Thế nào là văn bản thuyết minh

Thuyết minh là gì?

Thuyết minh là hình thức tồn tại dưới hai dạng nói và viết cùng nhằm mục đích chính là cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích.

Thuyết minh ở dạng nói thường dùng trong các trường hợp giải thích các vấn đề đã nêu sẵn trước đó hoặc sử dụng lời thoại dịch các ngoại ngữ với mục đích cho người xem hiểu được nội dung và tình huống đã xảy ra trước đó.

Thuyết minh dạng văn bản là một trong những kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vựa của đời sống.

Văn thuyết minh là gì, phương pháp thuyết minh, cách làm bài văn thuyết minh

Trang trước Trang sau

1. Khái niệm: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

2. Yêu cầu:

- Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người.

- Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.

3. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh:

Văn miêu tả Văn thuyết minh
+ Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật, đối tượng…. + Trung thành với đặc điểm của sự vật, đối tượng.
+ Dùng nhiều so sánh, liên tưởng. + ít dùng so sánh, liên tưởng.
+ Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết. + Đảm bảo tính khách quan, khoa học.
+ ít dùng số liệu cụ thể. + Dùng số liệu cụ thể.
VD: “Những đám mây trắng như bông đang tô vẽ cho nền trời bằng những hình thù lạ mắt. Nắng trong vắt như pha lê. Nắng xiên qua cây gỗ tếch ở vườn hoa phố Nguyễn Cao, rọi xuống và chạy lung tung quanh cái bàn ăn trưa của bốn cụ già…” VD: “Hoa chuông cao từ 15- 20 cm. Hoa nhỏ có hình chuông, hương thơm, thân uốn cong, màu trắng hay hồng lợt. Hoa có thể sống trong bình từ 5- 7 ngày…”

* Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.

4. Phương pháp thuyết minh:

a. Phương pháp nêu định nghĩa:

VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.

b. Phương pháp liệt kê:

VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm…

c. Phương pháp nêu ví dụ:

VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm [ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la]

d. Phương pháp dùng số liệu:

VD: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con.

e. Phương pháp so sánh:

VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.

f. Phương pháp phân loại, phân tích:

VD: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật…

5. Cách làm bài văn thuyết minh:

- Bước 1: + Xác định đối tượng thuyết minh.

+ Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết.

+ Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.

+ Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.

- Bước 2: Lập dàn ý

- Bước 3: Viết bài văn thuyết minh

+ Viết phần mở bài:

Mở bài có nhiều phương pháp, nhưng có thể quy vào hai phương pháp chủ yếu là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

Ví dụ 1: Mở bài trực tiếp

Chiêm Hoá, một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em như: Kinh, Tày, Dao, H’Mông, Sán Dìu…Tuy phong tục, tập quán khác nhau nhưng chung sống rất hoà thuận cùng nhau xây dựng quê hương ngày thêm tươi đẹp.

Ví dụ 2: Mở bài gián tiếp.

Là người Việt Nam ai cũng đã một lần nghe câu ca dao:

"Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh"

Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 1A, du khách ngồi trên xe ô tô khoảng 2 tiếng đồng hồ là đến địa phận Lạng Sơn. Qua dãy núi Kai Kinh rồi đến ải Chi Lăng thâm nghiêm hùng vĩ, những kì tích đó đã làm cho bao kẻ thù xưa nay khiếp sợ. Đường 1A trườn dài theo những triền núi ngút ngàn thông reo. Từng đoàn xe lớn nhỏ hối hả về xứ Lạng ẩn mình trong sương sớm. Qua khỏi đèo Sài Hồ là đến thị xã Lạng Sơn, vùng biên ải của Tổ quốc nơi quê hương của hoa thơm, trái ngọt và những làn điệu dân ca đặc sắc: Then, Sli, Lượn của các dân tộc Tày, Nùng, Dao.

+ Viết phần thân bài:

Phần này thường gồm một số đoạn văn được liên kết với nhau thành một hệ thống nhằm giải đáp một số yêu cầu của đề bài.

Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh nên tuân thủ theo thứ tự cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức [từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần], theo thứ tự diễn biến sự việc trong một thời gian trước – sau; hay theo thứ tự chính phụ: cái chính nói trước, cái phụ nói sau.

