Thái Bình có bao nhiêu còn sống?

  • Lịch công tác hàng ngày của lãnh đạo UBND tỉnh
  • Quy hoạch-KH phát triển
    • Xây dựng, đô thị
    • Nông nghiệp - nông thôn
    • Tài nguyên môi trường
  • Phát triển kinh tế - xã hội
    • Báo cáo KTXH
    • Số liệu thống kê
  • Thông báo
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Công khai ngân sách
  • Tuyên truyền phòng, chống tham nhũng

Thái Bình là tỉnh đồng bằng, không có đồi núi, độ cao địa hình từ 0,8 đến 2,5m so với mực nước biển và thấp dần về phía đông nam. Bề mặt địa hình được cấu thành bởi các loại đất đá trầm tích trẻ được thành tạo từ khoảng 6.000 năm trước đây và tiếp tục được bồi đắp cho đến ngày nay. Có cấu tạo địa chất ít phức tạp, nhưng do có  lịch sử phát triển địa chất lâu dài nên tại Thái Bình phát hiện có nhiều khoáng sản như: khí đốt, than nâu, titan, sét gốm, sét gạch ngói, nước khoáng nóng. Mỏ khí đốt thuộc địa phận huyện Tiền Hải là mỏ khí đầu tiên đã được khai thác tại ViệtNamon>.

Nền địa hình Thái Bình là đồng bằng được hình thành cách đây không lâu. Ðường bờ biển trước đây 2.500 năm còn nằm sâu trong đất liền. Hầu hết địa phận tỉnh, các huyện ven biển hiện nay chỉ mới được bồi đắp trong vòng 100 - 200 năm trở lại đây. Tỉnh Thái Bình nằm trong đồng bằng Bắc Bộ, có đặc điểm chung của vùng đồng bằng châu thổ, đồng thời có những nét rất riêng. Do được hình thành từ quá trình bồi tụ diễn ra hàng nghìn năm, địa hình Thái Bình thấp và bằng phẳng. Song hành với sự bồi tụ của thời gian và tự nhiên còn phải kể đến trí tuệ và sức lao động của con người sống trên mảnh đất này. Họ đã chống chọi với thiên nhiên, cải tạo đất đai, san gò, lấp trũng để có được những cánh đồng thẳng cánh cò bay và quanh năm tươi tốt như ngày hôm nay. Thái Bình trở thành một trọng điểm lúa nước, nằm trong vựa lúa của đồng bằng Bắc Bộ và cả nước.

Khí hậu Thái Bình mang tính chất cơ bản là nhiệt đới ẩm gió mùa, có nhiệt độ trung bình năm 23 - 240C. Gió mùa mang đến Thái Bình một mùa đông lạnh, mưa ít, một mùa hạ nóng mưa nhiều và hai thời kỳ chuyển tiếp ngắn. Thái Bình có chung chế độ mưa của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mưa nhiều và lượng mưa tương đối lớn, trung bình khoảng 1.700-2.200mm/năm. Biển Thái Bình nằm trong vùng biển vịnh Bắc Bộ, là một phần của biển Ðông. Có trên 50km bờ biển, trong đó có nhiều cửa sông thông ra biển, vùng biển Thái Bình có chế độ nhật triều [mỗi ngày có một con triều]. Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển mạnh. Tuy nhiên bên cạnh đó, sự thất thường của thời tiết, hạn hán hoặc úng lụt cũng gây nên nhiều dịch bệnh cho người, gia súc, gia cầm, cây trồng.

Ðất đai được hình thành do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, có sự bồi đắp của tự nhiên và thời gian cùng bàn tay, khối óc của con người. Sản phẩm chính của Thái Bình là lúa gạo, hoa màu và thủy hải sản. Vì vậy, đất là tài nguyên quý giá của tỉnh và là nguồn sinh sống của người nông dân. Theo tài liệu cũ [1890], diện tích đất tự nhiên của Thái Bình có 150.000ha. Tuy nhiên, đất tự nhiên của Thái Bình luôn biến động về diện tích và thay đổi theo hướng mở rộng ra phía biển. Theo số liệu năm 2000, diện tích đất tự nhiên là hơn 154.000ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm hơn 62% diện tích đất tự nhiên. Do các đặc điểm về địa chất, khí hậu, Thái Bình có các kiểu thảm thực vật đặc trưng trong hệ sinh thái ven bờ, hệ động vật nghèo các loài thú, chủ yếu là các loài chim, các loài bò sát, cá, côn trùng. 

