Tháng 8 cao m bao nhiêu?

Những tháng năm đầu đời của trẻ là khoảng thời gian mà trẻ tăng trưởng nhiều nhất. Sau đó, quá trình phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ sẽ bắt đầu chậm lại dần bởi vì mức độ hoạt động tăng lên. Cân nặng và chiều cao của trẻ là điều mà các cha mẹ thường quan tâm đến. Nhiều phụ huynh có con nhỏ khi đến độ tuổi biết bò thường băn khoăn không biết bé trai 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đúng chuẩn. Tuỳ theo độ tuổi và giới tình của trẻ mà có mức tiêu chuẩn khác nhau.

Nhìn chung, cân nặng bé trai 8 tháng tuổi theo tiêu chuẩn của thường lớn hơn so với bé gái. Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO], cân nặng bé trai 8 tháng tuổi bình thường là 8,6 kg. Bé trai 8 tháng tuổi có cân nặng dưới 7,7 kg được coi là có nguy cơ suy dinh dưỡng và dưới 7,0 kg gọi là suy dinh dưỡng. Ví dụ, bé trai 8 tháng nặng 8 kg hoặc bé trai 8 tháng nặng 8,5 kg đều có cân nặng nằm trong giới hạn bình thường. Nếu bé trai 8 tháng nặng 7,5 kg nghĩa là bé có nguy cơ suy dinh dưỡng. Ngược lại, cân nặng bé trai 8 tháng tuổi trên 9,6 kg là có nguy cơ béo phì và lớn hơn 10,5 kg được coi là béo phì. Chiều cao của bé trai 8 tháng tuổi bình thường là 68,3 cm, trong đó giới hạn dưới là 66,5 cm và giới hạn trên là 70,6cm.

Dinh dưỡng là điều rất quan trọng và luôn giữ vị trí ưu tiên đối với sự phát triển của bé. Bé 8 tháng tuổi đã biết bò và năng động hơn nên bé sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn so với lúc trước. Theo đó, cha mẹ cần chú ý đến chế độ chăm sóc cho trẻ 8 tháng tuổi như sau:

  • Nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ mỗi ngày xen kẽ vào 2 - 3 bữa ăn dặm. Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi, vì trong sữa mẹ có chứa thành phần sữa non [colostrum] giúp tăng sức đề kháng và giúp bé phát triển khỏe mạnh.
  • Bé 8 tháng tuổi cần cung cấp khoảng 500ml sữa mỗi ngày và 200ml mỗi bữa ăn, mỗi ngày từ 2 đến 3 bữa ăn dặm là cháo hoặc bột.
  • Trong mỗi bữa ăn của trẻ cần có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau: 50 – 60g tinh bột như cháo, bột, đậu xanh; chất đạm có trong 50 – 60g thịt heo nạc, thịt bò, trứng, cá, tôm, cua băm nhuyễn [nếu nấu cháo bằng nước hầm xương, hãy cho bé ăn cả phần thịt hầm vì chứa nhiều chất đạm]; các loại rau xanh, củ quả và trái cây như bí đỏ, cà rốt, rau muống, rau dền, táo, đu đủ, chuối, cam, kiwi,... để cung cấp chất xơ cũng như các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu; 10 – 15g dầu ăn trẻ em [dầu mè, dầu oliu] hoặc mỡ động thực vật.
  • Tăng dần độ đặc của thức ăn cho bé 8 tháng tuổi.
  • Nên cho trẻ ăn sữa chua, trái cây, váng sữa, phô mai vào các bữa phụ để bổ sung vitamin và khoáng chất cũng như bổ sung lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hoá của bé.
  • Các món ăn cần thường xuyên đổi mới, chế biến đa dạng, nhiều màu sắc và trình bày đẹp mắt để thu hút sự chú ý của trẻ. Như vậy có thể giúp bé làm quen với các loại thực phẩm, nhiều mùi vị khác nhau, đồng thời kích thích việc ăn uống của bé.
  • Cha mẹ nên nấu ăn từng bữa để đảm bảo chất dinh dưỡng, hạn chế hâm lại thức ăn bởi sẽ làm giảm chất lượng món ăn.
  • Nên lập kế hoạch ăn khoa học và hợp lý cho các bữa sáng, trưa và tối cũng như các bữa ăn phụ để bé làm quen với giờ ăn.
  • Không nên kéo dài thời gian của bữa ăn quá lâu
  • Tạo không khí thoải mái, vui vẻ và khen ngợi động viên trẻ ăn.
  • Không thúc ép hay dọa nạt trẻ ăn, vì như vậy sẽ tạo tâm lý căng thẳng và chán nản khi tới bữa ăn, có thể làm trẻ biếng ăn.
  • Không nên nêm nếm món ăn quá mặn và tránh mua thức ăn nấu sẵn cho trẻ ăn.
  • Kiểm tra răng và chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé mỗi ngày.
  • Nhai và nuốt thức ăn sẽ giúp bé tiết ra dịch tiêu hoá trong miệng để cảm nhận mùi vị món ăn tốt hơn. Hỗ trợ việc hình thành và phát triển phản xạ nhai - nuốt cho bé 8 tháng tuổi bằng cách tăng dần độ đặc của thức ăn. Vào lúc 6 tháng tuổi bé ăn thức ăn loãng, sau đó đến sệt dần hoặc bột đặc, rồi đến cháo nhuyễn khi được 7 - 8 tháng tuổi và trẻ 12 tháng tuổi có thể ăn cháo nguyên hạt, cơm mềm hoặc các loại mì, bún, phở được cắt sợi ngắn và nấu mềm.
  • Tránh cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn trong một thời gian dài.
  • Tập cho bé cầm nắm thức ăn bằng cách chế biến món ăn có hình dạng thanh, que dài.
  • Sau khi kết thúc mỗi bữa ăn, bố mẹ có thể đút cho bé một ít nước để giúp làm sạch răng miệng.
  • Cần tập cho bé 8 tháng tuổi thói quen uống nước bằng ly và hạn chế uống nước bằng ống hút hoặc bình bú để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển khung răng.

Bố mẹ hãy dành thời gian mỗi ngày nói chuyện thật nhiều với bé để ngôn ngữ bé được phát triển linh hoạt. Cuộc trò chuyện phải dùng từ ngữ đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu.

Hãy dành một khoảng thời gian mỗi ngày để đọc sách với bé. Mỗi khi ra ngoài, bố mẹ có thể mang theo một cuốn sách để đọc bất cứ lúc nào bé thấy buồn chán, không có gì giải trí. Cha mẹ có thể đọc cho bé nghe những quyển sách có hình chụp những loài động vật, chỉ vào từng hình con thú, rồi đọc tên và giả tiếng kêu của con thú ấy để cho bé ghi nhớ. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho bé dùng các loại đồ chơi để phát triển ngôn ngữ như đồ chơi thu giọng nói, đồ chơi phát âm, ... để bé vừa chơi vừa học lại.

Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO], cân nặng bé trai 8 tháng tuổi bình thường là 8,6 kg. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo để nhận định tình trạng của trẻ và có các phương hướng chăm sóc, giúp trẻ hoàn thiện cả về thể chất, cảm xúc, ngôn ngữ toàn diện.

Ngoài ra, trẻ 8 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Chủ Đề