Thanh toán sao kê kỳ hiện tại là gì

Danh mục

Hũ Vàng

  • Giới thiệu chung
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Thắc mắc, sự cố, khiếu nại

Bảo vệ

  • Giới thiệu chung
  • Hướng dẫn
  • Thắc mắc, sự cố và khiếu nại

Hoàn Tiền

  • Giới thiệu chung
  • Hướng dẫn
  • Thắc mắc, sự cố và khiếu nại

Ngày sao kê thẻ tín dụng được hiểu như thế nào là đúng?

Nếu bạn là người mới làm quen với thẻ tín dụng có rất nhiều điều còn bỡ ngỡ không thể tránh khỏi. Cụ thể như hướng dẫn cách sử dụng, thanh toán, chi trả với ngân hàng,… Trong đó quan trọng nhất có thể kể đến cách đọc ngày sao kê thẻ tín dụng.

Ngày nay, việc mở thẻ tín dụng đã đem đến nhiều tiện ích đặc biệt đang dần trở thành một hình thức thanh toán mới chiếm ưu thế hơn so với tiền mặt truyền thống. Và vì còn khá mới mẻ nên nó có những quy định, đặc tính riêng mà đối với những người bước đầu làm quen với thẻ tín dụng sẽ có những bỡ ngỡ không thể tránh khỏi.

Từ cách sử dụng, cách chi trả, cách thanh toán tiền cho Ngân hàng… cho đến cách đọc sao kê. Câu hỏi nhiều người dùng đặt ra đó là “Ngày sao kê thẻ tín dụng là gì?”. Nếu bạn đang tìm hiểu về hướng dẫn sử dụng thẻ tín dụng Mastercard/Visa Credit thì không nên bỏ qua hướng dẫn cách đọc ngày sao kê thẻ tín dụng sau đây.

Sao kê là gì?

Là bảng thông báo chi tiết các giao dịch phát sinh hàng tháng của chủ thẻ, được ngân hàng gửi cho chủ thẻ chính vào ngày sao kê, bao gồm các khoản chi tiêu, thanh toán hàng hóa dịch vụ, ứng tiền mặt và các khoản lãi, phí. Khách hàng có thể sử dụng bảng thông báo này để quản lý chi tiêu hiệu quả và thanh toán số tiền đã chi tiêu bằng thẻ đúng hạn.

Ngày sao kê thẻ tín dụng là ngày Ngân hàng gửi thông báo xác nhận các giao dịch thẻ của Chủ thẻ, lãi, phí phát sinh và các bút toán điều chỉnh [nếu có] và số tiền tối thiểu phải trả của Chủ thẻ.

Hàng tháng, ngày sao kê thường rơi vào 20 – 25 của tháng đó. Tùy theo từng ngân hàng, chủ thẻ tín dụng sẽ nhận được một bảng sao kê thể hiện các giao dịch mà chủ thẻ đã thực hiện trong tháng và số tiền phải thanh toán lại cho Ngân hàng. Đó được gọi là ngày sao kê thẻ tín dụng. Sau khi nhận bảng kê, bạn kiểm tra sao kê thẻ tín dụng thật kỹ nếu có bất kỳ khiếu nại hay thắc mắc nào bạn nên liên hệ ngay với Ngân hàng.

Ngoài ra, bạn đã nắm rõ cách sử dụng thẻ tín dụng cho người mới để giảm thiểu tất cả rủi ro và phát sinh trong quá trình giao dịch.

Ngày sao kê thẻ tín dụng được hiểu như thế nào là đúng?

Nếu như bạn đang cần trên tay bảng sao kê thẻ tín dụng lần đầu tiên mà vẫn chưa hiểu được cặn kẽ thì hãy tìm hiểu ý nghĩa của các chỉ mục trên sao kê dưới dây:

Thứ nhất: Ngày lập bảng

Đây là ngày ngân hàng phát hành bảng sao kê giao dịch hàng tháng của khách hàng, tổng kết tất cả giao dịch, thanh toán bạn đã thực hiện trong chu kỳ thanh toán vừa rồi. Nếu ngân hàng nói chủ thẻ được ưu đãi đến 45 ngày không lãi suất khi dùng thẻ tín dụng có nghĩa là sau ngày lập bảng, bạn có thêm 15 ngày để thanh toán cho tất cả những giao dịch được liệt kê. Ngày sao kê thẻ tín dụng thường là ngày 20 – 25 hàng tháng.

