Thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu

a] Trình tự thực hiện                          

1. Thẩm định

- Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;

- Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

- Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn hai túi hồ sơ; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu;

- Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính;

- Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá tŕnh thương thảo hợp đồng; kiểm tra sự phù hợp giữa kết quả thương thảo hợp đồng so với kết quả lựa chọn nhà thầu, danh sách xếp hạng nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng;

- Xem xét về những ý kiến khác nhau [nếu có] giữa bên mời thầu với tổ chuyên gia; giữa các cá nhân trong tổ chuyên gia;

- Các nội dung liên quan khác.

2. Phê duyệt

- Chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trên cơ sở báo cáo thẩm định.

b] Cách thức thực hiện:

- Thẩm định: trực tiếp tại cơ quan của đơn vị thẩm định.

- Phê duyệt: trực tiếp tại cơ quan của đơn vị chủ đầu tư

c] Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

1. Thẩm định

- Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu, trong đó phải nêu rõ ý kiến của bên mời thầu đối với các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của tổ chuyên gia;

- Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của tổ chuyên gia;

- Biên bản thương thảo hợp đồng; 

- Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của các nhà thầu và những tài liệu khác có liên quan; trường hợp đã tiến hành thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì chỉ gửi biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính và bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

2. Phê duyệt

- Các tài liệu nêu tại Mục 1

- Báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định;

- Dự thảo Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

* Số lượng hồ sơ: 01 bản chụp các tài liệu nêu trên.

d] Thời hạn giải quyết:

1. Thẩm định: tối đa 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình [bao gồm cả thời gian thẩm định kết quả đánh giá HSĐXKT đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ].

2. Phê duyệt: tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt hoặc báo cáo thẩm định.

đ] Cơ quan thực hiện:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ đầu tư

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền  hoặc phân cấp thực hiện: Không

- Cơ quan trực tiếp thực hiện:

+ Đơn vị thẩm định

+ Chủ đầu tư

- Cơ quan phối hợp: Không

e] Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

g] Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Báo cáo thẩm định và Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

h] Phí, Lệ phí: Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng [bao gồm cả chi phí thẩm định kết quả đánh giá HSĐXKT đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ].

i] Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 5, 6 kèm theo Thông tư số 19/2015/TT-BKHĐT ngày 27/11/2015 quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu.

k] Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục:

Đáp ứng các quy định về bảo đảm cạnh tranh theo Điều 6 Luật Đấu thầu

số 43/2013/QH13.

l] Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 14 tháng 2 năm 2015 quy định chi tiết lập Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn;

Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 6/5/2015 quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu xây lắp;

Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 16/6/2015 quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa;

Thông tư số 19/2015/TT-BKHĐT ngày 27/11/2015 quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chí phí thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả hồ sơ dự thầu. Các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động thẩm định đấu thầu được quy định chi tiết theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Hồ sơ mời thầu là một trong những yếu tố quan trọng và không thể thiếu được đối với bất kì một dự án nào để có thể lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất. Để hồ sơ mời thầu đạt yêu cầu cần phải được thẩm định bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Vậy chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả hồ sơ dự thầu được pháp luật quy định như thế nào là điều được nhiều người quan tâm và tìm hiểu.

1. Chí phí thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả hồ sơ dự thầu

Điều 9. Chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu

1. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu [bao gồm cả thuế] đối với đấu thầu trong nước nhưng tối đa là 2.000.000 đồng đối với hồ sơ mời thầu và 1.000.000 đồng đối với hồ sơ yêu cầu; đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.

2. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển:

a] Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;

b] Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,03% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng.

3. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:

a] Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng;

b] Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

4. Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất:

Xem thêm: Mời thầu mang tính thù địch là gì? Đặc điểm và ví dụ

a] Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;

b] Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

5. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

6. Đối với các gói thầu có nội dung tương tự nhau thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm, các gói thầu phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì các chi phí: Lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính tối đa là 50% mức chi phí quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì phải tính toán, bổ sung chi phí lựa chọn nhà thầu vào dự án, dự toán mua sắm phù hợp với thực tế của gói thầu.

7. Chi phí quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này áp dụng đối với trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện. Đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.

8. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

9. Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và việc sử dụng các khoản thu trong quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.”

Như vậy chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu được quy định và hướng dẫn tại điều 9 Nghị định này quy định về lựa chọn nhà thầu, chi phí trong quá trình lựa chọn, thẩm định hồ sơ mời thầu như sau :

Xem thêm: Quy định chi tiết về lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa

+ Mức giá bán hồ sơ mời thầu

Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của gói thầu mà chủ đầu tư quyết định giá bán của hộ hồ sơ mời thầu. Trong trường hợp đấu thầu quốc tế, mức giá bán hồ sơ sẽ tuân thủ theo thông lệ đấu thầu quốc tế. Trường hợp đấu thầu trong nước, hồ sơ yêu cầu có mức giá tối đa là 1.000.000 đồng và hồ sơ mời thầu có mức giá là 2.000.000 đồng .

+ Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển

Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển có mức giá tối thiểu là 1.000.000 đồng  và mức giá tối đa là 30.000.000 đồng. chi phí này được tính bằng 0,05% giá của gói thầu.

