Thực quản ở đâu

Viêm thực quản có thể do nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất do trào ngược acid dạ dày gây kích thích niêm mạc thực quản dẫn đến viêm. Viêm thực quản có thể gây ra một vài triệu chứng không quá nghiêm trọng, song cần điều trị và phòng ngừa để tránh biến chứng ung thư, loét, teo hẹp thực quản,…

1. Tìm hiểu chung về bệnh viêm thực quản

Thực quản là một cơ quan nằm ở đường tiêu hóa trên, nơi tiếp nhận thức ăn từ miệng và đẩy xuống dạ dày để tiêu hóa. Bệnh viêm thực quản là tình trạng lớp niêm mạc lót lòng bị tổn thương dẫn tới viêm sưng. Bệnh thường chỉ gây một số vấn đề về nuốt và thường không kéo dài như: khó nuốt, cảm giác vướng cổ họng, đau ngực, nuốt đau,…

Viêm thực quản là bệnh khá thường gặp gây đau họng khó nuốt

Hiếm khi viêm thực quản tiến triển thành ung thư hoặc thực quản barrett nếu được điều trị tốt và không để bệnh tái phát nhiều lần. Cụ thể những triệu chứng do viêm thực quản gây ra bao gồm:

  • Khàn tiếng.

  • Nuốt đau.

  • Khó nuốt.

  • Cảm giác nóng rát ở ngực.

  • Đau họng, đau ngực nhất là khi ăn.

  • Buồn nôn, nôn ói.

  • Cảm giác chua trong họng do acid dạ dày bị trào ngược.

  • Chán ăn, biếng ăn.

Các triệu chứng này thường không quá nghiêm trọng, khi bệnh được điều trị tốt thì triệu chứng cũng dần biến mất. Tuy nhiên, triệu chứng viêm thực quản có thể nguy hiểm ở những bệnh nhân mắc cao huyết áp, bệnh tim mạch hoặc đái tháo đường.

Viêm thực quản có thể nguy hiểm nếu chủ quan

Không nên chủ quan khi bạn hoặc người thân, đặc biệt là trẻ nhỏ có dấu hiệu viêm thực quản. Nếu triệu chứng nặng xuất hiện như: khó thở, đau ngực kể cả khi không ăn, đau cơ, nhức đầu, sốt cao, không thể nuốt,… xảy ra. Tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa mà bệnh có thể tiến triển nặng, khó điều trị và dẫn đến ung thư.

2. Nguyên nhân điển hình dẫn đến viêm thực quản

Theo nguyên nhân gây bệnh, viêm thực quản cũng được chia thành 4 nhóm bệnh bao gồm:

2.1. Do trào ngược

Trào ngược acid dạ dày là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến viêm thực quản và có thể gây viêm mạn tính khi acid không được kiểm soát tốt. Bình thường, cơ thắt thực quản dưới có cấu trúc giống như van một chiều, làm nhiệm vụ giữ dịch dạ dày ổn định trong dạ dày dù hoạt động đi lại, chạy nhảy, nằm có thể khiến dịch dạ dày xáo động.

Tuy nhiên, khi cơ quan này bị giãn, thoái hóa, xuất hiện vết hở thì acid dạ dày có thể trào ngược lên thực quản. Dịch dạ dày có pH thấp sẽ gây tổn thương, kích thích cho niêm mạc thực quản, từ đó dẫn đến viêm. Nguy hiểm hơn nếu trào ngược dạ dày kéo dài, bệnh nhân có thể mắc viêm thực quản mãn tính, niêm mạc thực quản bị tổn thương nghiêm trọng, hình thành sẹo.

Phải điều trị nguyên nhân trào ngược acid dạ dày kết hợp với điều trị triệu chứng viêm thực quản mới có thể cải thiện bệnh nhanh chóng và hiệu quả lâu dài.

Viêm thực quản trào ngược là thể bệnh thường gặp nhất

2.2. Do dị ứng

Đây là thể viêm thực quản xảy ra trong phản ứng dị ứng của con người, có vai trò quan trọng của tế bào bạch cầu. Phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với tác nhân kích ứng là vi khuẩn, bụi bẩn, lông động vật, acid, thực phẩm,… khiến cho nồng độ bạch cầu ở thực quản tăng cao.

Từ đó, thực quản sẽ bị viêm sưng nhanh chóng. Tình trạng viêm thực quản dị ứng thường nhanh chóng biến mất khi người bệnh được tách xa ra khỏi tác nhân gây kích thích. Tuy nhiên, đây là tình trạng cấp tính, viêm sưng thực quản quá mức có thể ảnh hưởng đến hô hấp nên cần can thiệp y tế kịp thời bằng thuốc chống dị ứng hoặc mở đường thở khi có dấu hiệu khó hô hấp.

Những tác nhân dễ gây viêm thực quản dị ứng bao gồm:

  • Thực phẩm: đậu phộng, đậu nành, sữa, trứng, lúa mạch, lúa mì, thịt bò,…

  • Bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa,…

2.3. Do thuốc

Một số loại thuốc điều trị có thể gây phá hủy mô nếu chúng tồn tại lâu trong niêm mạc thực quản. Điều này xảy ra khi bạn uống thuốc nhưng do dùng quá ít nước hoặc nuốt không trôi khiến một phần thuốc đọng lại ở niêm mạc thực quản, gây ra viêm.

Uống thuốc với ít nước có thể là nguyên nhân gây viêm thực quản

Các thuốc dễ gây viêm thực quản bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh như doxycycline, tetracycline.

  • Thuốc giảm đau như Natri naproxen, Aspirin, ibuprofen,…

  • Thuốc điều trị tim mạch như quinidine.

  • Thuốc điều trị loãng xương dạng bisphosphonates.

  • Thuốc điều trị thiếu kali như Kali clorid.

2.4. Do nhiễm trùng

Đây là nguyên nhân phổ biến cuối cùng dẫn đến viêm thực quản, song khá hiếm thường chỉ xảy ra ở những người bị suy giảm miễn dịch trong bệnh lupus ban đỏ, ung thư, điều trị bằng hóa xạ trị, nhiễm HIV/AIDS,…

Tác nhân nhiễm trùng gây viêm thực quản phổ biến nhất là nấm Candida Albicans, chúng thường xuất hiện trong khoang miệng nhưng có thể theo nước bọt hoặc thức ăn xuống thực quản gây bệnh.

3. Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm thực quản

Bệnh viêm thực quản có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, thông qua triệu chứng và bệnh sử bác sĩ có thể xác định được bệnh. Để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần làm các xét nghiệm kiểm tra khác như: nội soi thực quản, sinh thiết, chụp X-quang với thuốc cản quang,…

Cần xác định được nguyên nhân gây viêm thực quản mới có thể điều trị hiệu quả triệt để. Các thuốc điều trị dùng chuyên biệt cho bệnh nhân viêm thực quản bao gồm:

  • Thuốc kháng virus: Khi tác nhân gây bệnh là do virus.
  • Thuốc kháng nấm: Khi tác nhân gây bệnh là do nấm.
  • Thuốc kháng dịch vị: Giúp bảo vệ niêm mạc thực quản khỏi tác động xấu của dịch vị dạ dày bị trào ngược.
  • Thuốc giảm đau: Có tác dụng cải thiện triệu chứng đau do viêm thực quản.
  • Steroid: Steroid đường uống cũng thường được chỉ định để cải thiện tình trạng bệnh cho bệnh nhân viêm thực quản.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc có tác dụng hạn chế sản xuất dịch vị dạ dày, ngăn ngừa trào ngược lên gây viêm thực quản.

Viêm thực quản sẽ được điều trị dựa theo nguyên nhân gây bệnh

Ngoài ra, viêm thực quản do nguyên nhân đặc biệt như dị ứng hoặc do thuốc sẽ cần điều trị đặc biệt, chủ yếu là kiểm soát từ chế độ ăn uống và sử dụng thuốc. Bệnh nhân cần tránh xa thức ăn chứa chất gây dị ứng viêm thực quản như: trái cây có vị chua, thức ăn cay, thuốc lá, rượu, cà phê,…

Nếu nguyên nhân gây viêm thực quản là do thuốc, bệnh nhân cần sử dụng thuốc uống dạng lỏng hoặc uống nhiều nước hơn khi uống thuốc.

Như vậy, viêm thực quản có thể được điều trị nhanh chóng và không tái phát khi tìm và khắc phục được đúng nguyên nhân gây bệnh. Hãy liên hệ với bác sĩ khi bạn đang có những triệu chứng gây viêm thực quản như trên.

Thực quản là gì? Cấu tạo thực quản như thế nào? Hoạt động của thực quản diễn ra như thế nào? Các bệnh lý thường gặp ở thực quản là gì? Bài viết dưới đây giúp bạn đọc trả lời những câu hỏi trên.

