Đề thi học kì 1 lớp 7 môn toán 2019

Đề thi Toán lớp 7 học kì 1 năm 2019 quận Đống Đa có lời giải được chia sẻ tại blog //chiasefull của thầy Nguyễn Hữu Phúc [Thầy Phúc Toán Đồng Nai].

Tải đề và đáp án

Nếu quý vị cảm thấy bài viết hữu ích, hãy đánh giá 5* nhé. Cám ơn 🙂

I. TRẮC NGHIỆM [2 điểm].

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng

Câu 1 : Giá trị của hàm số \[y = f\left[ x \right] = 3{x^2} + 2\] tại \[x =  - 1\] bằng:

A. \[2\]                                                 B. \[3\]

C. \[4\]                                                 D. \[5\]

Câu 2 : Cho \[\Delta ABC\] có góc \[A\] bằng \[70^\circ \], góc \[B\] bằng \[50^\circ \]. Khi đó góc ngoài của \[\Delta ABC\] tại đỉnh \[C\] bằng:

A. \[100^\circ \]                                         B. \[110^\circ \]

 C. \[120^\circ \]                                        D. \[130^\circ \]

Câu 3 : Điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số \[y = 4x\]?

A. \[\left[ {\dfrac{1}{3};\dfrac{4}{3}} \right]\]                                             B. \[\left[ {\dfrac{1}{3}; - \dfrac{4}{3}} \right]\]

C. \[\left[ { - \dfrac{4}{3}; - \dfrac{1}{3}} \right]\]                                          D. \[\left[ { - \dfrac{1}{3};\dfrac{4}{3}} \right]\]

Câu 4 : Cho \[\Delta ABC\] có góc \[B\] bằng góc \[C\] và góc \[A\] bằng \[80^\circ \]. Khi đó số đo của góc \[B\] bằng:

A. \[40^\circ \]                                             B. \[50^\circ \]

C. \[60^\circ \]                                             D. \[70^\circ \]

II. TỰ LUẬN [8 điểm].

Bài 1 [1,5 điểm]. Thực hiện phép tính

\[a]\,\,\dfrac{5}{6} + \dfrac{2}{3} - 0,5\]

\[b]\,\,\left[ - \dfrac{3}{4} + \dfrac{2}{3} \right]: \dfrac{5}{11}  + \left[ { - \dfrac{1}{4} + \dfrac{1}{3}} \right]:\dfrac{5}{{11}}\]

\[c]\,\,{\left[ { - 2} \right]^2} + \left| { - \dfrac{3}{2}} \right|.\sqrt {36}  - \dfrac{8}{3}.\sqrt 9 \]

Bài 2 [1,5 điểm].  Tìm \[x,y\] biết:

\[a]\,\,0,2 + \dfrac{2}{3}x = \dfrac{1}{3}\]

\[b]\,\left| {2x - 1} \right| - \dfrac{1}{2} = \dfrac{1}{3}\]

\[c]\,\,7x = 4y\] và \[x - y =  - 21\]

Bài 3 [1,5 điểm].  Trong đợt thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, số hoa điểm tốt của ba lớp 7A, 7B và 7C lần lượt tỉ lệ với các số \[12;\,\,10;\,\,9\]. Biết rằng tổng số hoa điểm tốt của hai lớp 7B và 7C nhiều hơn lớp 7A là \[140\] bông. Hỏi mỗi lớp đạt được bao nhiêu bông hoa điểm tốt?

Bài 4 [3,0 điểm].

Cho tam giác \[ABC\] vuông tại \[A\] có góc \[B\] bằng \[60^\circ \]. Vẽ \[AH\] vuông góc với \[BC\] tại \[H\]. Trên cạnh \[AC\] lấy điểm \[D\] sao cho \[AD = AH.\] Gọi \[I\] là trung điểm của cạnh \[HD\].

a] Chứng minh \[\Delta AHI = \Delta ADI\]. Từ đó suy ra \[AI \bot HD\]. 

b] Tia \[AI\] cắt cạnh \[HC\] tại điểm \[K\]. Chứng minh \[\Delta AHK = \Delta ADK\] từ đó suy ra \[AB//KD.\]

c] Trên tia đối của tia \[HA\] lấy điểm \[E\] sao cho \[HE = AH\].  Chứng minh \[HB = HK\] và ba điểm \[D,K,E\] thẳng hàng.

