Thành chân giờ ở đâu

Ngày 18-8, TAND TP Thái Bình đã xử phiên sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Xuân Đường [tức Đường "nhuệ", 48 tuổi, trú phường Trần Lãm, TP Thái Bình] 30 tháng tù về tội cố ý gây thương tích. Chỉ là một vụ án bình thường, một phiên xử bình thường, ngoài chuyện hơi một chút bất thường là bị cáo đã hành hung  người khác  ngay tại trụ sở công an phường.

Nhưng, chính vì phép nước bị buông lỏng, cộng thêm sự hiếu kỳ, ưa giật gân thời mạng xã hội lên ngôi, những chi tiết bất thường nhỏ nhặt ấy cũng đủ thổi hàng loạt kẻ càn quấy vô danh tiểu tốt lên hàng "ông trùm", "đại ca" giang hồ. Thần tượng hóa cả tội phạm xã hội, đó chính là một dấu chứng suy đồi về văn hóa…

Được coi là đã bị hạ gục khi đang lẩn trốn tại khu vực núi Tượng, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc vào ngày 8-1-1967 nhưng cho đến tận hôm nay, Lê Văn Đại, tức Đại Cathay vẫn được coi là tay dân chơi lẫy lừng nhất của giang hồ Sài Gòn cũng như giang hồ toàn miền Nam trong mọi giai đoạn.

Đại Cathay [giữa] trước khi bị bắt năm 1966. Ảnh do Đực Đen [Nguyễn Văn Đực], một thành viên của băng Ca Thay, nhà ở hẻm Chùa Tân Phước, đường Lê Đại Hành, Q.11 cung cấp cho tác giả vào năm 1998.

Khi rời dặm đường cong, Đại Cathay còn rất trẻ, mới 27 tuổi. Nhưng hơn nửa thế kỷ sau, trong giang hồ, Đại vẫn là số 1. Người Sài Gòn, khi muốn nói về gã nào tập tọe dân chơi hay bắt đầu ngoi lên lấy sao lấy nút, họ thường bảo: "Thằng đó đang học làm anh Đại".

Lẫy lừng như thế, song bản thân Đại Cathay sinh thời chưa bao giờ dám nhận mình là ông trùm, chưa từng tự xưng đại ca, đầu lĩnh của bất kỳ ai. Đại chỉ là một "dân chơi" được nhiều dân chơi khác tôn trọng, coi như đàn anh. Vì gã bản lĩnh và chơi đẹp. Cathay là tay rất lỳ lợm và ngang ngược. Khi tướng Nguyễn Cao Kỳ gọi lên, ngõ ý sẵn sàng nhận Đại làm "garde de corps" để anh ta thôi không làm một tên du thủ du thực, một đàn anh trong giang hồ nữa, tay giang hồ trẻ tuổi đã công nhiên từ chối vì lý do: "Tôi đi đâu cũng có cả chục thằng đàn em chạy theo bên cạnh. Theo thiếu tướng, tụi nó thất nghiệp, tôi bỏ cho ai? Dạ, xin lỗi, tôi không hầu Thiếu tướng được".

Trong chủ trương bài trừ du đãng, chấn hưng trật tự ở Đô thành Sài Gòn, tướng Nguyễn Ngọc Loan, Giám đốc Nha Cảnh sát Đô thành đã ra lệnh lập "Biệt đội hình cảnh" giao cho Đại úy Trần Kim Chi chỉ huy. Biệt đội có quyền bắn bỏ bất kỳ tên lưu manh du đãng nào bị phát hiện gây án và chống lại cảnh sát trên đường phố.

Biết Đại Cathay có uy tín trong giang hồ, tướng Loan đã cử ông phụ tá Mã Sanh Nhơn đến mời Đại vào Nha Cảnh sát gặp mặt. Tướng Loan yêu cầu Đại giải tán hết băng nhóm và ra lệnh cho các băng nhóm khác tự rã, đồng thời giúp cảnh sát bài trừ lưu manh, du đãng. Đổi lại, Nha cảnh sát sẵn sàng hợp thức hóa vai trò, vị trí của Đại bằng chức vụ Phó ty Cảnh sát Quận 7. Nếu không nghe, Đại sẽ bị kết tội "gian nhân hiệp đảng" đưa vô nhà lao không cần qua xét xử.

