Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như thế nào?

Home » Hình sự » Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Giai quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định như thế nào trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 [BLTTHS] giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định như sau:

“Điều 150. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết. Tranh chấp thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết.

2. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra cấp tỉnh, giữa các Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương giải quyết. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các Cơ quan điều tra quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi đầu tiên tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giải quyết.

3. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết.”

Quy định của BLTTHS 2015 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố xảy ra khi có hai hay nhiều cơ quan đều có thẩm quyền giải quyết hoặc khó xác định cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Ví dụ: Cơ quan Điều tra huyện L và Cơ quan Điều tra huyện H cùng nhận được đơn tố giác tội phạm của bà B về việc bà B phát hiện anh C là người huyện H sang huyện L trộm cắp tài sản. Hành vi phạm tội của C, theo đơn tố giác có sự liên quan đến cả huyện L và H. Lúc này có sự tranh chấp về thẩm quyền giải quyết đơn tố giác của bà B giữ Cơ quan Điều tra huyện L và Cơ quan Điều tra huyện H.

Khi có tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp được quy định như sau:

– Thông thường, tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết. Tranh chấp thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết. Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp này thường là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

– Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra cấp tỉnh, do Viện kiểm sát nhân dân tối cao [VKSNDTC] giải quyết.

– Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan Điều tra quân sự cấp quân khu do VKSQS trung ương giải quyết.

– Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan Điều tra cấp huyện thuộc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau do VKSND cấp tỉnh nơi đầu tiên tiếp nhận đơn tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giải quyết.

– Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữ các Cơ quan Điều tra quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do VKSQS cấp quân khu nơi đầu tiên tiến nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giải quyết.

– Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết.

Đây là Điều luật mới được quy định trong BLTTHS 2015, quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, qua những quy định trên có thể thấy, khi phát sinh tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thì trách nhiệm thuộc về Viện kiểm sát các cấp. Đây là quy định mới của BLTTHS về vấn đề trách nhiệm của Viện kiểm sát, do đó trong quá trình áp dụng cũng như thực hiện Bộ luật cần có sự hướng dẫn cụ thể từ các ngành cấp trên, để đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng các quy định của pháp luật.

>>Xem thêm: Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Trên đây là bài viết về “Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố” LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey.

Anh đang thắc mắc Điều 8 trong Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC về "phân loại trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận". Vậy phân loại này là phân loại về thẩm quyền, hay phân loại gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư liên tịch 01/2021/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSND như sau:

"Điều 8. Phân loại tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Cơ quan điều tra sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải tiến hành phân loại trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền thì giải quyết theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch này. Nếu có căn cứ xác định tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi có căn cứ xác định. Trong trường hợp không thể chuyển ngay thì phải thông báo bằng các hình thức liên lạc nhanh nhất cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền biết.
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra [trừ Đội An ninh ở Công an cấp huyện] sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm phải tiến hành phân loại trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền thì giải quyết theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch này. Nếu có căn cứ xác định tố giác, tin báo về tội phạm không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi có căn cứ xác định. Trong trường hợp không thể chuyển ngay thì phải thông báo bằng các hình thức liên lạc nhanh nhất cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền biết.
..."

Theo đó, cơ quan điều tra sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải tiến hành phân loại trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận.

Cho nên, tại Điều 8 trên là quy định việc phân loại về nguồn tin báo, tố giác và kiến nghị để xác định thẩm quyền và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy, việc phân loại ở đây sẽ được hiểu là cơ quan tiếp nhận sẽ tiếp nhận và phân loại nguồn tin theo thẩm quyền để giải quyết nhưng không được quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận.

Tin báo về tội phạm [Hình từ Internet]

Thời hạn để cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc tố giác tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố là bao lâu?

Căn cứ Điều 9 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định như sau:

"Điều 9. Giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết, Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, phân công Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc quyền thụ lý, giải quyết hoặc ra Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra tổ chức, chỉ đạo thụ lý, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố sau khi tiếp nhận đã rõ về dấu hiệu của tội phạm, đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì Cơ quan điều tra ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, không phải ra Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết, cấp trưởng Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 trực tiếp chỉ đạo việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, phân công Cán bộ điều tra thuộc quyền hoặc ra Quyết định phân công cấp phó trong việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Đối với tố giác, tin báo về tội phạm sau khi tiếp nhận đã rõ về dấu hiệu của tội phạm, đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì cấp trưởng ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, không phải ra Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
3. Kết thúc quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan đã thụ lý, giải quyết phải ra một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Việc tạm đình chỉ, phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều 148, Điều 149 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015."

Theo đó, tùy thuộc vào cơ quan có thẩm quyền là gì mà có thời hạn giải quyết kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Cơ quan nào có thẩm quyền thực hành quyền công tố kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tin báo về tội phạm?

Căn cứ Điều 10 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định như sau:

"Điều 10. Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều 159, Điều 160 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch này, Viện trưởng Viện kiểm sát trực tiếp tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên hoặc ra Quyết định phân công Phó Viện trưởng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và gửi ngay một bản cho Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã ra Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đã rõ về dấu hiệu của tội phạm mà Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự thì Viện trưởng Viện kiểm sát trực tiếp tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên hoặc ra Quyết định phân công Phó Viện trưởng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015."

Như vậy, theo quy định trên thì Viện kiểm sát là cơ quan có thẩm quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan gửi đến bạn tham khảo thêm nhé.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề