Thế nào là cho vay bằng đảm bảo tài sản?

Để vay vốn tại ngân hàng và các tổ chức tài chính ngày nay đòi hỏi bạn phải có tài sản đảm bảo. Vậy tài sản đảm bảo là gì? Tại sao ngân hàng lại yêu cầu tài sản đảm bảo khi cho vay? Bài viết sau đây sẽ cho bạn những câu trả lời chính xác và rõ ràng nhất. Cùng đọc tiếp nhé!

Cùng tìm hiểu về tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo là gì?

Tài sản đảm bảo [hay còn gọi là tài sản thế chấp] trong tiếng Anh là Collateral. Thuật ngữ này đề cập đến một tài sản mà người cho vay chấp nhận làm bảo đảm cho một khoản vay. 

Tài sản đảm bảo có thể là bất động sản hoặc các loại tài sản có giá trị khác. Tùy thuộc vào mục đích của khoản vay mà người cho vay chấp nhận những loại tài sản khác nhau. 

Tài sản thế chấp đóng vai trò như một hình thức bảo vệ người cho vay khỏi rủi ro. Nghĩa là, nếu người đi vay mất khả năng trả nợ, người cho vay có thể thu giữ tài sản thế chấp và bán tài sản đó để bù đắp một phần hoặc toàn bộ khoản lỗ từ việc cho vay. 

Tại sao cần có tài sản đảm bảo khi cho vay?

Trước khi người cho vay cấp cho bạn một khoản vay, họ muốn biết rằng bạn có khả năng hoàn trả khoản vay đó. Đó là lý do tại sao phần lớn người cho vay yêu cầu một số hình thức bảo đảm. Hình thức bảo đảm này được gọi là tài sản thế chấp nhằm giảm thiểu rủi ro cho người cho vay. 

Lợi ích của tài sản đảm bảo đối với người cho vay

Tài sản thế chấp giúp đảm bảo rằng người vay theo kịp nghĩa vụ tài chính của họ. Trong trường hợp người đi vay không trả được nợ, người cho vay có thể thu giữ tài sản thế chấp và bán tài sản thế chấp đó. Số tiền thu được từ việc bán tài sản sẽ được bù trừ vào phần chưa thanh toán của khoản vay. Ngoài ra, người cho vay còn có thể chọn khởi kiện người vay để thu hồi bất kỳ số dư nào còn lại.

Cách thức hoạt động của tài sản đảm bảo

Như đã đề cập ở trên, tài sản bảo đảm có thể có nhiều hình thức. Thông thường, nó liên quan đến bản chất và mục đích của khoản vay. Do đó, có khoản vay được thế chấp bằng cả một căn hộ, cũng có khoản vay mua ô tô được thế chấp bằng chính chiếc ô tô đó. Các khoản vay cá nhân, không cụ thể khác có thể được thế chấp bằng các tài sản khác. 

Ví dụ: Thẻ tín dụng có bảo đảm có thể được thế chấp bởi một khoản đặt cọc tiền mặt bằng với số tiền trong hạn mức tín dụng của thẻ đó. Nói dễ hiểu là bạn phải đặt cọc 5 triệu tiền mặt với hạn mức tín dụng 5 triệu trong thẻ. 

Các khoản vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp thường có lãi suất thấp hơn đáng kể so với các khoản vay không có thế chấp. Yêu cầu của người cho vay đối với tài sản thế chấp của người đi vay được gọi là quyền thế chấp. Đây là một quyền hợp pháp để yêu cầu một tài sản đảm bảo khi cho vay. Lúc này, người đi vay có lý do thúc đẩy để trả nợ đúng hạn. Bởi vì nếu họ vỡ nợ, họ có thể mất nhà hoặc tài sản đã cầm cố.

Các loại tài sản có thể dùng để thế chấp [đảm bảo]

Người cho vay chấp nhận các loại tài sản đảm bảo nào?

