Thang điểm thi đại học trung quốc năm 2022

Đăng ký xét tuyển sau kỳ thi tốt nghiệp THPT

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, với một số thay đổi lớn, trong đó có thời gian đăng ký xét tuyển.

Các năm trước, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học cùng lúc với đăng ký thi tốt nghiệp và được điều chỉnh lại sau khi biết điểm thi. Năm nay, các em có thể đăng ký sau khi đã thi tốt nghiệp, thậm chí khi đã biết điểm. Thay đổi này được đánh giá là tiện lợi hơn cho thí sinh, giúp các em có có đủ tham số, từ kết quả tốt nghiệp đến việc tìm hiểu kỹ các ngành, trường để sắp xếp thứ tự nguyện vọng, tránh phải điều chỉnh, tốn thời gian và chi phí.

Thí sinh đăng ký xét tuyển qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia theo kế hoạch chung. Các em vẫn được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường không hạn chế số lượng; sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong trường hợp nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa

Quảng cáo

Thí sinh không xác nhận nhập học sớm

Những năm gần đây, các trường đại học áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh [bên cạnh xét điểm thi tốt nghiệp]. Vì vậy, nhiều thí sinh được thông báo đủ điều kiện trúng tuyển trước khi biết điểm thi tốt nghiệp [điều kiện cần]. Các em có thể xác nhận nhập học sớm và hoàn thành thủ tục nhập trường khi đã có đủ giấy tờ.

Tuy nhiên, năm nay, các trường không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình chung của Bộ, mà chỉ được phép công bố và tải danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Thí sinh đã dự tuyển vào các trường theo phương thức xét tuyển sớm vẫn tiếp tục phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ; và sẽ được công nhận trúng tuyển theo nguyện vọng cao nhất.

Ví dụ, thí sinh A đã trúng tuyển theo phương thức xét học bạ vào ngành Kế toán của trường B. Nhưng sau khi thi tốt nghiệp THPT, nếu A cảm thấy thích ngành khác hoặc có khả năng trúng tuyển ngành khác bằng điểm thi tốt nghiệp, em có thể đặt các nguyện vọng mới ở thứ tự ưu tiên cao hơn ngành Kế toán. Còn nếu vẫn thích học ngành Kế toán của trường B, em phải đăng ký ngành này ở nguyện vọng một.

Quảng cáo

Việc đăng ký tất cả nguyện vọng bằng mọi phương thức lên hệ thống được cho là sẽ giúp giảm thiểu thí sinh ảo. Hệ thống của Bộ sẽ tự động loại bỏ khỏi danh sách những nguyện vọng thấp của thí sinh đã trúng tuyển các nguyện vọng cao hơn.

Thí sinh trúng tuyển theo diện tuyển thẳng có thể xác nhận nhập học sớm khi đủ điều kiện hoặc theo kế hoạch chung như những thí sinh khác. Các trường không được bắt buộc các em xác nhận nhập học sớm. Khi chưa xác nhận nhập học, các em vẫn được sử dụng quyền đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung để có thêm cơ hội trúng tuyển như thí sinh khác.

Thí sinh không được cộng điểm ưu tiên khu vực nếu xét tuyển lại

Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến giữ nguyên mức điểm cộng ưu tiên khu vực. Thí sinh khu vực 1 [KV1] được cộng 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn [KV2-NT] là 0,5 và khu vực 2 [KV2] là 0,25 điểm.

Tuy nhiên, dự thảo đưa ra điểm mới là cộng ưu tiên khu vực chỉ áp dụng vào năm thí sinh tốt nghiệp THPT. Thí sinh tốt nghiệp từ những năm trước, nếu thi lại để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng thì không được cộng.

Về điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách như người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, Bộ vẫn giữ mức điểm cộng từ 1 đến 2, tùy đối tượng, và không phụ thuộc vào năm thí sinh tốt nghiệp như đối với điểm ưu tiên khu vực.

Các mức điểm ưu tiên được quy định tương ứng với tổng điểm ba môn [trong tổ hợp môn xét tuyển] theo thang điểm 10 đối với từng môn thi [không nhân hệ số]. Trường hợp phương thức tuyển sinh sử dụng thang điểm khác thì mức điểm ưu tiên được quy đổi tương đương.

