Thái thụy thái bình có bao nhiêu xã

Theo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình, toàn tỉnh đã có 24 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao. Trong đó, chú trọng vào quy hoạch vùng sản xuất, hạ tầng sản xuất, ứng dụng công nghệ, máy móc, mô hình quản lý… để xây dựng nông thôn mới một cách thực chất.

Xã Thụy Chính, huyện Thái Thụy là xã đầu tiên của tỉnh Thái Bình được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2020. Để về đích, toàn xã huy động hơn 84 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn xã hội hóa hơn 30,6 tỷ đồng tập trung vào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

Từ bước đi, cách làm ở Thụy Chính, các xã đã và đang xây dựng nông thôn mới nâng cao tại Thái Bình đều triển khai khá bài bản, có lộ trình và mục tiêu rõ ràng nhằm bảo đảm về đích đúng thời gian.

Để cụ thể hóa chủ trương xây dựng nông thôn mới nâng cao, tỉnh Thái Bình tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện các giải pháp trọng tâm. Theo đó, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực; khuyến khích các mô hình người dân tự chủ, tự làm, tự chịu trách nhiệm trong xây dựng, khai thác, quản lý cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa.

Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm kết nối nông thôn-đô thị và liên vùng. Chú trọng đầu tư xây dựng mới kết cấu hạ tầng, ưu tiên hạ tầng giao thông, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và hình thành các khu “đô thị mới” ở nông thôn, khu xử lý rác tập trung liên vùng…

Những người con quê hương Thái Thụy dù ở bất cứ hoàn cảnh, vị trí nào cũng đều hoàn thành xuất sắc trọng trách được giao, có những con người đã đi vào trang sử hào hùng của dân tộc. Với những thành tích đóng góp, hi sinh to lớn và đặc biệt xuất sắc trong các cuộc kháng chiến, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ cùng nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng các loại huân, huy chương, bằng khen của Đảng, Nhà nước; 1.037 bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hơn 8.554 người con của quê hương Thái Thụy đã anh dũng hi sinh trong các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay; hàng chục nghìn thương, bệnh binh và hàng nghìn gia đình có công với nước đang hưởng chế độ. Nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Thái Thụy cùng 25 xã, thị trấn trong huyện được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đây là những tài sản quý giá và là niềm vinh dự tự hào của Đảng bộ và nhân dân huyện trong suốt chặng đường đã qua.

Sau 35 năm đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện tiếp tục vượt lên khó khăn giành được nhiều thành tựu quan trọng và tương đối toàn diện. Hơn 20 năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, Thái Thụy đã thực hiện thành công Chương trình “Điện, đường, trường, trạm, thông tin, nước sạch”, làm thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng lên. Đã quy hoạch và xây dựng được các khu, cụm công nghiệp, đẩy mạnh phát triển nghề và làng nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá và phát triển kinh tế biển, đưa tốc độ tổng giá trị sản xuất bình quân đạt trên 9%/năm.

Bước sang giai đoạn cách mạng mới, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa thiết thực của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, đề ra lộ trình, phân kỳ từng giai đoạn thực hiện cụ thể, quá trình tổ chức thực hiện bài bản, chắc chắn, không chạy theo thành tích. Đảm bảo thực hiện đồng bộ các tiêu chí, không xem nhẹ tiêu chí nào, bên cạnh các nội dung tiêu chí trọng tâm, trọng điểm như: Kinh tế, văn hóa, môi trường, đồng thời chú trọng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát; khen thưởng, khuyến khích động viên phong trào; xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong quá trình triển khai thực hiện.

Đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở tâm huyết, trách nhiệm, sâu sát, gương mẫu, tiên phong trong chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới. Phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng, đặc biệt là người dân nông thôn đã nhận thức sâu sắc vai trò chủ thể của mình, tích cực đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của, đất đai để đầu tư xây dựng nông thôn mới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt trên 11,5%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Việc tập trung, tích tụ đất nông nghiệp, xây dựng cánh đồng lớn tiếp tục được mở rộng, toàn huyện có 31 xã xây dựng cánh đồng lớn [quy mô từ 30-50 ha/cánh đồng], với tổng diện tích là 1.931 ha; 15 xã liên kết sản xuất với các công ty, doanh nghiệp, để sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm, lúa chất lượng…đem lại giá trị kinh tế cao, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động ở địa phương.

Công nghiệp, nghề và làng nghề, dịch vụ tiếp tục phát triển. Kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được đầu tư khang trang, đồng bộ, hiện đại, các tuyến đê sông, đê biển trên địa bàn huyện được cứng hóa, đảm bảo an toàn. Văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, môi trường sinh thái khu vực nông thôn ngày càng được chú trọng, hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh, chuồng, trại chăn nuôi được tập trung đầu tư. Hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi, trạm y tế, trường học, trung tâm văn hóa - thể thao xã và nhà văn hóa, khu thể thao thôn, khu phố… đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới đáp ứng nhu cầu phát triển; 100% các thôn, tổ dân phố được sử dụng Wifi miễn phí; trong năm 2021 tập trung chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện 36 nhà Văn hóa thôn kiểu mẫu mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân; đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn không ngừng được nâng lên; các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc được giữ gìn, phát huy... đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Chương trình giảm nghèo, chăm lo các đối tượng chính sách, các hoạt động từ thiện nhân đạo đạt kết quả tốt, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,36%. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội có nhiều đổi mới, đạt kết quả toàn diện. Việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" đã được các cấp uỷ đảng chỉ đạo, triển khai thực hiện tích cực, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hưởng ứng. Đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.