Bản chất của tài sản đảm bảo thường được xác định trước bởi loại cho vay. Khi bạn vay thế chấp bất động sản, ngôi nhà của bạn sẽ trở thành tài sản đảm bảo. Nếu bạn vay mua ô tô, thì chính chiếc ô tô là tài sản đảm bảo cho khoản vay đó. Các loại tài sản đảm bảo mà người cho vay thường chấp nhận bao gồm ô tô, tiền gửi tiết kiệm ngân hàng và tài khoản đầu tư. Tài khoản hưu trí thường không được chấp nhận làm tài sản thế chấp.

Bạn cũng có thể sử dụng ngân phiếu lương trong tương lai làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay ngắn hạn. Các ngân hàng truyền thống cung cấp các khoản vay như vậy, thường cho các kỳ hạn không quá vài tuần. Các khoản vay ngắn hạn này là một lựa chọn trong trường hợp khẩn cấp thực sự. Tuy nhiên, ngay cả khi cần tiền gấp, bạn cũng nên đọc kỹ hợp đồng cho vay và so sánh tỷ giá.

Ví dụ về khoản cho vay cần tài sản đảm bảo

Thế chấp nhà ở là một khoản vay trong đó căn nhà là tài sản đảm bảo. Nếu chủ nhà trễ hạn thanh toán nợ ít nhất 120 ngày, người cho vay có thể bắt đầu các thủ tục pháp lý đối với tài sản đảm bảo. Điều này có thể dẫn đến việc người cho vay sẽ chiếm hữu căn nhà thông qua việc tịch thu nhà. Khi tài sản được chuyển cho người cho vay, nó có thể được bán để trả nợ gốc còn lại của khoản vay.

Lời kết

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất mà nhà đầu tư cần biết về tài sản đảm bảo. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ trả lời được câu hỏi “tài sản đảm bảo là gì?” nhé. Cuối cùng, DNSE xin chúc bạn sớm đạt được mục tiêu tài chính của mình trong tương lai.

Bảo đảm tiền vay là gì? Các biện pháp bảo đảm tiền vay của ngân hàng?

Việc vay vốn tại ngân hàng đang ngày càng trở nên phổ biến hơn và cũng dần khẳng định được vai trò của mình. Hiện nay, khi thực hiện vay vốn, ngân hàng sẽ thực hiện kiểm tra, xác minh các điều kiện hoàn trả vốn vay đúng thời hạn. Đây được gọi là thực hiện bảo đảm tiền vay.

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

1. Bảo đảm tiền vay là gì?

Theo nghĩa rộng, bảo đảm tiền vay là việc thiết lập các điều kiện nhằm xác định khả năng thực có của khách hàng đối với việc hoàn trả vốn vay đúng thời hạn [ví dụ: khách hàng thường phải có một số tài sản nhất định thuộc sở hữu của mình trong phạm vi pháp luật quy định, tối thiểu phải có 20% trong tổng số vốn muốn vay hoặc nếu khách hàng là cá nhân thì đòi hỏi phải có thu nhập thường xuyên].

Bảo đảm tiền vay không chỉ đơn thuần và duy nhất là cho vay phải có tài sản để thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh [tức là bảo đảm bằng tài sản] mà cần hiểu nó theo nghĩa rộng. Có nghĩa là tổ chức tín dụng [TCTD] chủ động tìm kiếm các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ để cho vay; TCTD chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Các TCTD phải chủ động tìm kiếm đối tác của mình. Đây là biện pháp tích cực, mang tính phòng ngừa cao và vì vậy, cần được áp dụng trước tiên trong các biện pháp bảo đảm tiền vay.

Các biện pháp bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh mặc dù có sự bảo đảm về mặt vật chất và rất cần thiết nhưng hiệu quả không cao và các thủ tục để áp dụng các biện pháp trên cũng như việc xử lý các tài sản dùng làm vật cầm cố, thế chấp, bảo lãnh hiện nay cũng rất phức tạp. Các biện pháp này chỉ mang tính thụ động. Vì vậy, nên hiểu bảo đảm tiền vay ” là hàng loạt các giải pháp nhằm mục đích thực hiện cho được yêu cầu buộc vốn cho vay ra phải được quay về với người cho vay sau một chu kỳ nhất định với đầy đủ cả gốc và lãi “.