Tất nhiên, Đại không tuân. Câu trả lời của Đại với tướng Nguyễn Ngọc Loan, sau này được truyền tụng như một tuyên ngôn của giới giang hồ: "Giang hồ không có vua. Tôi đâu có thể ra lệnh cho băng khác được!".

Hậu quả tức thì. Bản phúc trình ngày 15-6-1966 gửi Phó Giám đốc Nha Cảnh sát Trần Văn On ghi: "Tên Đại Cathay sống không nghề nghiệp từ năm 19 tuổi. Y đã kết hợp một số thanh niên cùng tình trạng tổ chức những vụ chém lộn khắp vùng Sài Gòn - Chợ Lớn. Y đã hai lần tổ chức chém người tại khu Dân Sinh và Chợ Lớn. Ngoài ra y cũng bị chém một lần tại đường Lê Lai. Đặc biệt, số người bị đánh chém cũng như đã chém y đều thuộc thành phần lưu manh du đãng...".

Băng Cathay chụp tại Sở thú Sài Gòn, 1964

Với "kết luận điều tra" như thế, hai ngày sau Đại Cathay đã bị điệu ra tòa tiểu hình với tội danh "du đãng đặc biệt", bị tuyên giam 45 ngày, đưa vào phòng 24 E, khu ED, Trại Chí Hòa.

Đại vừa được thả, đến lượt hàng loạt đàn em của gã và dân chơi các băng nhóm khác lại bị Biệt đội hình cảnh của đại úy Trần Kim Chi túm cổ quăng vào Trại Chí Hòa ngồi thay. Đại Cathay đã bao nguyên nhà hàng Paramouth, quận Nhì, mở tiệc chiêu đãi Trần Kim Chi và một vài thuộc cấp thân tín. Trong tiệc, Đại ngỏ ý sẽ hậu tạ, nếu Đại úy Chi chấp nhận thả một số đàn em của Đại vừa bị tóm. Tay nhân viên công lực cũng không hổ danh là một hảo hán, xô ghế đứng dậy ngay: "Ăn nhậu là ăn nhậu, bắt là bắt. Nếu anh mời tôi đến đây là để mặc cả thì coi như tiệc tàn, tôi xin kiếu"...

Nửa tháng sau bữa tiệc tan sớm, một chiếc xe be chở gỗ "không rõ xuất xứ" đã "bò" ngang qua chiếc xe hơi CV2 của Trần Kim Chi khi viên đại úy đang đi thực thi công vụ trên xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa. Đại úy Trần Kim Chi và người lái xe chết tại chỗ. Chiếc xe be gây tai nạn bỏ chạy mất tăm, cảnh sát ghi nhận "không nhận dạng được biển số". Không có chứng cứ, không bị điệu ra tòa nhưng Đại Cathay vẫn bị giang hồ nhắc đến như kẻ "chủ trương" gây ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng này.

Cuối tháng 11-1966, với tội danh "du đãng đặc biệt", Đại Cathay lại bị bắt vào Trại Chí Hòa lần thứ hai. Ngày 28-11-1966, Đại cùng với hàng loạt hảo thủ khác của giang hồ Sài Gòn như Hòa "áo thun", Hải "Sún" [mất 2 răng cửa], Lâm "Chín Ngón", Bảy Si [Nguyễn Văn Si - anh rể Năm Cam sau này], Thanh Tưa, Hỏi Phoòng Kin, Quẩy Thầu Hao, Hắc Quẩy Chảy... bị tống lên máy bay vận tải C47 đưa ra giam giữ tại đảo Phú Quốc.

Nhắc lại chuyện cũ, tôi muốn bạn đọc lưu ý: nếu thật sự là giang hồ thì chẳng có ông trùm, bà trùm nào cả. Nếu bằng cái nhìn cấu trúc, giang hồ với tội phạm là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Rất nhiều gã giang hồ đã có hành vi phạm tội. Song, không cứ hễ phạm tội, hễ đâm thuê chém mướn là được "kết nạp" ngay vào "giới giang hồ". Giang hồ không coi luật pháp ra gì, song nó có những quy tắc riêng của nó. Muốn tồn tại trong giới, không tôn trọng luật pháp có thể sẽ chỉ bị trừng phạt, nhưng bất tuân luật giang hồ thì tuổi thọ e ngắn lắm.

Đẳng cấp giang hồ, sự vì nể, nếu có hoàn toàn không phải là do hành vi phạm tội nhiều lần, sự tàn độc mà có. Nó được hình thành nhờ cách sống, ân uy với bằng hữu giang hồ, với đàn em dưới trướng và cách đối nhân xử thế với người xung quanh.

Cho đến nay, tuy không dính vào bất kỳ một vụ án bị điều tra xét xử nào, Ngô Chí Thành, tức Thành "Chân" vẫn được coi như "anh Đại" của giang hồ Hải Phòng và giang hồ Trà Bắc vào Sài Gòn dấy nghiệp. Uy tín, vị thế của Thành Chân còn lớn hơn nhiều so với chị em Dung "Hà", Oanh "Hà" và các đối thủ khét tiếng Cu Nên, Cu Lý thời Công ty cờ bạc Kiến An đang hưng thịnh, nửa cuối thập niên 1990.

Khi đó, trên danh nghĩa, Thành Chân chỉ là quân sư của Dung "Hà" trong những kế hoạch đối đầu băng đảng, không hề nhúng tay vào bất kỳ phi vụ phạm tội cụ thể nào. Tuy nhiên, khi bị băng Cu Nên đòi "nói chuyện phải trái", biết bị trải đệm, Thành vẫn không chịu cho bất kỳ đàn em nào theo trợ thủ, một mình một kiếm Nhật ra cầu Niệm hoành đao tương kiến. Vụ này, Thành bị băng Cu Nên chém tơi tả, may được Dung "Hà" gửi đàn em ra giải vây kịp thời nên thoát chết.

Chữ "Trùm" nôm na - trên Thiên [hoặc Nhân] dưới Thượng - nếu có chỉ được dùng để chỉ loại giang hồ có ảnh hưởng chi phối và thao túng được hoặc là một lĩnh vực nào đó [cờ bạc, kinh doanh, chăn dắt gái, bảo kê...], hoặc một địa bàn cụ thể nào đó. Thiếu một trong hai yếu tố đó, tất tật chỉ là loại tội phạm vụ việc, chẳng có giang hồ hay ông trùm, bà trùm nào cả.

Năm Cam có thể được gọi là "trùm", bởi sinh thời, ông ta chi phối sạch lĩnh vực "đậu chến" [cờ bạc, xóc đĩa] ở gần như khắp nơi tại TP Hồ Chí Minh. Trước 1975, Trần Hà Tư, tức Tín Mã Nàm, tức Mã Thầu Dậu đích thực là ông trùm giang hồ toàn khu vực Chợ Lớn, đại bản doanh đặt tại khách sạn Hào Huê, gần Đại Thế giới.

Nhiều tài liệu cho thấy, không ai khác, Tín Mã Nàm chính là người giữ vai trò Hồng Côn [hoặc Hồng Trượng - Tổng chỉ huy an ninh] của tổ chức Tam Hoàng Hội người Hoa khu vực Chợ Lớn. Cỡ đó mới đích thực đáng gọi là trùm, theo nghĩa có quyền lực đáng sợ.

Bây giờ, giang hồ thứ thiệt đang lên cơn tự ái sĩ giới. Một thằng Đường Nhuệ du côn ngoi lên đánh gãy chân người chuyển hàng, cho tay chân vây công ty người khác đòi nợ suốt nửa tháng, báo chí thổi lên ngay thành "trùm giang hồ Thái Bình". Giang hồ đâu, chỉ là lưu manh tàn ác, ăn bẩn. Đường Nhuệ ăn cả vào tang ma, người chết, bắt chẹt các công ty mai táng mỗi vụ chuyển thi hài tro cốt 500.000 đồng. Giang hồ thật sự, dù người cao thước rưỡi, tội dày hai thước, họ cũng không bao giờ ăn xác. Bà con lối xóm, kể cả đối thủ, có không may nằm xuống, giang hồ nếu có thể, cũng đến thắp cây hương, phúng điếu đàng hoàng.

Sự lạm dụng và ngớ ngẩn đôi khi đã đến mức hết thuốc chữa. Một Khá Bảnh hay vài gã đàn ông xỏ lỗ tai, quẹt một mớ mực tàu hoa lá lên thân, livestream khoe tiền, khoe vàng giả, tuyên bố vài câu ngớ ngẩn rẻ tiền và thiếu hiểu biết nghiêm trọng cũng được phong ngay là trùm giang hồ mạng.

Rồi gần đây, sau cả năm trời gây án xong thì trốn chui trốn nhủi, Lâm "sát thủ" thoắt một cái được báo chí thổi ngay lên hàng "trùm giang hồ Sài Gòn". Có tờ báo còn giật ngay trên tít hàng chữ to đùng "Đại ca Lâm "sát thủ" sa lưới". Nếu không bị bắt, báo chí không đưa tin, hẳn đến bây giờ cả giang hồ lẫn người thường ở Sài Gòn chắc cũng chẳng có ý niệm gì đến "đại ca giang hồ nổi tiếng" này.

Nguyễn Hồng Lam

Thành Chân đến từ Hải Phòng tuy chỉ là phó tướng của Dung Hà nhưng chính là cái tên khiến nhiều ông trùm phải khiếp sợ. Thành Chân Hải Phòng được những người như Dũng “Bắc Kạn”, Oanh “Hà”, Dũng “AK”, Dũng “đui”, Dung “Hà” và kể cả là Năm Cam đều sợ một phép. Sở dĩ Năm Cam phải kiêng dè Dung “hà” vì dưới trướng của thị có cả đống kẻ giết người không gớm tay. Cái tên khiến ngay cả những kẻ đâm thuê chém mướn chỉ nghe đã lạnh gáy, đó là kẻ mà tất cả các đại ca giang hồ gọi là kẻ độc cô cầu bại Thành “chân”. Thành “chân” Hải Phỏng tên thật là Ngô Chí Thành.Thành rất thích đọc tiểu thuyết “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng, rất thích tính cách tên tướng cướp ở bến Bính ngày xưa và không cậy thế, hiếp người yếu, người lành mà giúp họ khi họ bị ăn hiếp, bị cướp bóc… Với người thường không có liên quan, họ nghĩ Thành là người lạnh lùng nhưng có tâm. Với giới tội phạm, chúng nhận xét: Thành bản lĩnh, khôn ngoan, mọi va chạm đều muốn giải quyết bằng đối thoại, không đạt kết quả, khi đó huyết chiến thì Thành luôn là kẻ nắm phần thắng trong tay vì y biết tiên liệu, sắp xếp và đặc biệt là hiểu đối thủ. Nếu giang hồ Hải Phòng nhắc đến Cu Nên với sự cay cú thì lại nhắc đến Thành “chân” với thái độ vừa nể, vừa sợ. Khi bước qua tuổi 20, Thành “chân” đã nổi tiếng với sự lạnh lùng, bản lĩnh và khôn ngoan. Một giang hồ đất cảng 25 tuổi cho biết: “Khi còn 15 tuổi, mỗi lần có va chạm, em đều tự nhận là cháu Thành “chân”. Như có bùa mê, chỉ xưng một cái tên mà nhiều thằng đang vung dao lên lại phải hạ xuống rồi lủi mất”.

Tay anh chị này cũng thuật lại một câu chuyện về Thành “chân”, thực hư thế nào không rõ nhưng với cách nói nể trọng từ miệng một kẻ có đến 3 tiền án về tội “Cố ý gây thương tích” thì xem ra cái tên Thành “chân” không phải là hư danh. Năm 26 tuổi, Thành “chân” chém một tên lưu manh chuyên móc túi ở khu vực chợ Sắt bị thương. Đại ca của tên lưu manh kia có quan hệ khá gần gũi với Cu Nên, Cu Lý nên thách Thành “chân” đến khu vực cầu Niệm để “chiến”. Sợ bị liên lụy đến đàn em, Thành “chân” xách kiếm lên đường và nhất định không cho lũ đàn em đi theo. Đến gần khu vực cầu Niệm, hàng chục tên giang hồ lượn lờ không làm nét mặt Thành “chân” biến sắc. Một trận hỗn chiến đã diễn ra, cho dù “cán cân lực lượng” là vênh nhau tới mức một chọi đến hàng chục tên. Thành vẫn bản lĩnh chống chọi đến lúc bị chém … Khi người Thành “chân” đầy máu và sắp khụy ngã thì đám đàn em mới dám xông đến kịp thời giải cứu. Từ đó, nhân vật này được đặt ngang hàng với Cu Nên, Lâm “già”, Dũng “Bắc Kạn”…


Tai nạn xe hơi kinh hoàng 12 mạng người nát như tương, đứt đầu, lìa chân lìa tay.

Vụ tai nạn giao thông xảy ra lúc 2 giờ 45 phút ngày 13-10, trên Quốc lộ 1A, xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa Nước mắt ngày về! Nước mắt ngày về! Chiều 12-10, đoàn cứu trợ của phường 13, quận Phú Nhuận - TPHCM do ông Trần Đình Liêm [SN 1962], Chủ tịch UBND phường 13, dẫn đầu đã lên đường cứu trợ đồng bào nạn nhân cơn bão số 6 ở miền Trung bằng chiếc xe 16 chỗ ngồi. Đoàn cứu trợ chưa kịp đến nơi thì tai nạn giao thông đã cướp đi mạng sống của 12 trong số 13 người đi trong đoàn. Khoảng 2 giờ 45 phút, ô tô biển số 53M 5009 do tài xế Trần Văn Thiện [SN 1974, ngụ phường 10, quận 10 - TPHCM] điều khiển chở đoàn cứu trợ đi vào địa phận xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, cách trung tâm TP Nha Trang khoảng 15 km. Cùng lúc đó, có chiếc xe khách 54 chỗ, biển số 75H 8283 chạy theo chiều ngược lại. Hai xe đụng mạnh, khiến xe chở đoàn cứu trợ bị nát vụn. Theo kết luận ban đầu của CSGT Khánh Hòa, do xe đi cứu trợ lấn trái, phóng nhanh, đã gây tai nạn.

Tiểu sử Hưng Phi Nhon và Trường Xoăn - Hai sát thủ đã bắn chết Dung Hà.

Hưng Phi nhon hay còn gọi là Hưng chùa sinh nam 1974 Theo một nguồn tin đáng tin cậy, sáng 31-1, các trinh sát của đội trọng án Cục Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã bắt được tên Nguyễn Việt Hưng , tên sát thủ đã trực tiếp dùng súng ru-lô mà Hải “bánh” mượn của Lưu Tấn Nhơn [ tức Đằng tây] đưa cho tên Hưng và tên Trường giết Dung Hà. Được biết, sau khi tên Nguyễn Xuân Trường – kẻ chở tên Hưng đi giết Dung Hà – ra đầu thú, tên Hưng và đồng bọn đã tung “hỏa mù”: tên Hưng đã trốn sang Campuchia. Thế nhưng, các trinh sát với con mắt nghiệp vụ sắc sảo đã tìm ra nơi ẩn náu của tên Hưng. Khi bị bắt, tên Hưng đang giả dạng dân đãi vàng tại bãi đào vàng Phước Sơn, vùng núi xa xôi hẻo lánh của huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ngay khi bị tra tay vào còng, tên Hưng đã thừa nhận chính hắn đã trực tiếp bắn chết Dung Hà do Hải “bánh” thuê theo lệnh của Năm Cam với giá 20.000 USD. Còn khẩu súng ru-lô – tang vật gây án – hắn đã ném xuống sông Sài Gòn để phi tang. Tên Nguyễn Việt Hưng sinh năm 1974, thường trú đường Lê Quí Đôn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Tiểu sử Châu Phát Lai Em - Đàn em giang hồ thứ thiệt của Năm Cam.

Châu Phát Lai Em - một đàn em của Năm Cam - vụ án Năm Cam và đồng bọn, một vụ án chấn động lịch sử Việt Nam Chuyên án Z5.01 là vụ án về tội phạm có tổ chức đặc biệt, có tính đặc thù, đây là một vụ án lớn và phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều địa phương. Châu Phát Lai Em:Sinh ngày: 16/4/1959 tại TP HCM Sinh ra trong một gia đình có nhiều anh em là đối tượng hình sự, trong đó Châu Phát Lai Em thể hiện là một tên côn đồ hung hãn nhất. Chỉ từ một mâu thuẫn nhỏ với anh Đổng Chí Nam, Lai Em đã dùng dao [đã chuẩn bị từ trước] đâm ba nhát, tước đoạt tính mạng của Nam.

