Thụ thai bao lâu thì siêu âm thấy

Bên cạnh việc dùng que thử thì siêu âm được xem là cách chính xác nhất để biết mẹ có mang thai hay không. Tuy nhiên, khi mẹ đi siêu âm có kết quả được trả về thường thông báo rằng mẹ đã mang thai được 4-7 tuần rồi. Như vậy thai 1,2,3 tuần tuổi có siêu âm được hay không?

1.Mang thai 3 tuần đầu có siêu âm được hay không?

Nhiều mẹ thắc mắc thai 3 tuần đầu có siêu âm được không thì mẹ cần hiểu rõ sự phát triển của thai nhi lúc này. Trong tuần này, thai nhi của mẹ vẫn đang trong bước đầu làm tổ, vẫn chưa có một hình dạng nhất định nào. Mặc dù phôi đã được hình thành rồi nhưng vẫn mất rất nhiều thời gian để túi phôi đi vào trong tủ cung và làm tổ.
Thai 1,2,3 tuần tuổi siêu âm thai kỳ được không sẽ phụ thuộc vào quyết định của mẹ, nhất là khi tâm trạng mẹ quá nôn nóng trước các dấu hiệu mang thai của mình. Tuy nhiên, khả năng mẹ nhìn thấy được hình ảnh thai nhi thông qua siêu âm là rất thấp bởi bào thai lúc này chỉ nhỏ bằng hạt giống mà mắt thường không thể nhìn ra. Vậy nên khi thực hiện siêu âm thai 3 tuần tuổi này sẽ là quá sớm và thiếu chính xác. Các trường hợp siêu âm đầu dò cũng sẽ không cho ra kết quả nhất định vào thời gian này và thậm chí có thể ảnh hưởng đến phôi thai. Cũng theo như các bác sĩ thì ngoài siêu âm chị em cần phải làm xét nghiệm máu để biết chính xác hơn.


Hình ảnh siêu âm 3 tuần tuổi

Việc thăm khám thai lúc này sẽ giúp mẹ biết được những thông tin quan trọng sau: -    Thông tin chính xác mẹ có thai hay không, đơn thai hay đa thai. -    Theo dõi thai nhi đã nằm trong tử cung không hay mẹ bị mang thai ngoài tử cung. -    Xem nhịp tim thai nhi và tuổi thai. -    Xác định kích thước và tình trạng sức khỏe thai nhi. -    Kiểm tra tình trạng tử cung, ống dẫn trứng của người mẹ. -    Xem qua lượng máu của mẹ có đủ để cung cấp cho con hay không. Trong đó nhịp tim thai nhi sẽ xuất hiện trong khoảng từ tuần thai thứ 4 trở đi. Tuy nhiên ở một số trường hợp bé sẽ xuất hiện nhịp tim khi được 7 tuần tuổi. Chính vì thế, nếu các mẹ bầu đi siêu âm thai kỳ mà không thấy được nhịp tim thai thì cũng không nên lo lắng thái quá.

>>> bài viết liên quan: siêu âm thai 12 tuần tuổi 

2. Sự thay đổi của mẹ khi mang thai trong 3 tuần tuổi:

Thai 1,2,3 tuần tuổi có những thay đổi như thế nào trong cơ thể của mẹ bầu: - Bạn sẽ có cảm giác mình bị chuột rút hay căng cứng cơ ở vụng chậu. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có cảm giác bị đầy hơi...

- Ngực sẽ có cảm giác cương cứng, đầu ti cũng nhạy cảm hơn. Ngực sẽ có thể nhìn đầy đặn hơn, trong hơn. Điều này đặc biệt rõ ràng với chị em có ngực nhỏ.

Giai đoạn thai 3 tuần tuổi mẹ có những sự thay đổi đáng kể 

- Cảm giác bị ốm nghén hay buồn nôn sẽ có thể ghé thăm, đặc biệt là vào buổi sáng. Thậm chí ngửi thấy mùi thức ăn hoặc ngĩ bạn cũng có cảm giác buồn nôn. - Bạn cũng sẽ thấy mình bị rò rỉ một chút máu ra quần chip. Nguyên nhân do quá trình túi phôi làm ổ ở thành tử cung.

- Bạn cũng có thể buồn đi tiểu nhiều hơn, cảm giác như mình khó có thể nhịn tiểu được lâu như trước, mặc dù lượng tiểu cũng rất nhỏ. Nguyên nhân của việc này là do sự gia tăng khối lượng máu cũng như áp lực của tử cung xuống bàng quang bên dưới.

Từ ngày 01/12 - 31/12, khi mẹ đăng ký thai sản trọn gói tại Bệnh viện Bảo Sơn sẽ được ưu đãi giảm 35% chi phí dịch vụ thai sản và:
- Tặng 01 ngày phòng riêng với khách sinh con trong năm 2021
- Tặng 02 lần chiếu plasma [nếu hết phòng riêng] với khách sinh con 2021

Siêu ưu đãi còn chưa đủ, mẹ còn được "bỏ túi" thêm rất nhiều quà tặng hấp dẫn không kém

- Miễn phí giường gấp cho người nhà - Tặng chụp ảnh newborn/phóng sự sinh mổ[nếu thời điểm khách hàng sinh không bùng dịch] - Tặng bộ quà bỉm sữa cao cấp cho Mẹ và Bé của nhãn hàng HIPP và Moony

- Tặng Voucher ưu đãi khi đặt phòng tại Khách sạn Bảo Sơn

Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại bệnh viện và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.

Khi nào mẹ nên siêu âm thai nhi lần đầu?

Sau khi được bác sĩ khám, bà bầu được chỉ định siêu âm thai để đánh giá thai nằm đúng vị trí hay không, đánh giá tử cung và phần phụ, có thể siêu âm qua thành bụng hay qua đầu dò âm đạo, trên hình ảnh siêu âm thai, bác sĩ sẽ thấy được hình ảnh túi thai trong buồng tử cung, có hình ovan, đo được đường kính túi thai ta gọi là GS chữ viết tắt : Gestational Sac khoảng: 10 – 12 mm, tương đương có tuổi thai khoảng 4 – 5 tuần, bên trong hình ảnh túi thai ta thấy được yolksac [+], đây là hình ảnh cúc phôi trong giai đoạn hình thành phôi thai. Điều này minh chứng cho rằng túi thai đã nằm hoàn toàn trong buồng tử cung và đang phát triển thành thai nhi.

Tham khảo: Bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung

Việc khám thai lần đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với các cặp vợ chồng, đặc biệt các cặp vợ chồng mang thai bé đầu tiên .Qua siêu âm thai, Bác sĩ đánh giá được tình trạng sức khỏe tổng quát của mẹ, xác định người mẹ có thai và chính thức có túi thai nằm trong buồng tử cung của người mẹ, phân biệt được thai có nằm ngoài tử cung không qua việc siêu âm thai bằng đầu dò âm đạo. Đồng thời cũng đánh giá được tình trạng thai qua việc quan sát túi thai phát triển tốt hay chưa tốt, biểu hiện vòng sáng xung quanh túi thai, có hiện tượng bóc tách túi thai hay không, vị trí túi thai nằm trong buồng tử cung ở vị trí bình thường hay vị trí thấp.

Khám thai lần đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ lập kế hoạch khám thai định kỳ cho người mẹ và người bố tương lai, tư vấn về chế độ ăn, chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, vệ sinh thân thể, thể dục thể thao, du lịch và sinh hoạt vợ chồng. Đặc biệt trong những trường hợp người mẹ có bệnh lý đi kèm hoặc tình trạng thai nhi qua việc đánh giá bằng hình ảnh siêu âm thai nhi không được khỏe thì việc điều trị ngay từ ban đầu là điều vô cùng thiết thực và ý nghĩa cho người mẹ mang thai.

Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

Siêu âm thai lần đầu có những bước nào?

Thăm khám tiền sử bệnh lý của mẹ

Lần đầu tiên khi siêu âm, các bác sĩ sẽ rất quan tâm đến sức khỏe tổng quan của mẹ. Điều này giúp cho việc siêu âm được thuận lợi và có kết quả chính xác hơn. Để thuận tiện, mẹ nên mang theo sổ khám sức khỏe khi siêu âm. Các mẹ có thể sẽ phải trả lời cho bác sĩ một số thông tin như bên dưới:

  • Trước đây mẹ đã từng mang thai chưa?
  • Trước khi siêu âm, mẹ có từng hay đang mắc bệnh gì không?
  • Mẹ có các vấn đề liên quan đến dị ứng hay không?
  • Chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mẹ như thế nào?
  • Mẹ có đang sử dụng thuốc không?
  • Mẹ có sử dụng các chất kích thích hay gây nghiện nào trước đây không?