Theo nghĩa hẹp, bảo đảm tiền vay là những biện pháp bảo đảm việc trả nợ vốn vay [cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, cầm cố, thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay]. Hay, bảo đảm tiền vay là sự cam kết của người đi vay đối với người cho vay dựa trên các quy định của nhà nước nhằm thiết lập và áp dụng các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để bảo đảm việc trả nợ vốn vay, ngăn ngừa vi phạm và tạo khả năng khắc phục những hậu quả do vi phạm nghĩa vụ trả nợ gây ra.

– Bảo đảm tiền vay trong tiếng anh là Loan security

– Định nghĩa về bảo đảm tiền vay trong tiếng anh được hiểu là:

+ Theo nghĩa rộng: Loan security is the establishment of conditions that determine the real ability of a customer to repay the loan on time [for example, a customer usually must have certain assets owned by a customer. within the scope of the law, at least 20% of the total loan is required or if the customer is an individual, regular income is required.

+ Theo nghĩa hẹp: Loan guarantees are measures to secure loan repayment [pledge, mortgage with borrowers’ property, guarantee with third party’s property, pledge or mortgage with property formed from loans]. Or, loan security is the borrower’s commitment to the lender based on state regulations to establish and apply preventive impact measures to secure the repayment of capital. borrowing, preventing violations and creating the ability to overcome consequences caused by breaches of debt repayment obligations.

Xem thêm: Nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với khoản vay tại ngân hàng

– Một số từ vựng tiếng anh tiêu biểu liên quan trong cùng lĩnh vực như:

  1. Accounting Controller: Kiểm soát viên kế toán
  2. Product Development Specialist: Chuyên viên phát triển sản phẩm
  3. Market Development Specialist: Chuyên viên phát triển thị trường
  4. Big Business Customer Specialist: Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp lớn
  5. Personal Customer Specialist: Chuyên viên chăm sóc khách hàng
  6. Financial Accounting Specialist: Chuyên viên kế toán tài chính
  7. Marketing Staff Specialist: Chuyên viên quảng bá sản phẩm
  8. Valuation Officer: Nhân viên định giá
  9. Information Technology Specialist: Chuyên viên công nghệ thông tin [IT]
  10. Marketing Officer: Chuyên viên tiếp thị
  11. Cashier: Thủ quỹ

2. Các biện pháp bảo đảm tiền vay của ngân hàng:

Thứ nhất, quy định về tài sản bảo đảm

Là tài sản thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch, bao gồm:

– Tài sản bằng tiền

– Tài sản là bất động sản

– Tài sản là động sản

– Tài sản là hoa lợi, lợi tức

– Tài sản hình thành trong tương lai

Xem thêm: Nghĩa vụ theo hợp đồng vay tiền có bảo đảm bằng nhà ở

Điều kiện đối với tài sản được nhận làm bảo đảm

Tài sản phải thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của người vay, bên bảo lãnh theo quy định. Cụ thể: đối với giá trị quyền sử dụng đất, phải thuộc quyền sử dụng của người vay, bên bảo lãnh và được thế chấp, bảo lãnh theo quy định của pháp luật về đất đai; đối với tài sản của doanh nghiệp Nhà nước, thì phải là tài sản do Nhà nước giao cho doanh nghiệp đó quản lý, sử dụng và được dùng để bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật; đối với tài sản khác, thì phải thuộc quyền sở hữu của người vay, bên bảo lãnh. Trường hợp tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì người vay, bên bảo lãnh phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

– Tài sản được phép giao dịch

– Tại thời điểm thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản không có tranh chấp

– Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì người vay phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay. Người vay, bên bảo lãnh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của tài sản bảo đảm tiền vay.

Xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay

– Tài sản bảo đảm tiền vay được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm; việc xác định giá trị tại thời điểm chỉ làm cơ sở xác định mức cho vay của NHCSXH, không áp dụng khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải được lập thành văn bản theo mẫu số 10/BĐTV.

– Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay do NHCSXH nơi cho vay, người vay, bên bảo lãnh thoả thuận trên cơ sở khung giá quy định của Nhà nước [nếu có] có tham khảo giá thị trường tại thời điểm xác định, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán và  các yếu tố khác về giá, trừ trường hợp giá trị quyền sử dụng đất trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất thì được xác định theo khung giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quy định, không khấu trừ giá trị quyền sử dụng đất đối với thời gian đã sử dụng.

Xem thêm: Chính sách bảo đảm tiền vay cho cá nhân, tổ chức nông nghiệp

– Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất:

+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp, không thu tiền sử dụng đất thì được xác định theo khung giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quy định, không khấu trừ giá trị quyền sử dụng đất đối với thời gian đã sử dụng.

+ Giá trị quyền sử dụng đất đối với các trường hợp khác thì do NHCSXH nơi cho vay và người vay thoả thuận theo khung giá đất do UBND địa phương quy định trên cơ sở có tham khảo giá đất thị trường tại thời điểm xác định.

+ Trường hợp thế chấp, bảo lãnh giá trị quyền sử dụng đất mà người thuê được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật thì giá trị quyền sử dụng đất được thế chấp, bảo lãnh tính theo giá trị thuê đất trước khi được miễn, giảm.

+ Giá trị quyền sử dụng đất thuê được xác định bằng số tiền thuê đất đã trả trước cho thời gian thuê còn lại.

Thứ hai, các biện pháp bảo đảm tiền vay

Một là, cầm cố tài sản

Là việc một bên [người vay, bên thứ ba] gọi là bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho NHCSXH quản lý, bảo quản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Tài sản cầm cố gồm: Việt Nam đồng, ngoại tệ, số dư trên tài khoản tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu, kỳ phiếu, Sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ khác có giá trị như tiền; Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý và các vật có giá khác [là tài sản không phải là bất động sản]; tài sản hình thành trong tương lai. Trường hợp tài sản cầm cố được bảo hiểm thì khoản bảo hiểm cũng thuộc tài sản cầm cố.

Hai là, thế chấp tài sản

Là việc một bên [người vay, bên thứ ba] dùng tài sản thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà không chuyển giao tài sản cho NHCSXH quản lý. Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

Tài sản thế chấp gồm: tài sản là bất động sản; tài sản là động sản; tài sản là hoa lợi, lợi tức; tài sản hình thành trong tương lai.

Ba là, bảo đảm bằng tài sản bảo lãnh

Là việc người vay sử dụng tài sản của bên thứ ba cam kết bảo đảm khi phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay người vay, bao gồm các tài sản theo quy định về việc cầm cố tài sản hoặc thế chấp tài sản nêu trên.

Thứ ba, mức vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay

– Đối với tài sản cầm cố, thế chấp [trừ các tài sản là các giấy tờ có giá]: Mức cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm tối đa bằng 75% giá trị tài sản bảo đảm nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa theo quy định của từng chương trình tín dụng.

– Trường hợp cầm cố bằng các giấy tờ có giá: Mức cho vay tối đa bằng số tiền gốc cộng lãi của giấy tờ có giá trừ số lãi phải trả cho ngân hàng trong thời gian xin vay và không vượt quá mức cho vay tối đa theo quy định của từng chương trình tín dụng.

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, là công cụ để các TCTD thu vốn tạm thời nhàn rỗi và cho vay số vốn này cho các chủ thể kinh tế cần thiết. Mục đích của việc áp dụng bảo đảm tiền vay là nhằm tạo thêm quyền cho các TCTD đối với khách hàng [ngoài các quyền theo hợp đồng tín dụng], nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Bảo đảm tiền vay chỉ trở nên quan trọng sau khi TCTD đã quyết định cho khách hàng vay vốn. Tuy vậy, thông thường khách hàng không thể thấy hết tầm quan trọng và nguyên nhân sâu xa của sự cần thiết phải có bảo đảm tiền vay.

Video liên quan

Chủ Đề