Miếu sổ xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ rừng nguyên sơ còn sót lại trên địa bàn đồng bằng Quỳnh Phụ. Ảnh tư liệu tại Bảo tàng tỉnh.

Là vùng đất trẻ, dân cư Thái Bình có nguồn gốc từ nhiều nơi. Quá trình tụ cư và hợp cư cho thấy hơn 2.000 năm trước, đồng bằng Thái Bình được hình thành, các cư dân đầu tiên đã tụ họp tại đây, bằng lao động, chinh phục, và cải tạo miền đất này trở thành trù phú. Có hai luồng cư dân chủ yếu tụ cư và hợp cư tại Thái Bình: luồng từ trung du xuống, luồng từ biển vào. Bắt đầu họ ở những miền đất cao và sống đất cao ven biển [phần lớn là đất thuộc các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Vũ Thư, Ðông Hưng ngày nay]. Dân số Thái Bình trước năm 1940 khoảng hơn 1 triệu người. Nửa đầu thế kỷ XX, tốc độ tăng dân số của Thái Bình khá ổn định. Từ sau hòa bình lập lại, tốc độ tăng dân số diễn ra nhanh hơn. Ðến năm 1965, dân số toàn tỉnh khoảng hơn 1,2 triệu người. Năm 1989 hơn 1,6 triệu người. Năm 1999 hơn 1,7 triệu người. Năm 2003 hơn 1,8 triệu người. Hiện nay, Thái Bình là một trong bốn tỉnh có dân số đông nhất miền Bắc. Là một trong ba tỉnh có diện tích nhỏ nhất miền Bắc, chỉ lớn hơn Ninh Bình và Hưng Yên, do đó mật số dân số Thái Bình cao. Theo số liệu năm 2006, mật độ dân số là 1.203 người/km2, gấp 4,74 lần mật độ trung bình của cả nước.

Là tỉnh có dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động theo số liệu năm 1999 là hơn 1 triệu người [chiếm hơn 58% dân số]. Mang bản chất tốt đẹp như cần cù, chịu khó, có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủ công và đánh bắt thủy sản, nguồn lao động trẻ tại Thái Bình cũng có khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học, công nghệ. Lực lượng lao động Thái Bình có trình độ văn hóa khá cao nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Thực tế hiện nay cho thấy kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế, điều đó tác động mạnh mẽ đến tác phong người lao động, người lao động nhìn chung còn thiếu tác phong công nghiệp, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân tay nghề cao ít.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tuyệt đại đa số nhân dân Thái Bình là nông dân, chỉ có một số ít làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ, không tách rời nông nghiệp, đời sống nhìn chung khó khăn. Sau hòa bình lập lại và trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, mức sống của nhân dân được cải thiện nhưng chưa nhiều. Từ năm 1975, để nâng cao mức sống cho nhân dân, Thái Bình đã tích cực chuyển dân đi khai hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh phíaNamon>. Nhưng dân số Thái Bình vẫn không ngừng tăng. Từ những năm 1980 đến nay, Thái Bình tích cực thực hiện chính sách sinh đẻ có kế hoạch. Cùng với các chương trình phát triển kinh tế xã hội toàn diện, mức sống của nhân dân những năm qua có nhiều cải thiện. Nếu so với thu nhập bình quân của cả nước thì thu nhập của Thái Bình cao gấp gần 2 lần, nhưng so với mọt số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, Ðông Nam Bộ thì mức thu nhập của Thái Bình còn thấp.

Có thể nói, những đặc trưng của tự nhiên đã kiến tạo nên mảnh đất và con người Thái Bình. Ðể thích nghi với điều kiện tự nhiên, người Thái Bình đã sử dụng bàn tay và khối óc để chinh phục và sống hài hòa với thiên nhiên. Tiềm năng và thách thức luôn song hành trên mảnh đất trẻ được ví là hòn đảo nổi ven biển - Thái Bình.

Chủ Đề