+ Viết phần kết bài:

Phần kết bài có thể nhấn mạnh một lần nữa đặc sắc của đối tượng giới thiệu – thuyết minh hoặc nêu một lời mời, một kiến nghị, hoặc một ấn tượng mạnh mẽ nhất về đối tượng đó.

Ví dụ 1: Hiện tại và tương lai, Chiêm Hoá là một điểm du lịch thu hút rất nhiều khách tham quan. Hãy đến với Chiêm Hoá để dự hội Lồng Tông tổ chức vào ngày mùng 8 tháng giêng hàng năm, thăm đền Bách Thần, đền Đầm Hồng. Vào mùa hè các bạn có thể đi du ngoạn thác Bản Ba và đặc biệt chúng ta sẽ được thăm khu di tích lịch sử Kim Bình. Chúng ta sẽ thấy Chiêm Hoá đẹp biết nhường nào.

Đề: Nhận biết yếu tố thuyết minh trong bài ca dao sau:

Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Trả lời:

Yếu tố thuyết minh:

Cấu tạo của hoa sen “Lá xanh, bông trắng, nhị vàng”

Đề: Con trâu ở làng quê Việt Nam.

Trả lời:

* Mở bài:

Giới thiệu chung về con trâu trong đời sống của người nông dân Việt Nam.

* Thân bài:

- Nêu nguồn gốc, đặc điểm của con trâu

VD: Trâu là động vật thuộc phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú.

Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám, xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm. Có 2 đai màu trắng: dưới cổ và chỗ đầu xương ức. Trâu cái nặng trung bình 350-400 kg, trâu đực 400- 500 kg…

- Vai trò, lợi ích của con trâu:

• Trong đời sống vật chất:

+ Là tài sản lớn của người nông dân.

+ Là công cụ lao động quan trọng.

+ Là nguồn cung cấp thực phẩm, đồ mĩ nghệ, phân bón…

• Trong đời sống tinh thần:

+ Con trâu gắn bó với người nông dân như người bạn thân thiết, gắn bó với tuổi thơ.

+ Con trâu có vai trò quan trọng trong lễ hội, đình đám [ hội chọi trâu ở Đồ Sơn [Hải Phòng], Hàm Yên, Chiêm Hoá [Tuyên Quang]…, hội đâm trâu [Tây Nguyên]…]

* Kết bài:

Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống hiện nay.

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Văn bản thuyết minh là gì?

Trả lời cho câu hỏi văn bản thuyết mình là gì? Có định nghĩa như sau:Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Nó cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân … của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích.

Văn bản thuyết minh là gì

Khác với văn trừu tượng, văn thuyết minh phải được người viết trình bày một cách chính xác, chặt chẽ, rõ ràng với mục đích cung cấp thông tin chuẩn xác cho người nghe, không đan xen các yếu tố tưởng tượng hay thêm bớt, nói quá.

Ví dụ về một số đề văn thuyết minh

  • Giới thiệu về một nhân vật lịch sử cụ thể
  • Giới thiệu về một vùng quê, một khu vực địa lý
  • Giới thiệu về một vài món đặc sản, hay món ăn cụ thể nào đó
  • Giới thiệu về vị thuốc, thảo dược có lợi cho sức khỏe
  • Giới thiệu về một loài hoa, loài vật có trong tự nhiên,…

Khái niệm về văn thuyết minh

Câu 1

1. Thuyết minh là gì?

- Thuyết minh nghĩa là nói rõ, giải thích, giới thiệu.

- Thuyết minh còn có nghĩa là hướng dẫn cách dùng.

[Từ điển từ Hán Việt - Phan Văn Các]

Câu 2

2. Văn thuyết minh là gì?

- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, trong xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

Ví dụ:

- Giới thiệu một nhân vật lịch sử.

- Giới thiệu một miền quê, một vùng địa lí...

- Giới thiệu một đặc sản, một món ăn.

- Giới thiệu một vị thuốc.

- Giới thiệu một loài hoa, loài chim, loài thú, v.v...

- v.v...

3. Tính chất của văn thuyết minh

Các văn bản thuyết minh tốt là một văn bản trình bày rõ ràng, hấp dẫn đặc điểm cơ bản của đối tượng đang được nói tới. Sự xác thực là tiêu chí hàng đầu của thuyết minh.