Ví dụ, trong bảng kê được phát hành ngày 20/3 sẽ được liệt kê tất cả giao dịch từ ngày 20/2 đến ngày 20/3, bạn sẽ được thêm 15 ngày miễn lãi. Ngày 5/4 là ngày đến hạn thanh toán và bạn nên thanh toán hết số tiền đã chi tiêu. Nếu không thanh toán, hoặc chỉ thanh toán một phần, thì tất cả những giao dịch trên sẽ được tính lãi suất trả chậm. Liệt kê vào giao dịch trong bảng sao kê tiếp theo phát hành ngày 20/4.

Thứ hai: Vui lòng thanh toán trước ngày đến hạn
Là ngày cuối cùng mà chủ thẻ được miễn lãi cho các khoản chi tiêu. Bạn phải thanh toán cho ngân hàng các khoản chi tiêu cùng phí và lãi phát sinh trong kỳ sao kê [ít nhất là thanh toán tối thiểu], để tránh các khoản phí do thanh toán trễ.

Thứ ba: Dư nợ cuối kỳ
Là tổng số tiền từ các giao dịch quẹt thẻ, các loại phí, lãi phát sinh liên quan đến việc sử dụng thẻ trong kỳ và số dư chưa thanh toán của kỳ trước [nếu như kỳ trước bạn không thanh toán đầy đủ và đúng hạn].

Thứ tư: Thanh toán tối thiểu
Là số tiền tối thiểu bạn phải trả cho Ngân hàng khi đến hạn. Tùy theo quy định của các Ngân hàng mà số tiền tối thiểu này dao động trong khoảng 2% – 5% dư nợ cuối kỳ [các Ngân hàng quốc tế thường yêu cầu mức thanh toán tối thiểu khá thấp, ví dụ: Citibank yêu cầu mức thanh toán tối thiểu là 2%].

Thứ năm: Ngày giao dịch
Là ngày giao dịch thanh toán được thực hiện.

Ví dụ: Bạn có giao dịch quẹt thẻ vào ngày nào thì trên sao kê sẽ thể hiện ngày đó và đó chính là ngày giao dịch. Nếu bạn kiểm tra trên sao kê có giao dịch phát sinh ngày 27/7 trong khi ngày hôm đó bạn không dùng thẻ cho bất cứ giao dịch nào. Thì bạn nên khiếu nại với Ngân hàng để được giải quyết.

Thứ sáu: Ngày hệ thống
Là ngày giao dịch được ghi vào tài khoản thẻ tín dụng của bạn.

Thứ bảy: Chi tiết
Là thông tin chi tiết về các giao dịch bằng thẻ tín dụng bao gồm các khoản thanh toán, mua sắm, rút tiền mặt… diễn ra trong khoảng thời gian của bảng sao kê. Bạn có thể dựa vào phần này để theo dõi và quản lý chi tiêu của mình hiệu quả hơn.

Thứ tám: Số tiền
Liệt kê các số tiền giao dịch ứng với mỗi khoản, thanh toán, mua sắm, rút tiền và ứng tiền… cụ thể.

Thứ chín: Chương trình điểm thưởng
Tùy theo ngân hàng mà phần này sẽ hiển thị tổng số điểm thưởng bạn tích lũy được nhờ vào các chi tiêu được thực hiện bằng thẻ tín dụng trong tháng, tổng điểm tích lũy tính gộp từ đầu thời kỳ đến tháng hiện tại.

Cụ thể:

+ Đối với dòng thẻ tín dụng tích điểm, phần này sẽ thể hiện số điểm bạn đã tích lũy được.

+ Đối với các dòng thẻ hoàn tiền hay tích lũy dặm bay thì phần này sẽ thể hiện những gì khách hàng đã tích lũy tương ứng.

Sau khi đã hiểu hết các thuật ngữ trong bảng sao kê. Bạn cần thanh toán dư nợ thẻ tín dụng sớm để tránh bị tính lãi suất và phí phạt trả chậm

Có nhiều người không hiểu về một số thuật ngữ trong bảng sao kê thẻ tín dụng. Cũng như không hiểu được ngày sao kê thẻ tín dụng là gì nên thường hay trả tiền muộn và bắt buộc phải chịu các khoản phí phạt. Cũng có trường hợp khách hàng chỉ nhìn vào mục Khoản thanh toán tối thiểu, dư nợ cuối kỳ và ngày đáo hạn mà bỏ qua những phần khác. Tuy nhiên, điều này là không nên. Bạn cần phải đọc thật kỹ bảo sao kê mỗi tháng. Trong trường hợp có sai sót hay bị tính phí bất hợp lý, phải liên hệ ngay với ngân hàng

Mọi thông tin hỗ trợ tư vấn dịch vụ rút tiền mặt thẻ tín dụng, đáo hạn thẻ tín dụng phí rẻ, vui lòng truy cập website: //daohanthetindunguytin.com/ hoặc gọi đến hotline: 08.5959.0505 hoặc địa chỉ

CHI NHÁNH 1: 49 HOÀNG VĂN THỤ, PHƯỜNG 15, QUẬN PHÚ NHUẬN, TP.HCM.  CHI NHÁNH 2; HẺM 16 NGUYỄN VĂN THƯƠNG, PHƯỜNG 25, QUẬN BÌNH THẠNH, TP.HCM.

Sao kê thẻ tín dụng là gì? Hướng dẫn cách xem ngày sao kê thẻ tín dụng Vpbank để nắm rõ lịch thanh toán, tránh bị phạt vì quá hạn.

Hiện nay thẻ tín dụng đã trở thành một hình thức thanh toán phổ biến. Dần dần thay thế hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Chính những tiện ích vượt trội mà nó mang lại đã khiến cho rất nhiều người thích thú, say mê.

Song cũng vì thẻ tín dụng là một hình thức thanh toán mới nên sẽ có những quy định mà người dùng cần phải ghi nhớ. Đặc biệt là những người vừa mở thẻ tín dụng sẽ còn nhiều bỡ ngỡ. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xem ngày chốt sao kê thẻ tín dụng Vpbank. Cũng như cách thanh toán, chi tiêu sao cho hợp lý nhất. Mời bạn cùng tham khảo.

1. Sao kê thẻ tín dụng là gì?

Sao kê thẻ tín dụng là một thông báo của ngân hàng dưới hình thức văn bản hoặc tin nhắn/email đến chủ thẻ tín dụng. Sao kê thể hiện đầy đủ và chi tiết về tất cả mọi giao dịch mà chủ thẻ đã thực hiện trong tháng. Bao gồm số tiền đã chi tiêu, số tiền phải thanh toán, hạn thanh toán cuối cùng là ngày bao nhiêu.

Qua văn bản sao kê này, chủ thẻ tín dụng sẽ nắm được quá trình chi tiêu của mình. Từ đó sẽ có cách quản lý chi tiêu hợp lý hơn. Đồng thời có kế hoạch thanh toán số tiền đã sử dụng cho ngân hàng đúng hạn.

2. Cách đọc bản sao kê thẻ tín dụng Vpbank

Nếu trong tay bạn đang sở hữu một chiếc thẻ tín dụng Vpbank. Bạn đã nhận được một bản sao kê do ngân hàng gửi tới nhưng lại chưa hiểu ý nghĩa của từng phần trong sao kê đó. Dưới đây là phần hướng dẫn cách xem sao kê thẻ tín dụng Vpbank.

Ngày lập bảng sao kê

Là ngày ngân hàng tổng kết mọi giao dịch phát sinh trong một chu kỳ thanh toán. Bất kể sao dịch nào bạn đã thực hiện như mua hàng, đặt hàng trực tuyến, rút tiền mặt… sẽ được thống kê lại chi tiết. Thông thường sau ngày lập bảng này, chủ thẻ tín dụng sẽ có thêm 15 ngày để thanh toán toàn bộ dư nợ thẻ tín dụng của mình mà không bị tính lãi. Nếu sau thời gian này mà chưa thanh toán, bạn sẽ bị phạt trả chậm.

Ngày giao dịch

Là ngày bạn thực hiện giao dịch quẹt thẻ để thanh toán, mua sắm… Nếu như ngày phát sinh giao dịch trong sao kê không đúng với ngày bạn quẹt thẻ. Hãy liên hệ với ngân hàng để khiếu nại và được giải quyết.

Chi tiết giao dịch

Là phần thể hiện thông tin giao dịch mà chủ thẻ đã thực hiện. Bao gồm các hoạt động như mua sắm quần áo, trang thiết bị, thanh toán trực tuyến… đều thể hiện rõ trong phần chi tiết giao dịch. Thông qua đó bạn có thể theo dõi và quản lý chi tiêu của mình hiệu quả hơn.

Ngày hạn thanh toán

Là ngày cuối cùng mà chủ thẻ tín dụng được hưởng ưu đãi miễn lãi. Nếu sau ngày được nhắc đến trong sao kê mà không thanh toán toàn bộ số tiền đã sử dụng. Bạn sẽ bị tính phí phạt trả chậm cộng lãi suất.

Dư nợ cuối kỳ

Là tổng số tiền phát sinh trong một chu kỳ, bao gồm các giao dịch quẹt thẻ, phí phát sinh và lãi của kỳ trước [nếu có].

Thanh toán tối thiểu

Đây là số tiền mà chủ thẻ phải trả cho ngân hàng trong trường hợp không thanh toán toàn bộ dư nợ thẻ tín dụng. Tùy vào mỗi ngân hàng mà số tiền tối thiểu này sẽ dao động từ khoảng 2% đến 5%. Trong đó bao gồm phí phạt trả chậm và lãi suất trên tổng dư dợ.

3. Những lưu ý để tránh bị tính lãi thẻ tín dụng

Sau khi đã hiểu rõ về các thông số trong phần sao kê thẻ tín dụng. Bạn có thể biết được số tiền và ngày hạn cần thanh toán. Để từ đó không bị phạt hay tính lãi thẻ tín dụng. Hãy nhớ thật kỹ thời gian miễn lãi tối đa cho từng loại thẻ và từng giao dịch được in trên sao kê. Từ đó có kế hoạch hoàn trả lại đúng thời gian cho ngân hàng.

Trong trường hợp không thể thanh toán toàn bộ sộ tiền đã sử dụng. Bạn nên thanh toán càng nhiều càng tốt để giảm số dư nợ gốc. Hoặc ít nhất là đóng số tối thiểu để không bị phạt vào tháng sau.

Ngoài ra, các chủ thẻ có thể lưu ý một số điểm sau:

- Chỉ thanh toán, mua sắm những thứ cần thiết hoặc trong khả năng chi trả.

- Không mở quá nhiều thẻ tín dụng cùng lúc. Bởi khi có nhiều thẻ trong tay sẽ khiến bạn có cảm giác tự tin khi mua sắm. Dẫn đến tình trạng “vung tay quá trán”, chi tiêu không có kế hoạch.

- Nên có kế hoạch chi tiêu hợp lý với nguồn thu nhập. Đồng thời chuẩn bị tài chính khi gần đến ngày thanh toán dư nợ thẻ tín dụng.

- Hạn chế rút tiền mặt từ thẻ tín dụng.

Trên đây là một vài thông tin về ngày sao kê thẻ tín dụng, cách xem sao kê thẻ tín dụng Vpbank và một số lưu ý khi sử dụng thẻ để tránh bị phạt lãi suất. Hi vọng rằng nó sẽ hữu ích với bạn để sử dụng và quản lý thẻ tín dụng tốt hơn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 0902 122 277 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất!

Video liên quan

Chủ Đề