Hỏi về kỳ mang thai

Các bác sĩ sẽ hỏi về thời điểm diễn ra chu kỳ kinh nguyệt gần nhất hoặc biểu hiện khi mang thai của mẹ.

Thăm khám về tình hình sức khỏe hiện tại

  • Đo chiều cao, cân nặng, huyết áp
  • Kiểm tra sức khỏe hệ hô hấp, tim mạch, khoang bụng và ngực
  • Kiểm tra xương chậu và cơ quan sinh sản

Tiến hành một vài xét nghiệm liên quan

  • Kiểm tra tiểu đường.
  • Xét nghiệm beta HCG
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm tiểu đường
  • Xét nghiệm máu xem mẹ có bị thiếu máu hay không
  • Xét nghiệm viêm gan B, AIDS

Bác sĩ Bùi Thi Thu Hà lưu ý rằng: 

  • Các xét nghiệm trên nên làm tại thời điểm thai 7 tuần, khi đã có tim thai. 
  • Xét nghiệm Beta hCG chỉ làm khi bác sĩ có nghi ngờ, ví dụ như trễ kinh mà không thấy thai ở trong lòng tử cung hay có nghi ngờ thai trứng, thai lưu, thai sảy… 
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm xét nghiệm TORCH [T- Toxoplasmosis, [O- Other Agents, [R] Rubella], [C] Cytomegalovirus, [H]erpes Simplex], nhằm xác định miễn dịch đầu thai kỳ của sản phụ. Nếu mẹ đã có miễn dịch từ đầu thai kỳ [TORCH IgG dương tính], thì trong trường hợp mẹ mắc bệnh như sốt, phát ban,... hay bé chậm tăng trưởng trong tử cung, tỉ lệ dị tật sẽ giảm đi do loại trừ được khả năng nhiễm cấp nguyên phát. Tại một số bệnh viện, xét nghiệm TORCH sẽ được gộp chung với bộ sàng lọ trisomy 21[Combined test].

Bác sĩ giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu

Sau khi thực hiện tất cả các bước trên, mẹ có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ để giải đáp các thắc mắc về kết quả xét nghiệm cũng như các vấn đề liên quan khác.

                                                                        BSCKII. NGUYỄN HỮU THUẬN

EmptyView

Đặc điểm của món ăn này là rất dễ tiêu, ngon miệng. Chứa nhiều protein chất lượng tốt, canxi, vitamin C… rất tốt cho các mẹ bầu.

Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu [gọi tắt là DVT] là một tình trạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, trong thời gian mang thai thì nguy cơ sẽ càng tăng lên. Về cơ bản, nó là hiện tượng cục máu đông, thường xuất phát ở một trong các tĩnh mạch sâu ở phía dưới chân. Dòng máu khi từ chân di chuyển lên phía trên để trở về tim sẽ cần phải chống lại lực hấp dẫn, lại gặp phải áp lực của bụng đang ngày càng đè nặng xuống, cộng với sự thay đổi mạnh về lượng máu và nội tiết tố trong cơ thể, tất cả làm cho quá trình tuần hoàn máu trở nên phức tạp hơn so với tình trạng bình thường khi không có thai.

/Đa số phụ nữ mang thai đều không tránh khỏi cảm giác buồn nôn khó chịu trong thời kỳ thai nghén. Chỉ cần dùng 1g bột gừng khô hoặc 5g gừng tươi trong 3-4 lần/ngày có thể khắc phục hiệu quả tình trạng này. Ngoài ra, các mẹ có thể kết hợp gừng để làm các món ăn hàng ngày nhé.

Thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein [vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng]. Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin [B1, B2, A, D, E], acide nicotic… cũng rất cao.

Đồ bơi cho bà bầu ngày càng được cải tiến, với kiểu dáng, mẫu mã đa dạng, và hết sức tiện lợi, cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, khi lựa chọn đồ bơi cho bà bầu, hãy lưu ý một số điểm để luôn có được cảm giác dễ chịu trong bộ đồ bơi.

Đau thắt lưng chậu là một trong những khó chịu trong thai kì. Mỗi lần bạn đứng lên, đi lại hoặc nằm xuống sẽ rất đau. Mỗi khi thai nhi xoay chuyển để tìm tư thế nằm thoải mái thì bạn cũng nên tìm tư thế thoải mái cho mình.

Video liên quan

Chủ Đề