Ngôn ngữ diễn đạt trong văn bản thuyết minh phải chính xác, chặt chẽ, cô đọng và sinh động. Cách viết màu mè, dài dòng sẽ gây cho người đọc sự nghi ngờ, khó chịu, cần hết sức tránh.

Ví dụ:

a, Đền Ngọc Sơn

Ở Hà Nội có cảnh đẹp là cảnh đền Ngọc Sơn ở giữa hồ Hoàn Kiếm. Đền này làm từ đời nhà Hậu Lê, trên một cái gò nổi lên ở giữa Hồ. Người đi lại phải qua một cái cầu bằng gỗ. Ở ngoài đường đi vào, về bên trái, có một cái núi đá, người ta đắp lên, và có xây một cái tháp vuông, ở trên ngọn có cái ngòi bút đề là "Búp Tháp".

Vào đến gần cầu, ở trên cái cửa tò vò có cái nghiên đá, đề là "Nghiễn Đài". Vì đền Ngọc Sơn thờ Văn Xương Đế Quân là một vị thần coi về việc văn học, cho nên mới xây những nghiên bút như thế.

Trước cửa đền có cái nhà thuỷ tạ gọi là 'Trấn Ba Đình", giữa có dựng cái bia đá để ghi sự tích cái đền ấy. Đến mùa nóng nực, người ta hay ra đấy hóng mát và ngắm phong cảnh, thật là có bề thanh thú lắm".

[Theo Quốc Văn giáo khoa thư]

b, Ca Huế

Fes-ti-van Huế đã để lại bao ấn tượng tuyệt đẹp cho du khách gần xa. Không gian Huế [cảnh sắc thiên nhiên núi sông, các công trình kiến trúc như lăng tẩm. chùa chiền, phong cảnh làng vườn...], ẩm thực Huế, thiếu nữ Huế, con người Huế, đặc biệt là những đêm ca Huế trên sông Hương đã để lại những cảm tình nồng hậu đối với những ai đã một lần đến thăm Huế.

Chỉ nói riêng về ca Huế, đã tuyệt vời. Cảnh trăng nước Hương Giang. Chiếc thuyền rồng nhẹ trôi êm đềm. Hình ảnh các ca công, những nam thanh nữ tú điệu nghệ, tài hoa, duyên dáng trong sắc phục Huế. Tiếng đàn tranh réo rắt, huyền diệu. Giọng ca trầm bổng du dương, lai láng tình non nước, tình trai hiền gái lịch, tình người vấn vương...

"Thương thì xin đó đừng phai

Ấy ai tình tự, tạc dạ chớ phai

Chớ phai, hỡi người tình tự!".

Về nguồn gốc, ca Huế có hai loại: điệu Bắc và điệu Nam. Các điệu Nam. giọng réo rắt, man mác, thương cảm..., chịu ảnh hưởng của ca khúc Chiêm Thành ngày xưa. Các điệu Bắc có lẽ phỏng theo từ khúc của Trung Quốc mà ra, có giọng du dương, sôi nổi.

Ca Huế rất phong phú về làn điệu với gần một trăm ca khúc thanh nhạc và khí nhạc. Các điệu ca Huế như cổ bản, Kim tiền, Tứ đại cảnh, Lưu thuỷ, Hành vân. Nam ai, Nam thương, Nam bình, Vọng phu, v.v... đã thấm sâu vào hồn người mấy trăm năm qua.

Hãy đến với Huế, nghe tiếng chuông chùa Thiên Mụ trong mờ sương, ngắm tà áo dài tím Huế và chiếc nón bài thơ của thiếu nữ Huế, nhìn dòng sông Hương thơ mộng những đêm trăng và thưởng thức ca Huế.

Hãy đến với Fes-ti-van Huế và nền văn hoá Huế...

"Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ

Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt"...

c, Trường đại học Harvard [Ha-vơt]

Tốt nghiệp Harvard [Ha-vơt] là một danh dự ở Mĩ vì trường đại học này có những truyền thống lâu đời. Trường ở thành phố Cambrige [Cambritgiơ] thuộc ngoại vi Boston. Cambrige nguyên là tên một thành phố đại học của Anh.