Bài 5 [0,5 điểm]. Cho \[A = 1 - \dfrac{3}{4} + {\left[ {\dfrac{3}{4}} \right]^2} - {\left[ {\dfrac{3}{4}} \right]^3} \] \[+ {\left[ {\dfrac{3}{4}} \right]^4} - ... - {\left[ {\dfrac{3}{4}} \right]^{2017}} + {\left[ {\dfrac{3}{4}} \right]^{2018}}\]. Chứng tỏ \[A\] không phải là một số nguyên.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Thực hiện bởi ban chuyên môn Loigiaihay.com

I. TRẮC NGHIỆM

Câu

1

1

3

4

Đáp án

D

C

A

B

Câu 1 [TH]:

Phương pháp

Thay \[x =  - 1\] vào hàm số đã cho rồi tính toán

Cách giải:

Thay \[x =  - 1\] vào hàm số \[y = f\left[ x \right] = 3{x^2} + 2\] ta được:

\[f\left[ { - 1} \right] = 3.{\left[ { - 1} \right]^2} + 2 = 5\]

Chọn D

Câu 2 [TH]:

Phương pháp

Tính góc ngoài tại đỉnh \[C\] bằng cách áp dụng: Góc ngoài tại một đỉnh của tam giác bằng tổng hai góc trong tại hai đỉnh không kề với đỉnh đó.

Cách giải:

Góc ngoài của \[\Delta ABC\] tại đỉnh \[C\] bằng: \[\widehat A + \widehat B = {70^0} + {50^0} = {120^0}.\]

Chọn C

Câu 3 [TH]:

Phương pháp

Thay tọa độ các điểm vào hàm số đã cho để xác định điểm thuộc đồ thị

Cách giải:

Thay \[x = \dfrac{1}{3};y = \dfrac{4}{3}\] vào hàm số \[y = 4x\] ta được:

\[\dfrac{4}{3} = 4.\dfrac{1}{3} \Leftrightarrow \dfrac{4}{3} = \dfrac{4}{3}\] [luôn đúng]

Nên điểm có tọa độ \[\left[ {\dfrac{1}{3};\dfrac{4}{3}} \right]\] thuộc đồ thị hàm số \[y = 4x.\]

Chọn A

Câu 4 [TH]:

Phương pháp

Tổng ba góc trong tam giác bằng \[{180^0}.\]

Cách giải:

Xét tam giác \[ABC\] có: \[\widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^0}\]  [tổng ba góc trong tam giác]

Mà \[\widehat B = \widehat C \Rightarrow 2\widehat B + \widehat A = {180^0}\] \[ \Rightarrow 2\widehat B = {180^0} - {80^0} \Rightarrow 2\widehat B = {100^0}\] \[ \Rightarrow \widehat B = {50^0}.\]

Chọn B

II. TỰ LUẬN

Bài 1[VD]:

Phương pháp

Đưa về phân số rồi thực hiện tính toán theo thứ tự.

Cách giải:

\[a]\,\,\dfrac{5}{6} + \dfrac{2}{3} - 0,5\]

\[\begin{array}{l} = \dfrac{5}{6} + \dfrac{2}{3} - \dfrac{1}{2}\\ = \dfrac{5}{6} + \dfrac{4}{6} - \dfrac{3}{6}\\ = \dfrac{{5 + 4 - 3}}{6}\\ = \dfrac{6}{6} = 1\end{array}\]

\[b]\,\,\left[ { - \dfrac{3}{4} + \dfrac{2}{3}} \right]:\dfrac{5}{{11}} + \left[ { - \dfrac{1}{4} + \dfrac{1}{3}} \right]:\dfrac{5}{{11}}\]

\[\begin{array}{l} = \left[ { - \dfrac{3}{4} + \dfrac{2}{3}} \right].\dfrac{{11}}{5} + \left[ { - \dfrac{1}{4} + \dfrac{1}{3}} \right].\dfrac{{11}}{5}\\ = \left[ { - \dfrac{3}{4} + \dfrac{2}{3} - \dfrac{1}{4} + \dfrac{1}{3}} \right].\dfrac{{11}}{5}\\ = \left[ {\left[ { - \dfrac{3}{4} - \dfrac{1}{4}} \right] + \left[ {\dfrac{2}{3} + \dfrac{1}{3}} \right]} \right].\dfrac{{11}}{5}\\ = \left[ { - 1 + 1} \right].\dfrac{{11}}{5}\\ = 0.\dfrac{{11}}{5}\\ = 0\end{array}\]

\[c]\,\,{\left[ { - 2} \right]^2} + \left| { - \dfrac{3}{2}} \right|.\sqrt {36}  - \dfrac{8}{3}.\sqrt 9 \]

\[\begin{array}{l} = 4 + \dfrac{3}{2}.6 - \dfrac{8}{3}.3\\ = 4 + 9 - 8\\ = 5\end{array}\]

Bài 2[VD]:

Phương pháp

a] Áp dụng qui tắc chuyển vế đổi dấu.

b] Sử dụng \[\left| A \right| = B > 0\] thì \[A = B\] hoặc \[A =  - B\].

c] Sử dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau \[\dfrac{x}{a} = \dfrac{y}{b} = \dfrac{{x - y}}{{a - b}}\] .

Cách giải:

\[a]\,\,0,2 + \dfrac{2}{3}x = \dfrac{1}{3}\]

\[\begin{array}{l}\dfrac{2}{3}x = \dfrac{1}{3} - 0,2\\\dfrac{2}{3}x = \dfrac{1}{3} - \dfrac{1}{5}\\\dfrac{2}{3}x = \dfrac{2}{{15}}\\x = \dfrac{2}{{15}}:\dfrac{2}{3}\\x = \dfrac{1}{5}\end{array}\]

\[b]\,\left| {2x - 1} \right| - \dfrac{1}{2} = \dfrac{1}{3}\]

\[\begin{array}{l}\left| {2x - 1} \right| = \dfrac{1}{3} + \dfrac{1}{2}\\\left| {2x - 1} \right| = \dfrac{5}{6}\end{array}\]

+] TH1: \[2x - 1 = \dfrac{5}{6}\]

\[\begin{array}{l}2x = \dfrac{5}{6} + 1\\2x = \dfrac{{11}}{6}\\x = \dfrac{{11}}{6}:2\\x = \dfrac{{11}}{{12}}\end{array}\]

+] TH2: \[2x - 1 =  - \dfrac{5}{6}\]

\[\begin{array}{l}2x =  - \dfrac{5}{6} + 1\\2x = \dfrac{1}{6}\\x = \dfrac{1}{6}:2\\x = \dfrac{1}{{12}}\end{array}\]

Vậy \[x = \dfrac{{11}}{{12}}\] hoặc \[x = \dfrac{1}{{12}}\].

\[c]\,\,7x = 4y\] và \[x - y =  - 21\]

\[7x = 4y \Rightarrow \dfrac{x}{4} = \dfrac{y}{7}\]

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\[\dfrac{x}{4} = \dfrac{y}{7} = \dfrac{{x - y}}{{4 - 7}} = \dfrac{{ - 21}}{{ - 3}} = 7\]

+] \[\dfrac{x}{4} = 7 \Rightarrow x = 7.4 = 28\].

+] \[\dfrac{y}{7} = 7 \Rightarrow y = 7.7 = 49\].

Vậy \[x = 28\] và \[y = 49\].

Bài 3[VD]:

Phương pháp

Gọi số điểm tốt của ba lớp \[7A,7B,7C\] lần lượt là \[x,y,z\].

Lập mối quan hệ giữa \[x,y,z\] từ điều kiện bài toán và tìm \[x,y,z\] theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau.

