chế độ P tránh việc bì mài mòn có thể làm hỏng hộp số.

Trên mặt đường phẳng, việc vào P trước khi phanh tay hay phanh tay trước khi vào P là như nhau vì không có hiện tượng tụt dốc, nhưng để đảm bảo thói quen tốt mọi người sử dụng xe nên áp dụng theo cách trên.

Nhiều tài xế cẩn thận hơn có thể thêm bước trung gian về số mo - N, cụ thể trình tự sẽ là đạp phanh chân - về N - kéo phanh tay - nhả phanh chân - về P - tắt máy. Cách làm này giúp chắc chắn xe không bị chồm lên khi lỡ nhấc phanh chân mà vẫn ở số D.

Cái vụ khởi động máy khi để ở số N em đã thử rồi : Khi tắt máy mà mình chưa về P ,thì không thể đề máy lại được ở vị trí N [ tức là ta thao tác chưa đúng] , phải đẩy về P mới khởi động lại máy được. Còn khi tắt máy trả về P . Sau đó ta có kéo về số N thì vẫn đề máy được bình thường à .

Khi dừng đèn đỏ nên về N hay P? Ô tô dừng đèn đỏ có nên tắt máy? Khi dừng đèn đỏ thường dễ mắc các lỗi vi phạm nào?

Nội dung chính

  • Cách lái xe ô tô khi dừng đèn đỏ
    • Ba giây xanh thì bỏ, ba giây đỏ thì đi
    • Không vượt đèn vàng
    • Tránh lỗi ô tô dừng đèn đỏ đè vạch, quá vạch
    • Tránh lỗi dừng đèn đỏ sai làn đường ô tô
  • Khi dừng đèn đỏ nên về N hay P?
    • Về N khi dừng đèn đỏ
    • Để D khi dừng đèn đỏ
    • Về P khi dừng đèn đỏ
    • Dừng đèn đỏ về số nào?
  • Ô tô dừng đèn đỏ có nên tắt máy?

Cách lái xe ô tô khi dừng đèn đỏ

Ba giây xanh thì bỏ, ba giây đỏ thì đi

“Ba giây xanh thì bỏ, ba giây đỏ thì đi” là một trong các kinh nghiệm lái xe an toàn khi chạy qua giao lộ được nhiều “bác tài già” chia sẻ. Theo đó, khi đến các ngã 3, ngã 4 có đèn tín hiệu, nếu thấy đèn còn ít giây xanh thì nên dừng lại. Bởi khả năng cao là xe bạn sẽ không kịp chạy qua giao lộ, nhất là các giao lộ lớn.

Khi đến các ngã 3, ngã 4 có đèn tín hiệu, nếu thấy đèn xanh còn ít giây thì nên dừng lại

Xem thêm:

  • Cách nổ máy xe ô tô đúng cách tránh hại máy
  • Kinh nghiệm kiểm tra xe ô tô trước khi đi xa

Trong tình huống này không nên cố tình nhấn ga để xe phóng nhanh qua giao lộ vì rất nguy hiểm. Giao thông ở ngã 3, ngã 4 rất phức tạp, khi phóng nhanh nếu gặp xe vượt đèn đỏ, xe rẽ trái, xe băng ngược chiều… thì rất dễ dẫn đến va chạm, tai nạn.

Trong trường hợp từ xa thấy đèn còn ba giây đèn đỏ thì có thể giảm tốc độ, rồi sau đó hoà cùng dòng xe đi qua giao lộ. Còn với tình huống đèn vừa chuyển xanh sau khi dừng đợi đèn đỏ thì cũng đề pa chạy chậm qua giao lộ, tuyệt đối không phóng nhanh, vượt ẩu.

Không vượt đèn vàng

Theo quy định, không chỉ đèn đỏ mà gặp đèn vàng [trừ đèn vàng nhấp nháy] người điều khiển phương tiện cũng phải cho xe dừng trước vạch dừng. Vượt đèn vàng được xem là hành vi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông tương tự vượt đèn đỏ.

Với lỗi ô tô vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng, mức phạt sẽ từ 3 – 5 triệu đồng, hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng hoặc từ 2 – 4 tháng [nếu gây tai nạn giao thông].

Tránh lỗi ô tô dừng đèn đỏ đè vạch, quá vạch

Lỗi ô tô dừng đèn đỏ quá vạch hoặc đè vạch khá phổ biến. Người lái ô tô nên lưu ý để tránh lỗi này. Trước đèn tín hiệu giao thông, trên mặt đường sẽ có một vạch kẻ màu trắng nét liền. Khi ô tô dừng đèn đỏ không được phép đè lên hoặc vượt quá vạch này. Mức phạt cho lỗi ô tô dừng đèn đỏ không chấp hành hiệu lệch, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường là 200.000 – 400.000 đồng.

Lỗi ô tô dừng đèn đỏ quá vạch hoặc đè vạch khá phổ biến

Tránh lỗi dừng đèn đỏ sai làn đường ô tô

Lỗi dừng đèn đỏ sai làn đường ô tô là một trong các lỗi rất dễ phạm phải nếu người lái không chú ý biển chỉ dẫn hay vạch chỉ dẫn trên đường.

Nếu đường có biển báo giao thông R.411 hay có vạch kẻ đường chỉ hướng đi trên mặt đường thì cần tuân thủ theo biển báo hoặc vạch kẻ đường chỉ hướng đi. Làn đường có biển báo hoặc vạch kẻ đường chỉ hướng rẽ phải hoặc rẽ trái là làn dành cho xe rẽ phải hoặc rẽ trái. Nếu xe đi thẳng dừng đèn đỏ ở làn này sẽ bị phạm lỗi đi sai làn đường. Theo Luật Giao thông mới nhất, ô tô đi sai làn đường, phần đường sẽ bị phạt từ 3 – 5 triệu đồng.

Biển báo giao thông R.411

Xem thêm:

  • Những nguyên nhân cháy xe cần chú ý phòng tránh
  • Hướng dẫn sử dụng đèn pha đúng cách
  • Ý nghĩa những đèn báo lỗi trên xe ô tô

Khi dừng đèn đỏ nên về N hay P?

Có rất nhiều tranh luận liên quan đến vấn đề “Khi dừng đèn đỏ nên về N hay P?” hay “Dừng đèn đỏ nên để số nào?”… Hiện nay không chỉ Việt Nam mà ngay cả các nước châu Âu cũng chưa có khuyến cáo thống nhất về vấn đề này. Việc dừng đèn đỏ nên để số nào sẽ tuỳ thuộc vào thói quen của người lái cũng như từng tình huống cụ thể.

Về N khi dừng đèn đỏ

N là số trung gian, ngắt truyền động từ động cơ đến bánh xe. Khi để số N, xe sẽ vào trạng thái tự do, không chịu sự can thiệp của động cơ. Nếu đang ở yên trên đường bằng phẳng thì xe sẽ đứng yên. Xe chỉ chuyển động khi có lực tác động từ bên ngoài.

Về N khi dừng đèn đỏ, người lái sẽ có thể thư giãn hơn nhờ giải phóng chân phanh, hạn chế nguy hiểm nếu lỡ lơ là chân phanh. Bên cạnh đó còn giúp hạn chế tình huống người lái giật mình đạp nhầm chân phanh thành chân ga.

Còn quan điểm về N khi dừng đèn đỏ để tiết kiệm xăng hơn thì chưa hẳn đúng. Bởi còn tuỳ vào xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử hay bộ chế hoà khí. Với xe dùng hệ thống phun xăng điện tử, xe có khả năng tự phát hiện điều kiện vận hành của xe. Nên nếu để D hay về N thì hệ thống phun xăng vẫn hoạt động ở mức cầm chừng. Do đó lượng xăng tiêu thụ tương đương nhau. Về N không tiết kiệm hơn so với để D.

Còn với xe dùng bộ chế hoà khí, phun xăng cơ khí thì dừng đèn đỏ về N giúp thực sự giúp tiết kiệm xăng hơn. Tuy nhiên hiện nay đa phần các dòng ô tô đời mới đều đã không còn sử dụng bộ chế hoà khí truyền thống này.

Về quan điểm cho rằng về N khi dừng đèn đỏ sẽ làm hại hộp số thì không hẳn chính xác. Bởi việc di chuyển cần số nhiều không ảnh hưởng đến hệ thống van dầu hay độ bền của các bánh răng. Tất nhiên mỗi khi chuyển số thì các chi tiết ma sát nên vẫn gây hao mòn nhưng rất nhỏ, không đáng kể. Về N chỉ gây hại hộp số khi chuyển số lúc xe chưa dừng hẳn.

Để D khi dừng đèn đỏ

Để D khi dừng đèn đỏ có lợi là người lái không cần thao tác cần số nhiều. Khi dừng đèn đỏ chỉ cần đạp phanh, lúc đi tiếp thì chỉ cần nhả phanh và chuyển sang đạp ga.

Để D khi dừng đèn đỏ có lợi là người lái không cần thao tác cần số nhiều

Xem thêm:

  • Cách lái xe đường mưa an toàn hạn chế rủi ro
  • Kinh nghiệm lái xe trời sương mù tránh rủi ro đáng tiếc
  • Những lưu ý quan trọng khi lái xe ban đêm

Nhiều người lo lắng để D chờ đèn đỏ sẽ tốn xăng hơn về N vì khi này xe ở chế độ tiến. Lo lắng này không cần thiết nếu xe dùng hệ thống phun xăng điện tử. Như đã giải thích ở phần trên, với hệ thống này xe có khả năng tự phát hiện điều kiện vận hành. Nên nếu xe đang tạm dừng nhưng động cơ lại làm việc nhiều hơn thì xe sẽ tự điều tiết ngắt phun xăng để động cơ duy trì ở mức cầm chừng. Do đó dừng đèn đỏ về N hay D thì mức tiêu thụ xăng cũng không khác biệt nhiều.

Về P khi dừng đèn đỏ

Một số người có thói quen về P khi dừng đèn đỏ nhằm giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu. Cách lái xe ô tô khi dừng đèn đỏ này không được khuyến khích, nhất là khi chạy trong phố dừng đèn đỏ liên tục. Bởi mỗi khi để chuyển về P, người lái phải thao tác chuyển số từ D về N rồi mới về P. Điều này về lâu dài sẽ khiến hộp số nhanh bị hao mòn hơn.

Về P khi dừng đèn đỏ về lâu dài sẽ khiến hộp số nhanh bị hao mòn hơn

Xem thêm:

  • Kinh nghiệm lái xe qua phà an toàn
  • Những lưu ý khi lái xe qua đường sắt nhất định phải biết
  • Khi lái xe đi đèo cần chú ý điều gì?

Ngoài ra khi dừng đèn đỏ về P, chốt đỗ gài vào đĩa răng giúp xe đứng xe cũng sẽ bị giảm độ bền nếu phải làm việc liên tục. Trong trường hợp xe bị đâm mạnh từ phía sau thì chốt đỗ này có thể bị gãy, khiến số P bị hư hỏng hoàn toàn.

Dừng đèn đỏ về số nào?

Khi xe hộp số sàn dừng đèn đỏ, cách cơ bản nhất là về N – mo và kết hợp đạp phanh. Nếu thời gian đợi đèn đỏ lâu thì kéo phanh tay để đỡ mỏi chân.

Còn xe hộp số tự động dừng đèn đỏ, theo các chuyên gia nếu chờ đèn đỏ trong thời gian ngắn thì nên để D và đạp phanh chờ. Điều này giúp xe nhanh chóng lăn bánh khi đèn chuyển xanh, không phải thao tác chuyển số nhiều. Tuy nhiên khi để D người lái cần lưu ý luôn giữ chân phanh, chú ý tập trung tránh đạp nhầm chân phanh thành chân ga.

Nếu chờ đèn đỏ trong thời gian dài như vài chục giây trở lên thì nên về N và kéo phanh tay để giải phóng chân phanh. Tuy nhiên chỉ chuyển về N khi xe đã dừng hẳn và trên đường bằng phẳng, để đảm bảo xe không lăn bánh tự do theo quán tính. Còn nếu lái xe đường dốc thì về N hay D như nhau bởi đều cần đạp chân phanh liên tục.

Ô tô dừng đèn đỏ có nên tắt máy?

Nhiều người cho rằng khi dừng đèn đỏ tắt máy xe sẽ mang đến lợi ích về môi trường. Tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Bởi theo các chuyên gia, tắt máy xe khi dừng đèn đỏ, về mặt tiêu thụ nhiên liệu, tiêu hao ắc quy thì chưa hẳn có lợi.

Mặt khác, khí thải xả môi trường khi xe khởi động lại có thể nhiều hơn khi để xe nổ máy không tải chờ đèn đỏ. Bởi với động cơ đốt trong, lượng xăng tiêu thụ và khí thải khi khởi động động cơ là lớn nhất. Do đó theo nguyên lý kỹ thuật, người ta khuyên nên hạn chế ít nhất số lần khởi động động cơ.

Tắt máy xe ô tô khi dừng đèn đỏ, về mặt tiêu thụ nhiên liệu, tiêu hao ắc quy thì chưa hẳn có lợi

Xem thêm:

  • Những kinh nghiệm lái xe cho tài mới
  • Điều cần biết khi lái xe qua hầm
  • Cách đi xe đường lầy lội dễ dàng

Thế nên nếu so sánh lượng xăng tiêu thụ để khởi động lại động cơ [khi tắt máy] với lượng xăng tiêu thụ khi xe chạy không tải [trong lúc để máy chờ đèn đỏ] thì mức chênh lệch không đáng kể. Chưa kể nếu tắt máy, ô tô cần khởi động trước tối thiểu tầm 10 giây. Nghĩa là khi đèn đỏ còn 10 giây ô tô đã phải nổ máy. Vì thế thời gian tắt máy sẽ không nhiều, lại còn ảnh hưởng đến bộ đề và ắc quy. Nên xét cho cùng thì tắt máy khi dừng đèn đỏ với xe máy có thể hợp lý, nhưng với ô tô thì hiệu quả kinh tế không đáng kể hoặc thậm chí không có.

Để giải quyết câu chuyện nên dừng đèn đỏ có nên tắt máy xe, hiện nay người ta đã có hệ thống i-Stop – tính năng dừng xe tạm thời khi chờ đèn đỏ. Cụ thể tính năng này sẽ giúp xe tạm thời tắt máy khi dừng đèn đỏ và tự động kích hoạt động cơ trở lại mà không cần phải thao tác tắt máy rồi khởi động xe. Các dòng xe Mazda như Mazda 3, Mazda 6, Mazda CX-5… đều đã được trang bị tính năng này.

Chủ Đề