Những điểm mới trên sẽ có hiệu lực khi Bộ ban hành quy chế tuyển sinh năm 2022, dự kiến vào tháng 6. Dự thảo quy chế hiện được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố để lấy ý kiến. Thời gian lấy ý kiến đến ngày 31/5.

* Dự thảo quy chế tuyển sinh 2022

Kỳ thi tuyển sinh đại học [ĐH] ở Trung Quốc cũng được tổ chức theo 5 bài thi: Toán, Văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và phần lớn thi theo dạng trắc nghiệm.

Kỳ thi tuyển sinh ĐH của Trung Quốc thường được gọi là Gaokao [Cao khảo] là kỳ thi thống nhất trong cả nước do Bộ GD chủ trì. Với số lượng thí sinh hàng năm lên tới gần 10 triệu người, đây được coi là kỳ thi đông và khắc nghiệt nhất thế giới.

Kỳ thi Cao khảo của Trung Quốc thường được tổ chức mỗi năm một lần. Trước năm 2003, kỳ thi ĐH diễn ra trong tháng 7. Từ năm 2003 tới nay, kỳ thi này được tổ chức trong tháng 6, thường là ngày 7/6.

Kỳ thi ĐH là một trong những kỳ thi khắc nghiệt đối với học sinh Trung Quốc.

Các môn thi ĐH của Trung Quốc được tổ chức theo phương án "3+X". Theo đó, các thí sinh tham gia kỳ thi sẽ có 3 môn thi bắt buộc, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Ngoài ra, thí sinh dựa trên định hướng học tập cũng như năng lực của mình có thể chọn 1 trong hai bài thi tổng hợp: Khoa học tự nhiên [Lí khoa] và Khoa học xã hội [Văn khoa].

Bài thi Khoa học tự nhiên gồm các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học. Bài thi Khoa học xã hội bao gồm Chính trị, Lịch sử và Địa lí.

Mặc dù đây là kỳ thi thống nhất cả nước, song từ năm 2001, một số tỉnh và khu vực vẫn lựa chọn ra đề thi riêng. Vài năm trở lại đây, nhiều tỉnh lại quay lại sử dụng đề thi chung của Bộ GD Trung Quốc. Tới kỳ thi năm ngoái - 2016, chỉ có 5 tỉnh tổ chức ra đề thi riêng, gồm: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Giang Tô và Chiết Giang.

Các tỉnh, thành tổ chức ra đề thi riêng vẫn phải căn cứ trên phạm vi nội dung do Bộ GD quy định. Về môn thi vẫn theo dạng thức 3+X, tuy nhiên, ở một số tỉnh thành, môn tự chọn có thể một môn đơn lẻ trong 6 môn chứ không thi bài thi tổng hợp.

Về hình thức thi, ngoại trừ môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các bài thi khác của kỳ thi Cao khảo là dạng đề thi kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm, trong đó phần lớn là dạng thức thi trắc nghiệm.

Đối với bài thi môn Toán, đề thi được phân làm 2 loại, một loại cho những người thi các môn tự nhiên và một loại cho những người thi các môn khoa học xã hội. Cả hai loại đề thi tương đối giống nhau, chỉ khác biệt tại một số nội dung câu hỏi.

Đề thi môn Toán được thiết kế với điểm tối đa là 150 điểm, trong đó có 12 câu trắc nghiệm [60 điểm], 4 câu điền vào ô trống [20 điểm], 5 câu hỏi bắt buộc [60 điểm] và 3 câu hỏi tự chọn [chọn 1 trong 3], mỗi câu 10 điểm.

Bài thi Khoa học tự nhiên được thiết kế với điểm tối đa là 300 điểm, trong đó, môn Vật lí 110 điểm, môn Hóa học 110 điểm và môn Sinh vật 90 điểm. Thời gian thi là 150 phút.

Đề thi bao gồm 21 câu trắc nghiệm, bao gồm 6 câu thuộc môn Sinh vật, 7 câu thuộc môn Hóa học và 8 câu thuộc môn Vật lí.

Phần thi tự luận gồm có 11 câu bắt buộc, gồm 4 câu Vật lí, 3 câu Hóa học và 4 câu Sinh vật.

Phần thi tự chọn gồm 8 câu, thí sinh chọn 1 trong 3 môn để làm, gồm 3 câu thuộc môn Vật lí, 3 câu thuộc môn Hóa học và 2 câu thuộc môn Sinh vật.

Bài thi Khoa học xã hội cũng được thiết kế với tổng điểm tối đa là 300 điểm, bao gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm [11 câu Địa lý, 12 câu Chính trị và 12 câu Lịch sử].

Phần thi tự luận gồm 6 câu bắt buộc, trong đó có 2 câu Địa lý, 3 câu Chính trị và 2 câu Lịch sử.

Phần câu hỏi tự chọn có 6 câu, gồm 3 câu Địa lý, 3 câu Địa lý. Mỗi môn thí sinh được chọn 1 câu hỏi để trả lời, trong đó câu hỏi Địa lý được 10 điểm, câu hỏi Lịch sử được 15 điểm, tổng cộng là 25 điểm.

Các câu hỏi tự luận trong các đề thi thuộc 2 môn Khoa học xã hội đều là những câu hỏi ngắn hoặc dạng điền vào chỗ trống, không đòi hỏi phải trình bày dài.

Phương án thi này của Trung Quốc được công bố vào cuối năm 1998. Tới năm 1999, Quảng Đông là tỉnh đầu tiên thí điểm phương án này. Năm 2000 có thêm 4 tỉnh tham gia thí điểm. Tới năm 2002, sau 3 năm thí điểm, phương án thi này được áp dụng đại trà từ năm 2002 và duy trì tới hiện tại, kéo dài 14 năm.

Phương án thi ĐH mới của Trung Quốc

Vào năm 2014, Bộ GD Trung Quốc công bố phương án thi tuyển sinh ĐH mới, theo đó, thí sinh chỉ còn thi 3 môn bắt buộc là Toán, Văn và Ngoại ngữ. Điểm xét tuyển ĐH sẽ kết hợp điểm 3 môn thi này và kết quả học tập PTTH của 3 trong 7 môn học, gồm: Vật lí, Hóa học, Sinh vật, Chính trị, Lịch sử, Địa lý và Kỹ thuật [3 môn do thí sinh chọn].

Phương án mới này sẽ được áp dụng tại Thượng Hải và Chiết Giang từ năm học 2017 và tới năm 2020, sẽ áp dụng đại trà trên toàn quốc.

Trung Quốc thi tốt nghiệp THPT thế nào?

Trung Quốc không tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT tập trung vào cuối năm học lớp 12 mà mỗi năm các tỉnh tổ chức 2 lần thi với cả 10 môn học. Một lần vào trước Tết Âm lịch 2-3 tuần [khoảng tháng 1 tháng 2] và lần 2 là vào cuối tháng 6. Học sinh sau khi học xong kỳ 1 của lớp 11 có thể tham gia thi.

Học sinh cũng được chọn các môn thi theo định hướng thi ĐH của mình. Theo đó, ngoài 3 môn bắt buộc trong kỳ thi ĐH là Toán, Văn, Ngoại ngữ, học sinh được chọn 3 môn khác để thi. Bốn môn còn lại học sinh chỉ làm kiểm tra [thi viết].

Trong lần đăng ký thi đầu tiên, học sinh phải chọn các môn thi và các môn kiểm tra. Môn thi sẽ được đánh giá theo 4 bậc [A, B, C, D], trong đó từ bậc C trở lên là đạt tiêu chuẩn. Các môn kiểm tra chỉ phân thành 2 bậc, đạt và không đạt.

Nhìn chung, đề thi tốt nghiệp của Trung Quốc không khó. Hơn 90% học sinh Trung Quốc đều đỗ tốt nghiệp. Đỗ tốt nghiệp cũng là tiêu chuẩn để được tham gia thi ĐH.

Lê Văn

Video liên quan

Chủ Đề