Trường Harvard được thành lập năm 1636 bởi Công ty Anh Massachusetts Bay Company. Trường mang tên Harvard, một mục sư trẻ để lại cho trường một nửa tài sản [780 bảng] và thư viện [320 cuốn] của mình. Lúc đầu chỉ có 12 học sinh và một thầy giáo, do giáo phái Thanh giáo xây dựng, với mục đích đào tạo mục sư cho các thuộc địa mới của Anh. Trường lấy tên Cambrige trước khi đổi tên là trường Trung học và sau là trường Đại học Harvard.

Năm 1640, ông Henry Dunster [Henry Đanxtơ] tốt nghiệp trường Đại học Cambrige ở Anh, được cử làm hiệu trưởng trường Harvard. Ông điều hành theo mô hình của Anh và dạy các môn: Khọc học xã hội, ngôn ngữ và ba môn triết học. Khoa thần học ra đời năm 1721 nhờ sự giúp đỡ của một nhà kinh doanh ở London để trả lương cho giáo viên. Sáu năm sau, trường có thêm khoa Toán học và khoa Triết học. Trong 100 năm đầu, trường phải dựa vào sự giúp đỡ của nhà nước thuộc địa, nhờ các khoản tiền ủng hộ của các cựu sinh viên và tổ chức nhân đạo, cho đến năm 1833 thì chấm dứt. Harvard bắt đầu phát triển mạnh kể từ khi ông C.W.Eliot [Êliơt] được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trong năm 1869. Là một người có đầu óc cách tân, ông đã đưa nhiều bộ môn mới vào chương trình giảng dạy, cải cách phương pháp giảng dạy, đổi mới cơ sở vật chất kĩ thuật. Ông đã khôi phục khoa Luật và cải cách khoa Y. Thành tích lớn nhất của ông là ban hành "chế độ lựạ chọn", cho phép sinh viên được tự do chọn môn học. Do đó, số sinh viên từ 1.000 đã tăng lên 3.000, và số khoa tăng từ 49 lên 278. Nhà trường trở thành tổ chức giáo dục tiên phong trong nước, là nơi xuất hiện nhiều giáo sư xuất sắc, nổi tiếng thế giới. Ông Eliot luôn luôn tin rằng "Trường đại học là thầy dạy chân lí, là cái kho chân lí và là người đi tìm chân lí”. Ông đã nghỉ hưu văo năm 1909.

Việc tổ chức chế độ nội trú và chế độ trợ lí học tập là sáng kiến đầu tiên của hiệu trưởng A.L.Powell [Pauơl]. Ông còn sửa đổi "chế độ lựa chọn", vì ông cho rằng "một người có học phải am tường một vài môn và có hiểu biết chung về các môn khác". Nhờ các khoản tiền giúp qua nhiều thập kỉ, trường đã xây được 10 khu nội trú cho thầy, trò và các trợ lí.

Sau đó, hiệu trưởng J.B. Conant [Câunơnt] đã thực hiện chương trình giáo dục tổng hợp vào năm 1949, quy định mỗi sinh viên bắt buộc phải học các môn thuộc 3 lĩnh vực - khoa học nhân văn, khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Ông đặt ra chế độ học bổng giúp các thanh niên ưu tú có điều kiện học tập.

Hiện nay trường Đại học Harvard là một tổ chức học đường có quyền tự hào với 100 thư viện lưu giữ trên 10 triệu cuốn sách, 8 viện bảo tàng, và đầy đủ nhữngĐến năm 1953, hiệu trưởng N.M. Pusey [Piuzi] tổ chức các trung tâm nghiên cứu Đông Á, Trung Đông và Liên Xô. Ngoài ra trường còn ra báo hàng ngày cho sinh viên H Harvard, tờ "The Crimson Eye" là cơ quan phát triển các nhân tài báo chí Mĩ như: Donald Graham, chủ bút báo "Washington Post", Peter Kann, trợ lí chủ bút báo "Wall Street Journal”,Anthony Lewis, nhà báo chuyên giữ một mục của tờ "New York Times'. Cần kể thêm những nhà báo lớn của Mĩ, như: Walter Lippman, các nhà văn có hạng như: T. s. Eliot, Robert Frost và Wallace Stevens...

phương tiện học tập và nghiên cứu độc nhất ở nước Mĩ. Năm 1965, trường sát nhập với một trường Đại học nữa là Radcliffe Colege.

Trong 353 năm tồn tại, trường Harvard đã đào tạo nhiều chính khách và nhiều nhà khoa học, trong số đó có 6 tổng thống, 29 nhà khoa học và hoạt động xã hội được giải thưởng Nobel, và 27 người được giải thưởng Pulizer. Trường Harvard đã cho ra mắt thế giới chiếc máy tính dùng số đầu tiên, chiếc phổi bằng sắt đầu tiên, chiếc đồng hồ chính xác nhất và một loạt các phát minh và phát kiến, kể cả lí thuyết di truyền về hành vi của con người.

Học sinh mới vào trường được chào đón bằng câu châm ngôn nổi bật trên tường: "Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn đất nước và đồng loại của bạn".

Ngày nay, để được tiếp nhận vào trường Đại học Harvard, mỗi thí sinh phải hoàn thành các thủ tục nhập học khá chặt chẽ và phải đóng 60.000 đô la cho 4 năm học. Mỗi năm, trường tiếp nhận đơn xin học của khoảng 14.000 sinh viên, không riêng của Mĩ mà của cả các nước trên khắp thế giới, nhưng chỉ có khoáng 16% đủ tiêu chuẩn vào học. Trường có khoảng 36.000 sinh viên.

Hữu Ngọc

* Các số liệu trên đây tính đến 1990.

* Hi vọng trong tương lai, có một số học sinh là độc giả cuốn sách này, trở thành sinh viên trường Đại học Harvard, sẽ đem tài năng phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.

Loigiaihay.com

Thế nào là một văn bản thuyết minh? Những đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh?

I. Kiến thức cơ bản về văn thuyết minh

1. Khái niệm:

a.Thuyết minh là gì?

- Thuyết minh nghĩa là nói rõ, giải thích, giới thiệu.

- Thuyết minh còn có nghĩa là hướng dẫn cách dùng.

b.Văn bản thuyết minh là gì ?

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

c. Mục đích của văn bản thuyết minh

Mục đích của văn bản thuyết minhnhằm cung cấp tri thức khách quan về những sự vật, hiện tượng, vấn đề,... được chọn làm đối tượng để thuyết minh.

2.Các dạng bài văn thuyết minh thường gặp

Trong chương trình học Ngữ văn từ lớp 8 - 12 thì có một số dạng bài văn thuyết minh thường gặp như:

- Thuyết minh về một đồ dùng.

- Thuyết minh về một loài vật.

- Thuyết minh về một phương pháp [ như thuyết minh về cách làm món ăn, dụng cụ…]

- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.

- Thuyết minh về một thể loại văn học hoặc một tác giả văn học.

- Thuyết minh về một phong tục, lễ hội dân gian…

3. Yêu cầu:

- Về nội dung: Những nội dung được nêu trong bài vănđòi hỏi phải khách quan, xác thực, thực dụng, hữu ích cho mọi người.

- Về hình thức: Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.

4. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh:

Văn miêu tả

Văn thuyết minh

+ Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật, đối tượng….+ Trung thành với đặc điểm của sự vật, đối tượng.
+ Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.+ ít dùng so sánh, liên tưởng.
+ Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.+ Đảm bảo tính khách quan, khoa học.
+ ít dùng số liệu cụ thể.+ Dùng số liệu cụ thể.
VD: “Những đám mây trắng như bông đang tô vẽ cho nền trời bằng những hình thù lạ mắt. Nắng trong vắt như pha lê. Nắng xiên qua cây gỗ tếch ở vườn hoa phố Nguyễn Cao, rọi xuống và chạy lung tung quanh cái bàn ăn trưa của bốn cụ già…”VD: “Hoa chuông cao từ 15- 20 cm. Hoa nhỏ có hình chuông, hương thơm, thân uốn cong, màu trắng hay hồng lợt. Hoa có thể sống trong bình từ 5- 7 ngày…”

* Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.

5. Phương pháp thuyết minh:

a. Phương pháp nêu định nghĩa:

VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.

b. Phương pháp liệt kê:

VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm…

c. Phương pháp nêu ví dụ:

VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm [ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la]

d. Phương pháp dùng số liệu:

VD: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con.

e. Phương pháp so sánh:

VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.

f. Phương pháp phân loại, phân tích:

VD: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật…

6. Cách làm bài văn thuyết minh:

- Bước 1:+ Xác định đối tượng thuyết minh.

+ Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết.

+ Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.

+ Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.

- Bước 2:Lập dàn ý

- Bước 3:Viết bài văn thuyết minh

+ Viết phần mở bài:

Mở bài có nhiều phương pháp, nhưng có thể quy vào hai phương pháp chủ yếu là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

Ví dụ 1: Mở bài trực tiếp

Chiêm Hoá, một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em như: Kinh, Tày, Dao, H’Mông, Sán Dìu…Tuy phong tục, tập quán khác nhau nhưng chung sống rất hoà thuận cùng nhau xây dựng quê hương ngày thêm tươi đẹp.

Ví dụ 2: Mở bài gián tiếp.

Là người Việt Nam ai cũng đã một lần nghe câu ca dao:

"Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh"

Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 1A, du khách ngồi trên xe ô tô khoảng 2 tiếng đồng hồ là đến địa phận Lạng Sơn. Qua dãy núi Kai Kinh rồi đến ải Chi Lăng thâm nghiêm hùng vĩ, những kì tích đó đã làm cho bao kẻ thù xưa nay khiếp sợ. Đường 1A trườn dài theo những triền núi ngút ngàn thông reo. Từng đoàn xe lớn nhỏ hối hả về xứ Lạng ẩn mình trong sương sớm. Qua khỏi đèo Sài Hồ là đến thị xã Lạng Sơn, vùng biên ải của Tổ quốc nơi quê hương của hoa thơm, trái ngọt và những làn điệu dân ca đặc sắc: Then, Sli, Lượn của các dân tộc Tày, Nùng, Dao.

+ Viết phần thân bài:

Phần này thường gồm một số đoạn văn được liên kết với nhau thành một hệ thống nhằm giải đáp một số yêu cầu của đề bài.

Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh nên tuân thủ theo thứ tự cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức [từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần], theo thứ tự diễn biến sự việc trong một thời gian trước – sau; hay theo thứ tự chính phụ: cái chính nói trước, cái phụ nói sau.

+ Viết phần kết bài:

Phần kết bài có thể nhấn mạnh một lần nữa đặc sắc của đối tượng giới thiệu – thuyết minh hoặc nêu một lời mời, một kiến nghị, hoặc một ấn tượng mạnh mẽ nhất về đối tượng đó.

Ví dụ 1: Hiện tại và tương lai, Chiêm Hoá là một điểm du lịch thu hút rất nhiều khách tham quan. Hãy đến với Chiêm Hoá để dự hội Lồng Tông tổ chức vào ngày mùng 8 tháng giêng hàng năm, thăm đền Bách Thần, đền Đầm Hồng. Vào mùa hè các bạn có thể đi du ngoạn thác Bản Ba và đặc biệt chúng ta sẽ được thăm khu di tích lịch sử Kim Bình. Chúng ta sẽ thấy Chiêm Hoá đẹp biết nhường nào.

Thuyết minh là gì? Văn thuyết minh là gì?

THPT Sóc Trăng Send an email
0 12 phút

Các bạn đang muốn tìm hiểu về văn thuyết minh? Làm thể nào để đảm bảo tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh? Dưới đây chính làtài liệu hữu ích về những kiến thức mà bạn cần nắm được:

Nội dung

  • 1 1. Các khái niệm cơ bản
    • 1.1 1.1. Thuyết minh là gì?
    • 1.2 1.2. Văn thuyết minh là gì?
    • 1.3 1.3. Mục đích của văn bản thuyết minh là gì?
    • 1.4 1.4. Các dạng bài văn thuyết minh thường gặp
  • 2 2. Cách làm bài văn thuyết minh
    • 2.1 2.1. Yêu cầu:
    • 2.2 2.2. Bố cục cơ bản của một bài văn thuyết minh:
    • 2.3 2.3 Dàn ý văn thuyết minh mẫu
      • 2.3.1 2.3.1. Thuyết minh về một tác giả văn học
      • 2.3.2 2.3.2 Thuyết minh về một tác phẩm văn học
  • 3 3. Các phương pháp thuyết minh:
  • 4 4. Các yếu tố đan xen của phương thức biểu đạt khác:
    • 4.1 4.1. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật:
    • 4.2 4.2. Sử dụng yếu tố miêu tả:

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề