Thuyết minh uy tín của nhà thầu

Bất kể dự án lớn hay nhỏ cũng đều cần tìm được nhà thầu xây dựng uy tín. Tìm được một đơn vị uy tín bạn hoàn toàn tự tin về hiệu quả thi công công trình. Tuy nhiên, trên thị trường không thiếu những nhà thầu tự cho mình uy tín. Làm thế nào để đánh giá mức độ uy tín của một nhà thầu trong khi chưa tiếp xúc trực tiếp lần nào? Đó là chắc chắn là điều là mọi đối tượng có nhu cầu xây dựng nhà ở, dự án đều quan tâm. Trong bài viết sau, DNU Decor xin trình bày cụ thể hơn đến bạn đọc về vấn đề này!

Trong quá trình thi công công trình, nhất thiết phải trải qua giai đoạn thiết kế 2D, 3D. Mục đích của các giai đoạn này chính là cung cấp những hình dung chi tiết nhất về không gian. Nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn trong sinh hoạt, làm việc và học tập. Tuy nhiên, chưa thể đánh giá được mức độ chuẩn xác bởi mọi thứ chỉ mới ở trên bản vẽ. Điều quan trọng nhất là bạn cần tìm được một nhà thầu xây dựng. Đơn vị này sẽ trực tiếp xem xét bản thiết kế và từng bước triển khai thi công, hiện thực hóa mọi thứ từ bản vẽ. 

Vậy, trách nhiệm của các nhà thầu xây dựng là gì?

Thứ nhất, họ phải có đủ năng lực để tiếp nhận toàn bộ công việc. Cũng như đáp ứng các điều kiện về phương tiện, trang thiết bị, nhân công và biện pháp thi công theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Thứ hai, họ phải chịu trách nhiệm về chất lượng công trình. Đảm bảo các hạng mục hoàn thiện đúng tiêu chuẩn của chủ đầu tư. Toàn bộ các yêu cầu về công việc đều được nêu rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng.

Thứ ba, họ sẽ ký hợp đồng giao khoán cho các nhà thầu phụ để thực hiện các công việc chuyên môn và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến nhà thầu phụ.

Nhà thầu phải đáp ứng đầy đủ năng lực để mang đến công trình đạt chất lượng như mong đợi [Ảnh: Internet]

Việc đánh giá và lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín rất quan trọng. Bởi có những công trình lên đến hàng trăm, hàng nghìn tỷ, chủ đầu tư không thể lơ là giao vào tay đơn vị thầu thiếu chuyên nghiệp hay không đáp ứng tiêu chuẩn.

Có nhiều yếu tố tạo nên uy tín của một đơn vị thầu xây dựng. Nhưng tựu trung nằm ở 4 điểm quan trọng như sau:

Đầu tư xây dựng thương hiệu là một trong những chiến lược kinh doanh dài hơi mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều chú trọng. Đối với các nhà thầu xây dựng cũng vậy. Tuy nhiên, không có nghĩa những nhà thầu chăm chút hình ảnh thương hiệu thì cũng mang lại những dịch vụ chất lượng. Điều này mới chỉ thể hiện ở sự hiểu biết và tầm nhìn của nhà thầu. Và đồng thời sẽ là bàn đạp để tiếp cận khách hàng và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ.

Hơn thế, ngành xây dựng vốn đầy rẫy rủi ro. Những cam kết bảo hành 5 năm hay 10 năm đều không đủ sức thuyết phục. Thay vào đó, bạn hãy nhìn vào các yếu tố:

  • Yếu tố pháp lý: giấy phép ĐKKD, chứng chỉ hành nghề,…;
  • Yếu tố nhân lực: bao gồm đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư, giám sát, chỉ huy công trình và công nhân thi công;
  • Yếu tố trải nghiệm: đánh giá của khách hàng, tương tác giữa nhân viên và các hoạt động truyền thông thông qua các kênh website, MXH,…

Đầu tư vào thương hiệu không có nghĩa dịch vụ có chất lượng tốt. Nhưng dịch vụ chất lượng thì thương hiệu mới thực sự vững mạnh [Ảnh: Internet]

Giá cả thường đi đôi với chất lượng. Nhưng đối với một nhà thầu xây dựng uy tín, giá đắt hay rẻ không phải vấn đề quan trọng. Quan trọng hơn là mức giá đó có hợp lý hay không. Đặc biệt, đi kèm mức giá đó có những chính sách nào để đảm bảo chất lượng công trình.

Bởi vẫn xuất hiện nhiều trường hợp đưa ra báo giá rẻ, nhưng lại bỏ sót nhiều hạng mục chưa tính. Có thể kể đến chi phí đổ bê tông sàn trệt, chi phí vệ sinh,… Sau khi hoàn thiện công trình mới kê thêm chi phí phát sinh khiến bạn trở tay không kịp. Cũng có những nơi báo giá dịch vụ rất rẻ, đến khi thi công họ sẽ sử dụng vật liệu kém chất lượng để thu lời. Do đó, yêu cầu tiên quyết là tất tật các đầu việc, nguyên vật liệu và chi phí thi công toàn bộ phải được nêu cụ thể trong hợp đồng.

Bảng giá cần rõ ràng các hạng mục và mức giá [Ảnh: Internet]

Thông qua việc thỏa thuận và ký kết hợp đồng, bạn cũng phần nào đánh giá được tính minh bạch của nhà thầu xây dựng trong quy trình làm việc. Theo tâm lý chung, khách hàng thường có xu hướng xem xét mọi việc diễn ra dựa trên sự nỗ lực của nhà thầu. Và sẽ luôn ưu tiên lựa chọn những dịch vụ nào được nhiều người lựa chọn. Khi bạn nhận thấy rằng nhà thầu đang xử lý công việc một cách tỉ mỉ và tận tâm, bạn cũng có thể đánh giá được trình độ chuyên môn của họ.

Quy trình làm việc tỉ mỉ, minh bạch thể hiện cái tâm của chủ thầu [Ảnh: Internet]

Đây là tiêu chí quan trọng nhất, có ảnh hưởng đến cả diện mạo thương hiệu của nhà thầu xây dựng. Trong đó, năng lực thiết kế thể hiện qua quá trình lên ý tưởng và hoàn thiện ý tưởng trong cách bố trí mặt bằng và dựng mặt tiền kiến trúc 3D. Còn năng lực thi công lại thể hiện xuyên suốt qua các giai đoạn triển khai công việc:

  • Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị, máy móc;
  • Tập hợp nhân công có tay nghề;
  • Có giám sát bởi đội ngũ chuyên môn;
  • Sự phối hợp chặt chẽ;
  • Cách tổ chức bán thầu, giao khoán, công nhật;
  • Sử dụng vật liệu đúng quy cách;…

Ngoài ra, để kiểm tra năng lực thi công của nhà thầu, bạn có thể xem qua những công trình thực tế so với bản vẽ mà nhà thầu đã thực hiện trước đó [Ảnh: Internet]

Không khó để bạn tìm được nhà thầu xây dựng uy tín tại TPHCM. Thông qua những tiêu chí cơ bản kể trên, DNU Decor chúc bạn thành công khi triển khai xây dựng cho nhà ở, dự án của riêng mình!

Cập nhật: 16:00 | 09/08/2019

TBCKVN - Độc giả hỏi: Một nhà thầu A đã trúng thầu trong năm 2016 và cung cấp cấp 5 loại hóa chất theo hợp đồng số 125/2016. Nhung trong quá trình cung cấp có 3 mặt hàng không đạt chất lượng và chất lượng không ổn định dẫn đến hàng bị trả hàng về và có khi bị phạt vì không đạt chất lượng của 1 trong 5 mục đó. Vậy nếu nhà thầu này tiếp tục tham gia thầu trong năm tiếp theo thì nhà thầu này có bị đánh giá là loại vì lý do là: không có uy tín không? Có cách nào để loại nhà thầu này không vì nhà thầu này không có uy tín. 

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Căn cứ vào Luật đấu thầu 2013.

2. Nội dung phân tích:

Trường hợp nhà thầu A sau khi đã trúng thầu cung cấp 5 loai hóa chất theo hợp đồng đã ký kết, nhưng trong quá trình cung cấp có 3 mặt hàng không đạt chất lượng và chất lượng không ổn định. Trường hợp này được xác định nhà thầu vi phạm hợp đồng khi không thực hiện đúng những thỏa thuận đã giao kết. Chủ đầu tư có quyền chấm hợp đồng đã ký kết với nhà thầu và tìm nhà thầu khác.

Căn cứ Khoản 11 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định trường hợp nhà thầu thực hiện gói thầu vi phạm hợp đồng, không còn năng lực để tiếp tục thực hiện hợp đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả của gói thầu thì chủ đầu tư giải quyết như sau:

+ Chủ đầu tư xem xét, báo cáo người có thẩm quyền quyết định cho phép chấm dứt hợp đồng với nhà thầu đó.

+ Phần khối lượng công việc chưa thực hiện được áp dụng hình thức chỉ định thầu hoặc các hình thức lựa chọn nhà thầu khác trên cơ sở bảo đảm chất lượng, tiến độ của gói thầu.

+ Giá trị phần khối lượng công việc chưa thực hiện giao cho nhà thầu mới được tính bằng giá trị ghi trong hợp đồng trừ đi giá trị của phần khối lượng công việc đã thực hiện trước đó.

* Lưu ý:

+ Trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu, người có thẩm quyền phải đảm bảo nhà thầu được chỉ định thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện phần công việc còn lại của gói thầu.

+ Trường hợp việc thực hiện hợp đồng chậm tiến độ không do lỗi của nhà thầu thì không được phép chấm dứt hợp đồng để thay thế nhà thầu khác.

Trường hợp phải chấm dứt hợp đồng với nhà thầu vi phạm để thay thế nhà thầu mới, trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng với nhà thầu vi phạm, chủ đầu tư phải gửi thông báo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, đăng tải thông tin nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Báo đấu thầu; trong thông báo phải nêu rõ lý do nhà thầu vi phạm dẫn tới phải chấm dứt hợp đồng, hình thức lựa chọn nhà thầu thay thế, tên nhà thầu được chỉ định trong trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu.

Như vậy, chủ đầu tư có quyền chấm dứt hợp đồng với nhà thầu hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng với nhà thầu yêu cầu nhà thầu cung cấp đúng các mặt hàng đảm bảo đúng chất lượng như đã thỏa thuận. Nếu nhà thầu vi phạm sẽ xử lý theo nội dung nêu trên.

Tuy nhiên, hợp đồng mà bạn đang trình bày là hợp đồng thực hiện năm 2016, sắp tới bên bạn có thực hiện là gói thầu mới, để đánh giá năng lực của nhà thầu bên bạn có thể đưa ra các yêu cầu về năng lực kinh nghiệm đối với nhà thầu trong hồ sơ yêu cầu. Nếu nhà thầu vẫn đáp ứng thì bên bạn vẫn phải tiến hành đánh giá hồ sơ của nhà thầu nếu nhà thầu tham dự và có đủ điều kiện hợp lệ.

Minh Phương

Video liên quan

Chủ Đề