Tdtk là gì

Tất cả phụ nữ mang thai đều nên được tầm soát đái tháo đường thai kỳ. Trong quá trình khám thai, ngoài thăm khám và hỏi bệnh sử về tiền căn y khoa, thai phụ còn được làm nghiệm pháp dung nạp glucose để tầm soát đái tháo đường thai kỳ.

Nghiệm pháp dung nạp glucose là gì?
Nghiệp pháp dung nạp glucose là một xét nghiệm chẩn đoán một thai phụ chưa từng bị đái tháo đường trước đây trong quá trình mang thai có xuất hiện đái tháo đường thai kỳ không. Đái tháo đường thai kỳ hầu như không có biểu hiện, triệu chứng gì đặc hiệu nên chỉ có thể phát hiện qua xét nghiệm máu.

Khi nào thực hiện xét nghiệm tầm soát này?
Nghiệm pháp dung nạp glucose thường được thực hiện vào tuần lễ mang thai 24 – 28. Đây chủ yếu là thời điểm xuất hiện những bất thường đầu tiên của đái tháo đường thai kỳ. Nếu bạn đã từng bị đái tháo đường thai kỳ trước đây, mang đa thai, có nhiều yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ thì có thể bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện xét nghiệm sớm hơn. Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ là:

  • Tiền đái tháo đường
  • Tăng huyết áp
  • Bị đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước
  • Gia đình có người thân bị đái tháo đường típ 2
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Thừa cân, béo phì
  • Người Mỹ gốc Phi, người Mỹ Latinh, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Á, người đảo Thái Bình Dương.
  • Từng sinh con to trên 4kg
  • Sẩy thai không rõ lý do
  • Hơn 25 tuổi.

Quá trình thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose như thế nào?

Sau một đêm nhịn ăn ở nhà ít nhất 8 giờ, bạn được lấy máu để thử trị số đường huyết đói. Sau đó, nhân viên y tế sẽ cho bạn uống một ly nước chứa 75g đường glucose và lần lượt lấy máu thử đường huyết sau 1 và 2 giờ. Trong quãng thời gian chờ đợi lấy máu, bạn không được ăn bất cứ gì, hạn chế vận động gắng sức, bạn có thể uống nước lọc nếu khát.

Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2017, nghiệm pháp dung nạp 75g glucose dương tính có nghĩa là bạn bị đái tháo đường thai kỳ khi 1 trong 3 xét nghiệm đường huyết tĩnh mạch kể trên [trước và sau khi uống glucose] cao trên ngưỡng chẩn đoán. Ngưỡng chẩn đoán của giá trị đường huyết đói, đường huyết sau 1 giờ uống 75g glucose, sau 2 giờ uống 75g glucose lần lượt là 92 mg/dl, 180 mg/dl và 153 mg/dl.

Làm gì tiếp theo khi bạn bị đái tháo đường thai kỳ?
Khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, bạn sẽ được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết để họ tư vấn chế độ ăn, vận động thích hợp cho tình hình bệnh lý của từng thai phụ. Đa phần khoảng 90% thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ có thể kiểm soát đường huyết tốt thông qua việc điều chỉnh ăn uống và tăng cường vận động, chỉ một số ít thai phụ cần sử dụng thêm thuốc insulin. Dù điều trị bằng phác đồ nào, bạn cũng nên tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa nội tiết, phụ sản để được theo dõi sức khỏe tốt nhất.

Source
Pregnancy and Gestational Diabetes Screening
Truy xuất từ //www.webmd.com/diabetes/gestational-diabetes-guide/pregnancy-diabetes

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

LƯUÝ

Bạn đang rời khỏi trang web của Abbott và truy cập vào một trang web khác. Nội dung của trang web mà bạn tiếp tục truy cập không chịu sự quản lý của Abbott. Vui lòng lưu ý Abbott không chịu trách nhiệm về nội dung, sản phẩm, dịch vụ, quyền riêng tư và chính sách bảo mật thông tin tại trang web này.

Vui lòng xác nhận bạn có muốn tiếp tục không?

Thai kỳ là quá trình chứa rất nhiều nguy cơ phát sinh các tình trạng rối loạn sức khỏe. Trong đó đái tháo đường thai kỳ là tình trạng phổ biến. Bệnh có thể gây các biến chứng cho cả mẹ và bé nếu không được phát hiện kịp thời. Mỗi thai phụ nên được xét nghiệm tầm soát đái tháo đường thai kỳ để đảm bảo sức khỏe sinh sản. Vậy quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ xảy ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.

Nội dung bài viết

  • Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?
  • Mẹ bầu nào nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
  • Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
  • Những lưu ý khi đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng bệnh lý mà sản phụ được chẩn đoán đái tháo đường từ 3 tháng giữa thai kỳ. Mặt khác mẹ bầu phải không có bằng chứng đã mắc bệnh trước đó. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các hormon của nhau thai tác động lên quá trình hoạt động của insulin. Nếu không được điều trị đúng đắn, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hiểu rõ quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để có thể chủ động hơn. Một số thử nghiệm đòi hỏi sản phụ phải nhịn đói đủ 8 tiếng mới có thể chẩn đoán chính xác.

Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ rất quan trọng khi mang thai

Mẹ bầu nào nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Tất cả phụ nữ mang thai nên làm xét nghiệm tầm soát tiểu đường thai kỳ vào tuần thứ 24 -28. Tuy nhiên trong các trường hợp người mẹ có tiền căn thừa cân béo phì, có chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng hoặc có các biểu hiện báo hiệu đái tháo đường [thường xuyên khát nước, miệng thấy vị ngọt, mệt mỏi quá mức…] thì cần được xét nghiệm sớm hơn để xác định mức đường huyết. Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc đái tháo đường thai kỳ là:

  • Mẹ mang thai khi > 40 tuổi.
  • Thể trạng béo phì.
  • Tiền căn bị tiểu đường trong thai kỳ ở lần mang thai trước.
  • Từng sinh con nặng ký ≥ 4000 gr.
  • Tiền căn thai lưu 3 tháng cuối không rõ lý do.
  • Từng sinh con có dị tật bẩm sinh không tìm được nguyên nhân.
  • Tiền căn gia đình có người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Mắc chứng rối loạn phóng noãn kiểu buồng trứng đa nang.
  • Sử dụng thuốc như corticosteroids trước.

Nắm rõ quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cần thiết đối với sản phụ khi bước vào thời kỳ mang thai.

Sản phụ béo phì có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có thể thực hiện gồm hai phương pháp sau:

Phương pháp 1 bước

Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống: uống 75g glucose sau đó đo nồng độ glucose huyết tương lúc đói và tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ sau uống đường. Nghiệm pháp được thực hiện ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện vào buổi sáng khi sản phụ đói. Tức là sau khi nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ. Các ngưỡng kết quả glucose để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ là:

  • Đường huyết lúc đói ≥ 92 mg/dL [5,1 mmol/L]
  • Tại thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL [10,0 mmol/L]
  • Tại thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL [8,5 mmol/L]
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống

Phương pháp 2 bước

Bước 1: Thực hiện nghiệm pháp uống glucose 50g hoặc uống glucose 50 gam [ trước đó không cần nhịn đói], đo đường huyết tại thời điểm 1 giờ. Nghiệm pháp được thực hiện ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.

Nếu mức glucose huyết tương được đo lường tại thời điểm 1 giờ sau uống cao hơn 130 mg/dL thì tiếp tục với nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g.

Bước 2: Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g. Nghiệm pháp được thực hiện khi bệnh nhân đang đói. Bệnh nhân đói uống 100 gam glucose pha trong 250-300 ml nước. Sau đó đo glucose huyết lúc đói và tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, sau khi uống glucose.

Tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán khi ít nhất có 2 trong 4 giá trị mức glucose huyết tương bằng hoặc vượt quá các ngưỡng sau đây:

Thời điểm Tiêu chuẩn chẩn đoán của Carpenter/ Coustan Tiêu chuẩn chẩn đoán theo National Diabetes Data Group
Lúc đói 95 mg/dL [5,3 mmol/L] 105 mg/dL [5,8 mmol/L]
Tại thời điểm 1 giờ 180 mg/dL [10,0 mmol/L] 190 mg/dL [10,6 mmol/L]
Tại thời điểm 1 giờ 155 mg/dL [8,6 mmol/L] 165 mg/dL [9,2 mmol/L]
Ở thời điểm 3 giờ 140 mg /dL [7,8 mmol/L] 145 mg/dL [8,0 mmol/L]

Những lưu ý khi đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Một số điều cần lưu ý khi thực hiện quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như sau:

  • Một số thai phụ có cảm giác buồn nôn khi uống dung dịch đường glucose. Tuy nhiên hoàn toàn không có hại gì và bắt buộc phải thực hiện nếu muốn làm xét nghiệm.
  • Do trong các thử nghiệm sản phụ phải nhịn đói nên các mẹ có thể mang theo một ít bánh ngọt để ăn ngay sau khi lấy mẫu máu cuối cùng.
  • Sản phụ nên mang theo ít sách, báo máy nghe nhạc hay bất kỳ thứ gì để giải trí trong lúc chờ đợi giữa các lần xét nghiệm.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ bình thường. Không đột ngột thay đổi chế độ sinh hoạt.
  • Nên có người thân đi cùng sản phụ vì khi nhịn đói quá lâu có thể bị choáng, mệt mỏi.
  • Sản phụ cần tuyệt đối tuân thủ theo mọi sự hướng dẫn của bác sĩ, từ việc vận động đến chế độ ăn uống.
  • Kết quả có thể có sai số nên bác sĩ có thể yêu cầu sản phụ xét nghiệm lại vào các tuần sau của thai kỳ.
Nên ăn ngay sau khi lấy xong hết các mẫu máu tránh hạ đường

Tiểu đường thai kỳ có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Làm xét nghiệm tầm soát đái tháo đường thai kỳ là cần thiết đối với mỗi bà mẹ, đặc biệt ở nhóm đối tượng nguy cơ cao. Hiểu rõ các bước, cách thức và đối tượng giúp các sản phụ chủ động hơn trong quá trình thực hiện quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.

Nguồn tham khảo / Source

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người

Có thể bạn quan tâm

YouMed - Tin Y Tế duy nhất tại Việt Nam đạt chứng chỉ HONcode - 100% biên soạn bởi Bác sĩ, Dược sĩ

Health on the Net [HON] là một tổ chức y khoa quốc tế được thành lập vào năm 1995 tại Geneva, Thụy Sĩ. Từ đó đến nay, HON đã thực hiện chứng nhận cho các trang web y tế uy tín hàng đầu thế giới như WebMD, Mayo Clinic… Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ [US National Library of Medicine - NLM] gợi ý chứng nhận “HONcode” là một trong những cơ sở để xác định sự tin cậy của một trang tin chuyên về y tế.

YouMed đã phải tuân thủ nghiêm ngặt 8 tiêu chí để có thể được HON chứng nhận. 2 tiêu chí nổi bật nhất là tất cả bài viết đều được dẫn nguồn chính thống và được viết bởi 100% Bác sĩ, Dược sĩ. Chính điều này tạo nên điểm khác biệt giữa YouMed và các trang web khác.

Chủ Đề