Thư bảo lãnh dự thầu là gì năm 2024

Bảo lãnh dự thầu là một hình thức bảo đảm dự thầu cũng như là một trong những yếu tố để làm căn cứ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu. Chính vì tầm quan trọng của bảo lãnh dự thầu như vậy, Luật QGVN xin trình bày với quý khách hàng bài viết Bảo lãnh dự thầu là gì?

Bảo lãnh dự thầu là gì?

Bảo lãnh dự thầu là cam kết của bên bảo lãnh với bên mời thầu nhằm mục địch bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của bên được bảo lãnh.

Bảo lãnh dự thầu là gì? Theo quy định của Luật Đấu thầu

Bảo lãnh dự thầu còn là cách gọi khác của bảo đảm dự thầu theo quy định Luật Đấu thầu.

Theo đó, Bảo đảm dự thầu là việc sử dụng các biện pháp bảo đảm như đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật Việt Nam của nhà đầu tư hoặc nhà thầu nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các chủ thể này trong thời gian dự thầu nhất định

Lợi ích của bảo lãnh dự thầu

1/ Giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp như các rủi ro sau: bên yêu cầu bảo lãnh từ chối giao kết hợp đồng khi đã trúng thầu, rút tiền dự thầy trước thời hạn quy định…

2/ Làm gia tăng sự tin tưởng của bên được bảo lãnh với bên nhân bảo lãnh thông qua một tổ chức tin dụng uy tín đứng ra làm bên bảo lãnh.

3/ Tạo điều kiện cho bên được bảo lãnh đủ các yếu tố để tham gia giao dịch về đấu thầu mà quá trình dự thầu yêu cầu phải có tổ chức tín dụng bảo lãnh.

4/ Các thủ tục liên quan đến phát hành bảo lãnh đơn giản, nhanh chóng; việc ký quỷ và tài sản bảo đảm hợp lý, linh hoạt.

Các quy định về bảo lãnh dự thầu theo pháp luật hiện hành

Bảo lãnh dự thầu được áp dụng trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật đấu thầu năm 2013.

Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được ghi nhận trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu cùng thời điểm có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, và thêm 30 ngày với trường hợp là hồ sơ đề xuất.

Trách nhiệm hoàn trả bảo lãnh dự thầu được quy định tại Khoản 7 Điều 11 Luật Đấu thầu năm 2013.

Các trường hợp dự thầu không được hoàn trả được quy định tại Khoản 8 Điều 11 Luật Đấu thầu năm 2013.

Hồ sơ cấp bảo lãnh dự thầu

1/ Hồ sơ pháp lý

- Bản sao hợp lệ của Giấy đăng ký doanh nghiệp

- Bản sao hợp lệ Điều lệ công ty

- Văn bản xác nhận người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm vị trí kế toán của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền

- Bản chính văn bản được đồng ý về vay vốn, thế chấp, cầm cố tài sản của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

2/ Hồ sơ tài chính

- Báo cáo tài chính của công ty theo năm hoặc theo quý hoặc báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

- Danh mục các tổ chức tín dụng mà doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ kể từ khi đề nghị bảo lãnh

3/ Hồ sơ đề nghị bảo lãnh

- Giấy đề nghị bảo lãnh

- Tài liệu mời thầu.

- Văn bản chứng minh bản sao kèm bản dịch tiếng Việt về yêu cầu của Nhà thầu nước ngoài có bảo lãnh dự thầu.

Là sản phẩm theo đó TPBank [Bên bảo lãnh] cam kết bằng văn bản với bên mời thầu [Bên nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng [Bên được bảo lãnh] khi khách hàng vi phạm quy định dự thầu, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ khi tham gia dự thầu.

Theo đó, tại Luật Đấu thầu 2013 [hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024] có định nghĩa bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Theo quy định mới tại Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024, không còn giải thích bảo đảm dự thầu là gì cũng như hình thức bảo đảm dự thầu cũng có sự thay đổi. Cụ thể, ký quỹ không còn được áp dụng để bảo đảm thay vào đó quy định mới bổ sung biện pháp nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.

Như vậy, theo quy định mới có thể giải thích, bảo đảm dự thầu là trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp bảo đảm như sau:

- Đặt cọc.

- Nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam

- Nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.

Bảo đảm dự thầu là gì? Có mấy hình thức bảo đảm dự thầu? [Hình từ Internet]

Bảo đảm dự thầu được áp dụng trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023, bảo đảm dự thầu được áp dụng trong trường hợp như sau:

- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp.

- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Bên thực hiện bảo đảm dự thầu bao gồm đối tượng nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 quy định về bảo đảm dự thầu như sau:

Bảo đảm dự thầu
1. Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện một trong các biện pháp sau đây để bảo đảm trách nhiệm dự thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu:
a] Đặt cọc;
....

Bên cạnh đó, theo Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 quy định về giải thích từ ngữ cụ thể như:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
....
25. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà đầu tư có thể là nhà đầu tư độc lập hoặc nhà đầu tư liên danh.
26. Nhà thầu là tổ chức, cá nhân hoặc kết hợp giữa các tổ chức hoặc giữa các cá nhân với nhau theo hình thức liên danh trên cơ sở thỏa thuận liên danh tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Trường hợp liên danh, thỏa thuận liên danh phải quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh đối với toàn bộ phạm vi của gói thầu.
.....

Như vậy, bên thực hiện bảo đảm dự thầu bao gồm đối tượng như sau:

- Tổ chức, cá nhân tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn.

- Tổ chức, cá nhân hoặc kết hợp giữa các tổ chức hoặc giữa các cá nhân với nhau theo hình thức liên danh trên cơ sở thỏa thuận liên danh tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn.

Bảo lãnh dự thầu hoàn trả khi nào?

Khoản 7 Điều 11 Luật Đấu thầu quy định bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.

Bảo lãnh dự thầu thường bao nhiêu phần trăm?

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 11 Luật Đấu thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể.

Thư bảo lãnh dự thầu do ai chịu trách nhiệm?

Thư bảo lãnh dự thầu được ký trước ngày đơn vị dự thầu mua hồ sơ mời thầu có hợp lệ không? Thư bảo lãnh là văn bản thông báo của Ngân hàng cho bên mời thầu để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Bảo đảm dự thầu thực hiện khi nào?

- Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu đối với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.

Chủ Đề