Cách giải:

Gọi số điểm tốt của ba lớp \[7A,7B,7C\] lần lượt là \[x,y,z\] [\[x,y,z \in {\mathbb{N}^*}\]]

Vì số điểm tốt của ba lớp tỉ lệ với \[12,10,9\] nên \[\dfrac{x}{{12}} = \dfrac{y}{{10}} = \dfrac{z}{9}\]

Vì tổng số điểm tốt của hai lớp 7B, 7C nhiều hơn lớp 7A là \[140\] nên \[y + z - x = 140\].

Theo bài ra ta có :

\[\dfrac{x}{{12}} = \dfrac{y}{{10}} = \dfrac{z}{9}\] và \[y + z - x = 140\].

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có :

\[\dfrac{x}{{12}} = \dfrac{y}{{10}} = \dfrac{z}{9} = \dfrac{{y + z - x}}{{10 + 9 - 12}}\] \[ = \dfrac{{140}}{7} = 20\]

\[ \Rightarrow \dfrac{x}{{12}} = 20 \Rightarrow x = 20.12 = 240\]

\[\dfrac{y}{{10}} = 20 \Rightarrow y = 20.10 = 200\]

\[\dfrac{z}{9} = 20 \Rightarrow z = 20.9 = 180\]

Vậy số điểm tốt của các lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là \[240,200,180\] điểm tốt.

Bài 4 [VD]:

Phương pháp

a]  Sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh cạnh cạnh của tam giác.

b] Sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh góc cạnh của tam giác và quan hệ từ vuông góc đến song song.

c] Sử dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác và tiên đề Ơ-clit về hai đường thẳng song song.

Cách giải:


a] Chứng minh \[\Delta AHI = \Delta ADI\]. Từ đó suy ra \[AI \bot HD\].

Xét tam giác \[AHI\] và tam giác \[ADI\] có:

+] \[AD = AH\left[ {gt} \right]\]

+] \[AI\] là cạnh chung

+] \[ID = IH\] [vì \[I\] là trung điểm cạnh \[DH\]]

 Nên \[\Delta AHI = \Delta ADI\,\,\left[ {c.c.c} \right]\] suy ra \[\widehat {AID} = \widehat {AIH}\] [hai góc tương ứng bằng nhau]

Lại có \[\widehat {AID} + \widehat {AIH} = {180^0}\] [hai góc kề bù] nên \[\widehat {AID} = \widehat {AIH} = \dfrac{{{{180}^0}}}{2} = {90^0}\]

Hay \[AI \bot DH\,\left[ {dpcm} \right]\]

Suy ra được \[AI \bot HD\].

b] Tia \[AI\] cắt cạnh \[HC\] tại điểm \[K\]. Chứng minh \[\Delta AHK = \Delta ADK\] từ đó suy ra \[AB//KD.\]

Theo câu a] ta có: \[\Delta AHI = \Delta ADI\,\,\left[ {c.c.c} \right]\] suy ra \[\widehat {DAI} = \widehat {IAH}\] [hai góc tương ứng bằng nhau]

Xét tam giác \[ADK\] và tam giác \[AHK\] có:

+] \[AD = AH\left[ {gt} \right]\]

+] \[\widehat {DAI} = \widehat {IAH}\] [cmt]

+] \[AK\] là cạnh chung

 Nên \[\Delta ADK = \Delta AHK\,\,\left[ {c.g.c} \right]\] suy ra \[\widehat {ADK} = \widehat {AHK} = {90^0}\] [do \[AH \bot AB\]]

Suy ra \[DK \bot AC\]

Lại có \[AB \bot AC\] [do \[\widehat A = {90^0}\]]

Suy ra \[DK//AB\] [vì cùng vuông góc với \[AC\]] [đpcm]

c] Trên tia đối của tia \[HA\] lấy điểm \[E\] sao cho \[HE = AH\].  Chứng minh \[HB = HK\] và ba điểm \[D,K,E\] thẳng hàng.