Chi phí thẩm định của loại hồ sơ này có mức giá tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng.

+ Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

Với hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu mức chi phí lập hồ sơ sẽ được tính bằng 0,1% giá trị của gói thầu. Tuy nhiên mức giá sẽ nằm trong khoảng tối thiểu từ 1.000.000 đồng đến tối đa là 50.000.000 đồng.

Chi phí để thẩm định hồ sơ này có mức giá tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng, được tính bằng 0.05% giá trị của gói thầu.

+ Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất 

Chi phí đánh giá các loại hồ sơ quan tâm hồ sơ dự tuyển có giá tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng, bằng 0,05 giá trị gói thầu.

Với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất chi phí để đánh giá loại hồ sơ này được tính bằng 0,1 giá trị của gói thầu. Tuy nhiên;mức chi phí sẽ nằm trong khoảng từ 1 triệu đến 50 triệu đồng.

+ Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu

Mức chi phí này được tính bằng 0.05% giá trị gói thầu, kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu. Tuy nhiên; mức mức giá chi phí thẩm định kết quả tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa 50.000.000 đồng.

Xem thêm: Hồ sơ mời thầu là gì? Quy định nội dung và lập hồ sơ mời thầu?

Cụ thể hơn, quản lý, sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ được hướng dẫn bởi Thông tư 190/2015/TT-BTC.

Theo Điều 4 Thông tư 190/2015/TT-BTC quy định về chi phí trong quá trình lựa chọn như sau:

Điều 4. Chi phí trong quá trình lựa chọn

1. Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời nhà thầu sơ tuyển.

2. Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

3. Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.

4. Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

5. Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển.

Xem thêm: Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp

6. Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.7. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.”

Các chi phí được quy định rất cụ thể từ Điều 5 đến Điều 8 của Thông tư 190/2015/TT-BTC quy định về căn cứ xác định chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu; lập dự toán, quản lý, sử dụng các khoản chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu; lập dự toán, quản lý, sử dụng khoản thu từ bán hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; và chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu.

Đặc biệt theo Điều 8 Thông tư 190/2015/NĐ-CP quy định về chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu như sau:

Điều 8. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu

1. Trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu do người có thẩm quyền giải quyết, chi phí giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu được nhà thầu có kiến nghị nộp cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn theo phân cấp quy định tại Khoản 1 Điều 119 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP Bộ phận thường trực giúp việc thực hiện các nhiệm vụ về hành chính do Chủ tịch Hội đồng tư vấn quy định, tiếp nhận và quản lý chi phí do nhà thầu có kiến nghị nộp.

2. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

3. Căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu, bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn lập dự toán xác định mức chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu theo từng vụ việc, đảm bảo mức chi theo dự toán không vượt quá chi phí do nhà thầu có kiến nghị nộp được xác định tại khoản 2 Điều này, trình Chủ tịch Hội đồng tư vấn phê duyệt. Bộ phận thường trực giúp việc chịu trách nhiệm chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu theo dự toán được duyệt.Nội dung chi gồm: chi trực tiếp thù lao cho các thành viên Hội đồng tư vấn để thực hiện nhiệm vụ, chi công tác phí, văn phòng phẩm, dịch thuật, in ấn, họp và các chi phí khác phục vụ giải quyết kiến nghị của nhà thầu; mức chi áp dụng quy định đối với các cơ quan quản lý nhà nước; chứng từ thu, chi thực hiện theo quy định.

4. Kết thúc vụ việc, Chủ tịch Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xác nhận phần kinh phí đã thực chi. Chênh lệch thu lớn hơn chi [nếu có] được hoàn trả cho nhà thầu có kiến nghị.

5. Trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là đúng, phải nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian để khắc phục hậu quả [nếu có], đồng thời Bộ phận thường trực giúp việc có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên đới chi trả cho nhà thầu có kiến nghị số tiền bằng số tiền mà nhà thầu có kiến nghị đã thực nộp cho Hội đồng tư vấn.”

Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài:1900.6568

Như vậy, ngoài các chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 9 Nghị định 63/2014/NĐ-CP và Thông tư 190/2015/TT-BTC thì chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,002% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng [Khoản 2 Điều 8 Thông tư 190/2015/TT-BTC].

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

2. Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu khi thuê tư vấn?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có câu hỏi xin được tư vấn giải đáp: Chí phí thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả hồ sơ dự thầu được tính như thế nào trong trường hợp thuê tư vấn [có vận dụng và áp dụng chi phí tại điều 9 Nghị định 63/2014/NĐ-CP hay không? Vì Định mức 957 của Bộ Xây dựng không có chi phí này [chỉ có chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thôi]. Mong sớm giải đáp!

Luật sư tư vấn:

Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả hồ sơ dự thầu căn cứ tại điều 9 Nghị định 63/2014/NĐ-CP áp dụng dụng đối với trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện. Còn đối với trường theo Định mức 957 của Bộ Xây dựng là thuê tư vấn thực hiện. Chi phí thẩm định kết quả hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả hồ sơ dự thầu thì việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.

Căn cứ tại khoản 7 điều 9 Nghị định 63/2014/NĐ-CP ” 7. Chi phí quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này áp dụng đối với trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện. Đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.”

Video liên quan

Chủ Đề