XEM THÊM:

>> Triệu trứng của bệnh viêm thực quản trào ngược
>> Khám và điều trị loét thực quản
>> Triệu chứng của bệnh viêm thực quản

Thực quản là gì?

Thực quản là một ống cơ, nối hầu với dạ dày. Ở cổ, thực quản nằm sau khí quản, đi xuống trung thất sau, nằm phía sau tim, trước động mạch chủ ngực, xuyên qua cơ hoành vào ổ bụng, nối với dạ dày. Đây là một trong những bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa.

Thực quản dài khoảng 25 – 30cm, dẹt do các thành áp sát vào nhau. Khi có hoạt động nuốt thức ăn, thực quản có hình ống. Thực quản tương đối di động, dính với các tạng xung quanh bằng các cấu trúc lỏng lẻo.

>> Tìm hiểu thêm: Thực quản nằm ở đâu?

Thực quản là một ống cơ, nối hầu với dạ dày.

Cấu tạo thực quản

-Về mặt phẫu thuật, thực quản được chia làm 3 đoạn:

  • 1/3 trên: Bắt đầu từ miệng thực quản tới bờ trên quai động mạch chủ, đoạn này chỉ dài chừng 10cm.
  • 1/3 giữa: Bắt đầu từ bờ trên quai động mạch chủ cho tới bờ dưới tĩnh mạch phổi dưới, đoạn này dài chừng 8cm liên quan tới các mạch máu lớn của tim.
  • 1/3 dưới: Bắt đầu từ bờ dưới tĩnh mạch phổi tới tâm vị, đoạn này dài chừng 7cm.

-Về mặt cấu tạo: Ngoài cùng là lớp mô liên kết bao bọc thực quản. Dưới lớp mô liên kết thành thực quản gồm 3 lớp. Cụ thể:

Chức năng của thực quả là đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày.

  • Lớp cơ gồm cơ trơn và cơ vân, 1/3 trên thực quản là cơ vân, còn 2/3 dưới là cơ trơn.
  • Cơ trơn gồm những dải cơ dọc ở ngoài và những sợi cơ vòng ở trong.
  • Cơ vân gồm những bó sợi cơ vân, bao quanh họng, càng xuống dưới thì mỏng dần và đến đoạn tâm vị thì xuất hiện lại tạo thành cơ thắt tâm vị [cơ thắt thực quản dưới].
  • Lớp dưới niêm mạc: có các mạch máu và thần kinh.
  • Lớp niêm mạc: lót trong lòng thực quản, được cấu tạo bởi lớp biểu mô, lớp đệm, lớp cơ niêm và các tuyến.

Hoạt động của thực quản

Thực quản có chức năng đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày. Khi ăn, các cơ trong họng co lại, cùng với sự nâng lên của thanh quản sẽ đẩy thức ăn từ miệng xuống thực quản. Các cơ ở miệng thực quản giãn ra để đón nhận lượng thức ăn vừa xuống. Những thức ăn dạng lỏng, nhão sẽ rơi không xuống dạ dày. Những thức ăn đặc hơn sẽ di chuyển trong thực quản nhờ sóng nhu động chậm của thực quản, kết hợp với trọng lượng của thức ăn. Tại đây thực quản sẽ làm nhiệm vụ  đẩy thức ăn đến tâm vị và dạ dày.

  • Miệng thực quản thường đóng kín để không khí không vào thực quản khi mở. Nó chỉ mở ra khi thực quản thực hiện động tác nuốt.
  • Tâm vị cũng luôn được đóng kín. Nó hoạt động như van một chiều để ngăn chặn sự trào ngược của dịch vị.
  • Trong các trường hợp nhược cơ, viêm niêm mạc sẽ làm các cơ thắt trên không đóng kín thường xuyên và đưa tới các rối loạn.

Các bệnh lý về thực quản nếu không điều trị có thể biến chứng thành ung thư thực quản

Các bệnh lý thực quản thường gặp

-Các dị tật bẩm sinh tại thực quản: Teo thực quản, rò thực quản…

-Co thất tâm vị

-Dị vật thực quản

-Túi thừa thực quản

-Bóng thực quản do hóa chất

-U lành thực quản

-U ác thực quản

-Thương tích ở thực quản: Thủng thực quản, vết thương ở thực quản…

Xem thêm: khám bệnh viêm thực quản ở đâu tốt

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về thực quản là gì, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc  theo số điện thoại 1900 558892 hoặc hotline: 0904 97 0909 để được tư vấn giải đáp chi tiết.

Video liên quan

Chủ Đề