Thay đổi khuôn mặt khi mang thai

Mạch máu nhỏ dưới bề mặt da: Việc tăng lưu lượng máu trong thai kỳ gây nên các mạch máu nhỏ ẩn dưới bề mặt da.

Ngoài ra, kích thích tố còn làm tăng tuyến dầu dưới da. Điều này có thể khiến khuôn mặt của bạn sáng bóng. Ngứa ngáy: nhiều phụ nữ mang thai có da bị ngứa, đặc biệt là xung quanh bụng và ngực trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Điều này xảy ra khi da kéo giãn để thích ứng với sự tăng trưởng của cơ thể. Sọc tối trên bụng: đối với nhiều phụ nữ, thêm sắc tố [màu] trong da gây ra các vệt tối xuất hiện, chạy từ rốn đến vùng mu. Các vệt sọc này mất dần sau khi sinh. Mặt ‘húp híp’: trong tam cá nguyệt thứ ba, mí mắt và khuôn mặt của bạn có thể trở nên sưng húp, thường vào buổi sáng. Điều này là do máu lưu thông tăng lên và thường là vô hại. Nhưng nếu bạn có bọng ở mặt cùng với sự tăng cân đột ngột, hãy đi khám bác sĩ để loại bỏ những vấn đề tiềm ẩn khác.Phát ban: nhiều phụ nữ đổ mồ hôi nhiều trong khi mang thai bởi vì nội tiết tố ảnh hưởng đến các tuyến mồ hôi. Điều này có thể làm tăng cơ hội cho chứng phát ban nhiệt. Cuối thai kỳ, một số phụ nữ cũng phát triển vô hại chứng ngứa da gà đỏ trên bụng. Nó cũng có thể lây lan đến mông, tay, chân, gây khó chịu. Lòng bàn tay ngứa, ửng đỏ: tăng trong hormone estrogen có thể khiến lòng bàn tay của bạn trở thành đỏ và ngứa. Đối với một số phụ nữ, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến lòng bàn chân của họ. Giống như hầu hết các thay đổi da xảy ra trong thai kỳ, chứng đỏ lòng bàn tay – bàn chân thường mất dần sau khi sinh. Rạn da: khi ngực và bụng phát triển, hầu hết phụ nữ phát triển các dấu hiệu căng da trên bụng và ngực. Kéo theo đó là những vệt rạn da xuất hiện. Tùy thuộc vào từng loại da khác nhau, chúng có thể mang màu hồng, nâu đỏ hoặc nâu sẫm, tùy vào màu da của từng người mẹ. Nhiều phụ nữ phát triển rạn da trên mông, đùi, hông hoặc vú. Rạn da gây ra bởi những vết rách mô li ti nằm ngay dưới da khi da bị kéo căng. Không có cách nào để ngăn chặn vết rạn da khi mang thai. Chúng thường mờ dần và trở nên ít đáng chú ý sau khi sinh nở. Giãn tĩnh mạch mạng nhện: một số phụ nữ mang thai có tĩnh mạch trên mặt, cổ, ngực, hoặc cánh tay, do máu lưu thông tăng lên cộng với thay đổi nội tiết tố. Chúng gồm những đốm nhỏ màu đỏ có đường nhánh. Những dấu hiệu trên sẽ biến mất hoặc mờ dần sau khi sinh. Tàn nhang, nốt ruồi và những điểm da sạm: trong hầu hết phụ nữ mang thai, thay đổi nội tiết khiến da của họ tối hơn những phụ nữ khác. Điều này có thể thấy rõ ràng ở những nốt tàn nhang, nốt ruồi, núm vú, quầng vú, đùi bên trong và môi lớn [mô sinh dục bên ngoài của âm đạo]. Một số điểm sạm này có thể mờ dần sau khi sinh. Nhưng các vùng da này dường như vẫn đậm hơn so với trước khi mang thai.