Nhìn lại hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, bên cạnh chính sách của Trung ương, của tỉnh, huyện đã có những cơ chế phù hợp, kích hoạt, dẫn dắt để đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất. Tổng nguồn lực huy động xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt trên 3.874.814,7 tỷ đồng; trong đó ngân sách nhà nước, bao gồm ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, huyện, ngân sách xã là 968.116,2 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 24,14%. Nguồn lực đầu tư nhà nước một phần, nhưng Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã quán triệt quan điểm đúng đắn: "xây dựng Nông thôn mới là sự nghiệp của toàn đảng, toàn dân, nhân dân làm, nhân dân hưởng thụ, nhà nước hỗ trợ" toàn huyện đã huy động được nguồn lực to lớn từ trong nhân dân và thực hiện xã hội hóa rất tốt, nhất là đã vận động nhân dân hiến hàng chục nghìn m2 đất, đóng góp hàng vạn ngày công, tạo cơ sở quan trọng để triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới. Đã huy động sự đóng góp từ cộng đồng dân cư, người con em quê hương trên mọi miền đất nước đã đóng góp 2.172.285,8 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 56,69% tổng vốn huy động thực hiện để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Nhiều chương trình, dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn; hạ tầng kinh tế, xã hội được quan tâm từng bước hiện đại để Huyện được Trung ương công nhận là huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019, 3 xã Thụy Phúc, Thụy Chính, Thụy Liên đã được tỉnh thẩm định, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; diện mạo nông thôn mới bừng sáng, khang trang. Đây sẽ là cơ sở quan trọng, là tiền đề giúp Thái Thụy vững bước trên con đường đổi mới, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong những năm tiếp theo.

Hiện nay, huyện Thái Thụy đang đứng trước những thời cơ và vận hội mới. Ngày 29/7/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định số 36/2017/QĐ-TTg thành lập Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình là Khu kinh tế ven biển bao gồm 30 xã, 1 thị trấn thuộc 2 huyện Thái Thụy, Tiền Hải với diện tích tự nhiên 31.000 ha; Khu kinh tế Thái Bình bao gồm các khu chức năng như khu trung tâm điện lực Thái Bình; khu, cụm công nghiệp; khu cảng và dịch vụ cảng; khu du lịch, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí; khu phân bố các vùng nuôi trồng thủy sản và rừng phòng hộ ven biển; khu dân cư, đô thị, dịch vụ; khu hành chính… đây là sự kiện đặc biệt quan trọng; ngày 28/10/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1486/QĐ-TTg Quyết định về phê duyệt quy hoạch chung khu kinh tế Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Khu kinh tế Thái Bình bao gồm 30 xã, 01 thị trấn thuộc 02 huyện Thái Thụy, Tiền Hải và phần tiếp giáp ven biển, trong đó huyện Thái Thụy gồm 14 xã và 01 thị trấn. Ngoài ra, đường quốc lộ ven biển đi qua địa bàn huyện đang được triển khai tích cực; ngoài cầu sông Hóa, các cây cầu lớn trên tuyến quốc lộ 37, đường bộ ven biển nối liền Hải Phòng – Thái Thụy đang từng bước hoàn thiện; thị trấn Diêm Điền được chỉnh trang theo mô hình đô thị Loại 4; dự án khu công nghiệp - đô thị Liên Hà Thái nằm trong khu kinh tế Thái Bình đang được triển khai và hiện thực hóa từ chủ trương của đảng và sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thực sự là động lực cho Thái Thụy cất cánh trong tương lai gần.

Trên nền tảng của thành công và những bài học rút ra từ thực tiễn sinh động, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thái Thụy sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần năng động, sáng tạo, tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương, đề cao ý thức trách nhiệm, ra sức phấn đấu góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, giữ vững vai trò là người lãnh đạo, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên, đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn mới.

Ban chấp hành Đảng bộ huyện xác định, tập trung cao cho nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo sự đột phá, trọng tâm là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, coi công nghiệp - dịch vụ là cơ sở nền tảng để chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm; là cơ sở để tích tụ ruộng đất và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Xây dựng, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, bền vững trên cơ sở truyền thống thâm canh; chú trọng mời gọi các doanh nghiệp, doanh nhân thành đạt là con em quê hương ở trong và ngoài nước về đầu tư sản xuất, kinh doanh, nhất là đầu tư vào nông nghiệp. Phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh, tập trung mọi nguồn lực của địa phương xây dựng nông thôn mới theo tiêu chuẩn nông thôn mới nâng cao, tiến tới xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Đồng thời với sản xuất nông nghiệp, phải tiếp tục đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế biển, ven biển. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng then chốt.

Phát triển toàn diện lĩnh vực văn hoá, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ. Nâng cao năng lực quản lý điều hành của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Xây dựng, củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và khu vực phòng thủ.

Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, lề lối làm việc của các cơ quan, đơn vị. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế-xã hội mà đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra; nâng cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, phát huy huy truyền thống văn hóa, văn hiến, yêu nước cách mạng của quê hương anh hùng, đoàn kết, thống nhất, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, học tập, lao động, sáng tạo và cống hiến, phấn đấu xây dựng huyện Thái Thụy văn minh, hiện đại, năng động, phát triển nhanh, bền vững, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của một vùng kinh tế biển trong khu vực, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa./.

Chủ Đề