Tam giác \[AHB\] vuông tại \[H\] có \[\widehat {HBA} = {60^0}\left[ {gt} \right]\] nên \[\widehat {HAB} = {180^0} - \widehat {AHB} - \widehat {HBA} \] \[= {180^0} - {90^0} - {60^0} = {30^0}\]

Lại có \[\widehat {HAB} + \widehat {HAK} + \widehat {KAC} = {90^0}\] mà \[\widehat {HAK} = \widehat {DAK}\] [theo câu b]

Suy ra \[\widehat {HAK} = \dfrac{{{{90}^0} - \widehat {HAB}}}{2} \] \[= \dfrac{{{{90}^0} - {{30}^0}}}{2} = {30^0}\]

Do đó \[\widehat {HAK} = \widehat {HAB}\left[ { = {{30}^0}} \right]\]

Xét tam giác \[ABH\] và tam giác \[AKH\] có:

+] \[\widehat {HAK} = \widehat {HAB}\left[ {cmt} \right]\]

+] \[AH\] cạnh chung

+] \[\widehat {AHB} = \widehat {AHK} = {90^0}\,\,\left[ {do\,\,AH \bot BC} \right]\]

Nên \[\Delta ABH = \Delta AKH\,\left[ {g - c - g} \right]\] suy ra \[HB = HK\] [hai cạnh tương ứng bằng nhau]

Xét tam giác \[ABH\] và tam giác \[EKH\] có:

+] \[HB = HK\,\left[ {cmt} \right]\]

+] \[\widehat {AHB} = \widehat {KHE}\]  [hai góc đối đỉnh]

+] \[AH = HE\,\left[ {gt} \right]\]

Nên \[\Delta ABH = \Delta EKH\,\left[ {c - g - c} \right]\] suy ra \[\widehat {KEH} = \widehat {HAB}\] [hai góc tương ứng bằng nhau]

Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên \[KE//AB\] [*]

Theo câu a] ta có \[DK//AB\] [**]

Từ [*] và [**] suy ra \[D,K,E\] thẳng hàng.

Bài 5[VDC]:

Phương pháp

Nhân \[A\] với \[\dfrac{3}{4}\] rồi thực hiện cộng \[A\] với \[\dfrac{3}{4}A\].

Thu gọn kết quả và suy ra \[A\].

Cách giải:

\[A = 1 - \dfrac{3}{4} + {\left[ {\dfrac{3}{4}} \right]^2} - {\left[ {\dfrac{3}{4}} \right]^3} + {\left[ {\dfrac{3}{4}} \right]^4} \]\[- ... - {\left[ {\dfrac{3}{4}} \right]^{2017}} + {\left[ {\dfrac{3}{4}} \right]^{2018}}\]

\[ \Rightarrow \dfrac{3}{4}A = \dfrac{3}{4} - {\left[ {\dfrac{3}{4}} \right]^2} + {\left[ {\dfrac{3}{4}} \right]^3} \]\[- {\left[ {\dfrac{3}{4}} \right]^4} + ... + {\left[ {\dfrac{3}{4}} \right]^{2017}} \] \[- {\left[ {\dfrac{3}{4}} \right]^{2018}} + {\left[ {\dfrac{3}{4}} \right]^{2019}}\]

\[ \Rightarrow A + \dfrac{3}{4}A = 1 + {\left[ {\dfrac{3}{4}} \right]^{2019}}\]          

\[ \Rightarrow \dfrac{7}{4}A = 1 + {\left[ {\dfrac{3}{4}} \right]^{2019}}\]

\[ \Rightarrow A = \left[ {1 + {{\left[ {\dfrac{3}{4}} \right]}^{2019}}} \right].\dfrac{4}{7}\]

Suy ra \[A > 0\,\,\,\,\,\,\,\left[ 1 \right]\]

Vì \[{\left[ {\dfrac{3}{4}} \right]^{2019}} < \dfrac{3}{4} \] \[\Rightarrow A < \left[ {1 + \dfrac{3}{4}} \right].\dfrac{4}{7} = 1\,\,\,\,\,\,\,\left[ 2 \right]\]

Từ \[\left[ 1 \right]\] và \[\left[ 2 \right]\] suy ra \[0 < A < 1\].

Vậy \[A\] không phải là số nguyên.

Hết

Loigiaihay.com

\right]

Video liên quan

Chủ Đề