Tiểu sử giang hồ Thắng “Tài Dậu” – Cánh tay phải của Năm Cam

Thắng “Tài Dậu” tên thật là Nguyễn Văn Thắng, SN 1956, quê quận Đống Đa, TP.Hà Nội, được coi là “cánh tay phải” của “ông trùm” Năm Cam trên đất Bắc, cầm đầu các đường dây đánh bạc xuyên quốc gia, thao túng nhiều trận bóng đá trong và ngoài nước... Thắng kể, tên gắn thêm hai chữ “Tài Dậu” bởi vì cha mình tên Tài và mẹ tên Dậu. Tuy nhiên, đó là sau này, còn thuở mới vào “nghề”, tên của Thắng được gắn với hỗn danh đúng chất lưu manh đường phố Thắng “tài tráo”. Giang hồ thời đó kể lại, ở tuổi vị thành niên, Thắng đã gia nhập đám bạn bè đi ăn cắp vặt, bị công an địa phương bắt và xử lý hành chính. Cậu thiếu niên không chừa, vẫn giở những chiêu trò lừa đảo trên đường phố chiếm đoạt tài sản người đi đường.

Tiểu sử Năm Cam - Thông tin về ông trùm giang hồ Năm Cam

Năm Cam tên thật là Trương Văn Cam; 22 tháng 4 năm 1947 là một trùm tội phạm có tổ chức khét tiếng ở Việt Nam, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm Cam và băng nhóm của mình trong quá trình bảo kê các nhà hàng karaoke và các tụ điểm đánh bạc ở thành phố Hồ Chí Minh đã phạm vào nhiều tội hình sự. Tháng 10 năm 2003, Năm Cam bị tòa án Việt Nam tuyên có tội, đến ngày 3 tháng 6 năm 2004 thì bị thi hành án tử hình. Vụ xét xử Năm Cam và đồng bọn đã gây sự chú ý của dư luận Việt Nam và trên thế giới. Số lượng tội phạm ra hầu tòa là 156, ở mức kỷ lục. Phiên xử sơ thẩm kéo dài từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2003 với bản án dài hàng trăm trang.

Tiểu Sử Dung Hà - Bà Trùm Giang Hồ Khét Tiếng Hải Phòng.

Tiểu Sử Dung Hà - Bà Trùm Giang Hồ Khét Tiếng Hải Phòng. Cuộc đời bà trùm giang hồ Dung Hà Dung Hà bước vào giang hồ như một định mệnh và cũng chính cuộc sống trong thế giới ngầm đã thay đổi toàn bộ con người này. Mối tình đầu của cô thiếu nữ đất cảng Dung Hà tên thật là Vũ Hoàng Dung- sinh năm 1965, nhà ở ngõ 23 phố Trạng Trình [thành phố Hải Phòng]. Bố mẹ của Dung Hà đều là những người lao động thuần túy, không giàu có nhưng cũng gọi là tạm đủ chi tiêu. Nhà có 3 chị em gái, Dung Hà là út nên được hưởng những sự ưu ái đặc biệt hơn của mọi người.

Tiểu sử Hải Bánh - Cuộc đời Hải Bánh

Hải Bánh tên thật là Nguyễn Tuấn Hải, sinh ngày 7.11.1967, tên giang hồ khét tiếng này có một tuổi thơ êm đềm, giản dị ở nhà số 36, Hàng Cót, Hà Nội. Cha Hải là ông Nguyễn Văn Bánh. Theo thói quen, người miền Bắc thường gắn tên cha vào sau tên con trong cách gọi thân mật cho nên hắn được gọi là Hải Bánh – một cái tên sau này sẽ trở nên khét tiếng, trong Nam ngoài Bắc đều biết đến. Ngày 19 – 5 -2001, Hải “bánh” bị công an TP HCM bắt khẩn cấp về tội cố ý gây thương tích. 8 tháng sau khi bị bắt, Hải “bánh” vẫn không nhận thấy động tĩnh gì từ phía Năm Cam. Hải “bánh” đã nhận ra rằng mình đã hết tác dụng nên bị Năm Cam bỏ rơi. Biết anh em bội nghĩa với mình, nhờ sự động viên của các cán bộ, Hải “bánh” nhận ra rằng bản lĩnh không phải là chịu đựng sự đau đớn mà dám nhìn thẳng và đối diện với sự thật. Vì vậy, sau nhiều tháng lì lợm, Hải “bánh” đã thay đổi thái độ và quyết tâm rũ bỏ tất cả để khai ra mọi chuyện. 12 giờ ngày 12-12–2001, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an đồng loạt ra quân, Năm Cam và gần 100 tên đàn em bị bắt giữ.

Video liên quan

Chủ Đề