Điều bạn nên làm

Nhiều thay đổi ở da trong khi mang thai là không thể tránh khỏi và hầu hết sẽ biến mất sau khi sinh. Nhưng bạn cũng nên biết cách chăm sóc, làm giảm hoặc điều trị những vấn đề về da trong thai kỳ.

Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ là một điều kỳ diệu của tạo hóa. Liệu mẹ có biết khi nào thai nhi sẽ hình thành mắt, mũi, miệng? Tóc của bé mọc nhiều hay ít, dài hay ngắn? Lông mi và lông mày bắt đầu xuất hiện khi nào?

Siêu âm thai 3, 4 chiều có thể giúp mẹ nhận thấy rõ ràng khuôn mặt bé trong những tháng cuối thai kỳ, nhưng không thể giúp mẹ biết sự phát triển của thai nhi trong từng tuần thai. Mỗi tuần trôi qua, bé cưng sẽ có điều gì mới? Khuôn mặt bé thay đổi thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

Ngay từ tháng đầu tiên, bào thai đã hình thành các rãnh và vách ngăn tạo nên khuôn mặt

Ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, các bộ phận trên mặt đã hình thành một cách sơ khởi và được tạo thành từ các tế bào mào thần kinh. Sự phát triển diện mạo diễn ra từ từ bao gồm các thay đổi trong tỷ lệ và vị trí tương đối của các bộ phận trên khuôn mặt.

Bắt đầu tuần thai thứ 6

Sự hình thành và phát triển khuôn mặt thai nhi là một quá trình vô cùng phức tạp, đòi hỏi sự tích hợp của nhiều mô chuyên biệt. Các túi mắt cũng đã bắt đầu hình thành. Lúc này, mũi của bé chỉ là 2 chấm nhỏ trên mặt. Các túi mũi được tách ra từ khoang miệng bằng màng oronasal. Màng này sẽ biến mất vào tuần thứ 7.

Tuần thứ 7

Vào thời điểm này, các đầu mũi đã được nâng lên giữa nhô mũi. Trục trung tâm của mũi và nhân trung của môi hình thành hoàn tất.

Tuần thai thứ 8

Từ tuần thứ 8 khung xương và khuôn mặt được hình thành rõ nét hơn. Diện mạo bé lúc này có những thay đổi đặc biệt như hàm ếch, răng, chóp mũi và môi trên đang được hình thành. Tai cũng phát triển cả bên trong lẫn bên ngoài. Thời gian này, lớp da trên mí mắt cũng được hình thành để sau này phát triển thành mi mắt.

Tuần thứ 9

Đến tuần này, các bộ phận trên khuôn mặt tiếp tục phát triển và trở nên rõ ràng hơn. Đôi mắt đã lớn hơn, sắc tố màu mắt cũng xuất hiện trong giai đoạn này. Mi mắt, hàm và các cơ mặt cũng đã được hình thành vào tuần thứ 9 của thai kỳ. Trán có kích thước lớn hơn so với chiếc đầu bé xíu của thai nhi.

Khuôn mặt bé đã rõ ràng hơn nhưng vẫn chưa đủ sắc nét. Bé cưng còn cả một chặng đường dài phía trước.

Tuần thai thứ 11

Khuôn mặt thai nhi đang dần hoàn thiện, hai lỗ tai sẽ di chuyển lên phía trước và định vị ở hai bên đầu của bé. Trong khi các tuần đầu sự phát triển của thai nhi tập trung vào các cơ quan quan trọng thì đến tuần này sẽ phát triển chậm lại. Lúc này, phần đầu của thai nhi có chiều dài chiếm khoáng 1/3 chiều dài cơ thể. Xương trên khuôn mặt đã hình thành tương đối và sẽ hoàn chỉnh hơn vào các tuần tiếp theo. Tuy đã có mí mắt nhưng mắt bé vẫn còn nhắm lại.

2/ Diện mạo thay đổi trong 3 tháng giữa

Tuần thứ 15

Khuôn mặt của bé giờ đã rõ nét và hoàn chỉnh hơn nhiều. Ở tuần này, mặc dù đôi mắt của thai nhi vẫn chưa mở ra nhưng bé đã có thể cảm nhận được ánh sáng từ bên ngoài. Toàn bộ cơ thể bé được bao phủ bởi một lớp tóc mịn hay còn gọi là lông tơ. Đến lúc này, lông mày và tóc đã bắt đầu mọc nhưng màu sắc và kếu cấu khác với bé sau khi sinh.

Tai của bé giờ chỉ là những mẫu nhỏ, ở vị trí khá thấp trên đầu nhưng không lâu nữa sẽ di chuyển đến vị trí cố định cuối cùng. Bé có thể nghe được âm thanh từ hệ tiêu hóa, tiếng tim đập và giọng nói của mẹ.

Tuần thứ 20

Đến tuần thứ 20, bên trong khoang miệng đã bắt đầu hình thành hàm răng sữa, bộ hàm thứ hai là răng vĩnh viễn cũng bắt đầu phát triển mạnh.

Tuần thai 24

Thật tuyệt vời, đến lúc này tóc của bé đã được phân định màu sắc rõ ràng. Bé có thể có màu tóc đen, nâu hoặc vàng.

Tuần thai 26

Khi thai nhi 26 tuần tuổi, bé đã biết đóng và mở mắt được rồi mẹ nhé! Những sợi lông mi nhỏ xíu và tóc trên đầu vẫn đang tiếp tục dài ra.

Thai nhi 28 tuần tuổi

Hành động nhắm và mở mắt được thực hiện liên tục, tuy bé không thể nhìn thấy nhiều nhưng vẫn phản ứng lại với ánh sáng. Theo các nhà nghiên cứu, thai nhi trong bụng mẹ có xu hướng tránh ánh sáng mặc dù ánh sáng chiếu qua bụng mẹ không đáng kể và không hề gây hại cho mắt bé.

Mẹ có buồn khi thai nhi trong bụng đang khóc? Bật mí thêm cho mẹ đó là trước khi trào đời bé đã tập khóc rồi đấy. Ngay sau khi sinh trẻ sơ sinh thường hay khóc vì vậy bé phải tập và hoàn thiện trước mới được. Hình ảnh bé khóc sẽ được nhìn thấy qua kết quả siêu âm, bé khóc và môi dưới run lên rất rõ rệt.

Tuần thứ 32

Giờ đây bé đã hình thành một cơ thể hoàn chỉnh, những bộ phận trên khuôn mặt, lông mi, lông mày và tóc trên đầu đều đã hình thành rõ rệt. Mắt của bé sẽ nhắm khi ngủ và mở khi thức giấc. Đồng tử đã có thể co giãn và bé đã nhìn được nhưng vẫn còn chưa rõ. Gần đến ngày chào đời, mắt bé sẽ đóng mở càng nhiều như thể đang luyện tập chớp mắt để nhìn thế giới mới bên ngoài bụng mẹ. Từ tuần này trở đi, diện mạo của bé tương đối hoàn thiện và tiếp tục phát triển cho đến khi chào đời.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Page 2

Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

[Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi]

Page 3

Xuất huyết âm đạo với mẹ bầu mang thai 6 tuần, cũng như trong 3 tháng đầu thai kỳ là thường gặp với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nhiều mẹ mang thai 6 tuần thắc mắc hiện tượng ra máu đỏ tươi liệu có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đối với hiện tượng các mẹ mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi, cũng như chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ khá là thường gặp, xảy ra trong 20 – 30% các trường hợp mang thai. Nhiều mẹ trong số này có thai kỳ hoàn toàn bình thường và sinh con khỏe mạnh.

Có thể nói mức độ nguy hiểm của tình trạng mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai, nhưng cũng có thể đến từ những nguyên nhân lành tính, ít nguy hiểm. Dù nguyên nhân có là gì, trong mọi trường hợp mang thai 6 tuần mà ra máu âm đạo đỏ tươi, thì các mẹ nên báo ngay cho bác sĩ để có phương án xử trí phù hợp.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Ra máu hồng khi mang thai: Có nên lo lắng không?

Các nguyên nhân khiến mẹ mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi

Vậy cụ thể các nguyên nhân nào có thể khiến mẹ mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi, các mẹ hãy cùng tìm hiểu.

1. Ra máu đỏ tươi khi mang thai 6 tuần, dấu hiệu cảnh báo sảy thai

Thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ, sảy thai tự nhiên có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân gì, ra máu vẫn là triệu chứng thường gặp nhất.

Mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra ngay nếu âm đạo bị ra máu đỏ tươi, để được các bác sĩ thăm khám loại trừ khả năng có tình trạng sảy thai xảy ra.

Không phải tất cả những thai nhi 6 tuần tuổi đều có thể nhìn thấy trên siêu âm. Vì vậy trong trường hợp này, các mẹ được xác nhận tình trạng có thai của mình thông qua que thử thai mà chưa biết được vị trí của thai có nằm trong tử cung hay không.

Thai ngoài tử cung là trường hợp trứng sau thụ tinh làm tổ bên ngoài buồng tử cung. Vì thai làm tổ ở những vị trí bất thường, nguy cơ thai ngoài tử cung không được phát hiện vỡ và gây xuất huyết là rất cao. Vì vậy khi có dấu hiệu xuất huyết âm đạo, đau bụng dưới mẹ cần đến ngay bệnh viện.

3. Tụ máu nhau thai cũng có thể là nguyên nhân ra máu đỏ tươi khi mang thai 6 tuần tuổi

Tụ máu nhau thai là tình trạng máu tụ giữa nhau thai và tử cung. Khi những cục máu này lớn dần có thể làm nhau thai bóc tách khỏi tử cung. Những trường hợp tụ máu nhẹ không gây nguy hiểm gì lớn ngoài việc ra máu. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, hiện tượng tụ dịch này có thể dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc làm hạn chế sự phát triển của thai nhi.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Có bầu quan hệ được không: Được chứ sao không!

4. Thai trứng

Thai trứng gây ra do sự phát triển bất thường của các gai nhau. Giống trường hợp thai ngoài tử cung, thai trứng cũng cần được loại bỏ càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Chảy máu âm đạo là triệu chứng phổ biến, gặp trong 90% các trường hợp thai trứng. Các triệu chứng đi kèm có thể là ốm nghén nặng, bụng phình to bất thường.

5. Chảy máu màng, nguyên nhân khiến mẹ mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi

Trong những tuần đầu mang thai, một lượng lớn hormone liên quan thai kỳ được tiết ra. Dẫn đến hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc và được đẩy ra ngoài, gây nên tình trạng chảy máu màng với lượng máu ít. Hiện tượng này được xem là bình thường ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên các mẹ cũng không được chủ quan vì vẫn cần loại trừ những nguy nhân nguy hiểm khác.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, còn các nguyên nhân gây xuất huyết âm đạo không liên quan tới thai như nhiễm trùng âm đạo, quan hệ tình dục, chấn thương, bệnh về rối loạn đông máu…

Mang thai 6 tuần bị ra máu, mẹ nên làm gì?

Ngoài việc liên hệ bác sĩ để được tư vấn, thăm khám, tìm ra nguyên nhân, các mẹ cũng cần:

  • Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày, tránh tình trạng viêm nhiễm.
  • Tái khám ngay nếu có tình trạng chảy máu âm đạo tái phát.
  • Trường hợp dọa sảy thai [chưa sảy thai] mẹ nên nằm nghỉ hoàn toàn, ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu. Đặc biệt, không nên quan hệ vợ chồng trong thời gian này.
  • Trong trường hợp bình thường cần khám thai, theo dõi định kỳ tại các bệnh viện.

Hi vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của mẹ về việc mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề