Nhà máy điện mặt trời đầu tiên tại Việt Nam được đất tại đầu

Dự án nhà máy điện mặt trời ở Quảng Nhãi do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thiên Tân Group làm chủ đầu tư với diện tích 30ha, công suất 19MW, tổng vốn gần 900 tỷ đồng.

Sau khi khởi công vào tháng 8/2015, dự kiến vào tháng 7/2016, dự án sẽ hoàn thành hòa vào lưới điện quốc gia, mỗi năm đóng góp khoảng 28 triệu KW điện. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là khâu giải tỏa mặt bằng nên dự án này vẫn chưa thể hoàn thành theo dự kiến ban đầu.

Đến thời điểm tại, mới chỉ có khoảng 30% số tấm pin được lắp xong. Tuy nhiên, phần cọc hiện đã đóng hoàn thành 100% và các cánh tay đòn [làm giá đỡ] tập kết đủ tại các vị trí, việc lắp ráp số tấm pin còn lại dự kiến sẽ rất nhanh và đến cuối tháng 3 này sẽ hoàn thành xây dựng toàn bộ các hạng mục, đến tháng 4 sẽ phát điện.

Theo ông Huỳnh Kim Lập - Chủ tịch Hội đồng quản trị Thiên Tân Group, với công nghệ của Mỹ, thiết bị do các nước Châu Âu sản xuất và nhập về, đến thời điểm này đây là nhà máy điện mặt trời nằm trong tốp hiện đại nhất của thế giới, có giá xoay lắp đặt sử dụng cảm ứng thông minh sẽ giúp đưa các tấm pin luôn hướng về ánh sáng mặt trời chiếu để nhận được nguồn năng lượng lớn nhất trong ngày.

Trước đó, như VietnamFinance đã thông tin, cụm nhà máy điện mặt trời Srêpok 1 và Quang Minh tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã chính thức được khánh thành vào ngày 9/3. Đây hiện là cụm nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam. Với tổng công suất 100 MWp, được xây dựng trên diện tích đất 120ha, tổng mức đầu tư gần 2.300 tỷ đồng, cụm nhà máy điện mặt trời này sẽ cung cấp cho điện lưới quốc gia khoảng 150 triệu kWh mỗi năm, doanh thu khoảng 300 tỷ đồng, nộp ngân sách 30 tỷ đồng/năm cho địa phương.

[TNO] Sáng 29.8, Công ty CP đầu tư xây dựng Thiên Tân tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy điện mặt trời tại xã Đức Minh, huyện Mộ Đức [Quảng Ngãi].

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư và tỉnh Quảng Ngãi thực hiện nghi thức khởi công

Tham dự buổi lễ có Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư, tỉnh Quảng Ngãi cùng đông đảo người dân trong vùng dự án.

Dự án nhà máy điện mặt trời được xây dựng trên diện tích gần 30 ha, công suất 19,2 MW, tổng vốn đầu tư hơn 826 tỉ đồng. Dự kiến đến tháng 7.2016, nhà máy sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động, hòa vào lưới điện quốc gia 28 triệu kWh điện/năm.

Đây là dự án có công suất lớn và đầu tiên của Việt Nam, sử dụng thiết bị và công nghệ hiện đại của Đức và Ấn Độ, không gây ô nhiễm môi trường kể cả bụi, tiếng ồn và nước thải.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng dự án có nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế-xã hội, mở đầu cho làn sóng đầu tư mới trong việc khai thác, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam, góp phần vì một hành tinh xanh hơn, vì một môi trường phát triển bền vững hơn.

Tin liên quan

Toàn cảnh Nhà máy Điện mặt trời Krông Pa. Ảnh: Báo Đầu tư

Đây là nhà máy điện mặt trời đầu tiên trên địa bàn tỉnh Gia Lai chính thức đi vào hoạt động và mở ra hướng phát triển năng lượng tiềm năng của vùng đất Tây Nguyên nhiều nắng gió.

Nằm trên diện tích 70,23 ha đất đồi thuộc xã Chư Gu [huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai], nhà máy được lắp đặt 209.100 tấm pin năng lượng mặt trời, với công nghệ và thiết bị hiện đại.

Việc khánh thành Nhà máy Điện mặt trời Krông Pa là bước tiến lớn trong việc tận dụng năng lượng tái tạo, góp phần bảo vệ môi trường, làm giảm phát thải CO2 khoảng 29.000 tấn/năm trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Tại huyện Krông Pa, nhiệt độ trung bình hàng năm hơn 25 độ C, số giờ nắng trung bình trong ngày gần 6 giờ, tương đương khoảng 2.500 giờ/năm. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư các dự án điện mặt trời trên địa bàn.

Krông Pa là một trong những địa phương khó khăn nhất của tỉnh Gia Lai nên việc định hướng phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo phù hợp với thế mạnh của địa phương là hướng đi phù hợp nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, tối ưu hiệu quả kinh tế, hướng đến xây dựng vùng “chảo lửa” phát triển bền vững trong tương lai, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân bản địa.

Theo ông Tô Văn Chánh - Chủ tịch UBND huyện Krongo Pa, tính đến tháng 7-2018, đã có 17 doanh nghiệp đến khảo sát và lập quy hoạch đưa vào đầu tư dự án phát triển điện mặt trời tại Krông Pa với 19 dự án có tổng công suất trên 1.000 MWp.

Còn trên địa bàn toàn tỉnh Gia Lai đã có hàng chục nhà đầu tư đang tìm hiểu, khảo sát, lập dự án đầu tư với quy mô khoảng 3.000 MW [1 MW có mức đầu tư khoảng 25 tỷ đồng] đối với lĩnh vực điện mặt trời, điện gió. Điều này sẽ mang lại giá trị công nghiệp cao, giải quyết việc làm cho người dân, tạo diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn, đồng thời tạo ra nguồn thu ngân sách lớn trong tương lai [dự kiến 1 MW sẽ đóng thuế 150 triệu đồng/năm].

Ông Bùi Khắc Quang, Giám đốc Sở Công Thương Gia Lai cho biết: Tiềm năng điện mặt trời của tỉnh được đánh giá rất cao, có quy mô công suất lớn nhất. Theo các nguồn dữ liệu từ cơ quan chuyên môn, Gia Lai có số giờ nắng trung bình 1.900-2.200 giờ/năm, bức xạ tổng cộng 335-380 kcal/cm3… Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án điện mặt trời trên địa bàn, quy mô công suất có thể đạt khoảng 7.500 MW trong khi tiềm năng thủy điện chỉ khoảng 2.500 MW, điện gió 1.800 MW, điện sinh khối 850 MW.

Nếu các dự án được triển khai, Gia Lai sẽ là thủ phủ phát triển năng lượng tái tạo mà huyện Krông Pa là nơi các nhà đầu tư tập trung các dự án này. Đây cũng là lĩnh vực mà tỉnh mong muốn phát triển trong thời gian tới nhằm tạo sự bứt phá cho việc phát triển kinh tế của địa phương ở lĩnh vực này.

MK [tổng hợp]


Khánh thành nhà máy điện mặt trời 35 MW đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 5/10/2018, Tập đoàn Thành Thành Công [TTC Group] và CTCP Điện Gia Lai [GEC], đơn vị thành viên TTC tổ chức lễ khánh thành Nhà máy Điện mặt trời TTC Phong Điền tại thôn Mỹ Hòa, xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là nhà máy điện mặt trời có công suất 35 MW đầu tiên được khánh thành tại Việt Nam.

Nhà máy Điện mặt trời TTC Phong Điền do CTCP Điện Gia Lai làm Chủ đầu tư. Dự án nằm cách thành phố Huế theo đường chim bay khoảng 50 km về hướng Bắc, cách trung tâm thị trấn Phong Điền khoảng 16 km về phía Đông, được xây dựng trên khu đất 45 ha, có công suất 35 MW, tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.

Dự án được thi công từ tháng 1/2018 với tổng số nhân lực thực hiện hơn 300 công nhân và kỹ sư trong và ngoài nước.

Theo đó, 145.560 tấm pin năng lượng mặt trời đã được lắp đặt với công nghệ và thiết bị hiện đại, mang lại hiệu suất cao. Các tấm pin này sẽ hấp thụ bức xạ của ánh nắng mặt trời và chuyển đổi thành điện năng hòa vào hệ thống tải điện.

Như vậy, sau 9 tháng thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị, Nhà máy Điện mặt trời TTC Phong Điền đã chính thức đi vào hoạt động và sẽ phát điện với sản lượng khoảng 60 triệu kWh/năm.

Sản lượng điện này gần bằng mức tiêu thụ điện hàng năm của khoảng 32.628 hộ gia đình ở Việt Nam, ước tính giảm phát thải CO2 khoảng 20.503 tấn/năm. Dự án đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa nguồn và lưới điện, đảm bảo khả năng vận hành an toàn, kinh tế của hệ thống điện và hiệu quả đầu tư chung của xã hội..

Trước đó, ngày 25/9/2018, Nhà máy đã chính thức đóng điện.

Dự kiến đến năm 2019, Nhà máy này sẽ mở rộng quy mô thêm công suất 29,5 MW với diện tích 38,5 ha, đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu thụ điện năng trong tương lai.

Ngoài việc khánh thành Nhà máy Điện mặt trời TTC Phong Điền, dự kiến vào Quý 4/2018, Công ty cổ phần Điện Gia Lai cũng sẽ chính thức đưa Nhà máy Điện mặt trời TTC Krông Pa tại tỉnh Gia Lai đi vào hoạt động. Dự án có công suất 49 MW, tổng vốn đầu tư trên 1.406 tỷ đồng với mục tiêu sản xuất và phân phối điện mặt trời.

Chỉ tính riêng trong mảng năng lượng mặt trời này, hiện TTC đang triển khai 6 nhà máy được bổ sung quy hoạch, vận hành trước tháng 6 năm 2019. Kế hoạch chiến lược đến năm 2020, TTC sẽ nâng tổng công suất lên khoảng 1.000 MW tại các tỉnh thành có nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời…

Theo dự kiến, nhà máy sẽ được hoàn thành và đi vào hoạt động từ tháng 6/2019, điện năng sản xuất hằng năm bình quân hơn 70 triệu kWh điện.

  • Động thổ Nhà máy điện mặt trời đầu tiên tại Phú Yên

  • Nhà máy điện mặt trời 'khủng' với 900.000 tấm pin mặt trời lắp đặt trên 260 hécta

  • Nhà máy điện mặt trời có công suất 35 MW đầu tiên tại Việt Nam chính thức hoạt động

  • Gần 5.000 tỷ đồng xây dựng nhà máy điện mặt trời Trung Nam

Thực hóa chủ trương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] về đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng sạch trên cả nước, Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi [DHD] thuộc Tổng công ty Phát điện 1 đã khảo sát, nghiên cứu và đầu tư dự án xây dựng nhà máy điện mặt trời nổi, công suất 47,5 MWp, trên diện tích 57ha hồ thuỷ điện Đa Mi, thuộc địa bàn xã La Ngâu [huyện Tánh Linh] và các xã Đa Mi, La Dạ [huyện Hàm Thuận Bắc] của tỉnh Bình Thuận, tổng vốn đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng.

Dự án điện mặt trời nổi tại hồ Đa Mi không ảnh hưởng đến môi trường, không phát thải khí nhà kính, không phát sinh diện tích đất. Đây là nhà máy điện mặt trời nổi đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam.

Nhà máy điện mặt trời nổi được xây dựng trên diện tích 57ha hồ thuỷ điện Đa Mi, thuộc địa bàn xã La Ngâu [huyện Tánh Linh] và các xã Đa Mi, La Dạ [huyện Hàm Thuận Bắc] của tỉnh Bình Thuận.
Những tấm pin mặt trời của nhà máy điện mặt trời nổi đang được lắp đặt trên mặt hồ thuỷ điện Đa Mi.

Triển khai lắp đặt những tấm pin mặt trời trên mặt hồ thuỷ điện Đa Mi.

Thả thiết bị neo hệ thống phao chứa pin mặt trời của nhà máy điện mặt trời nổi trên hồ thuỷ điện Đa Mi.

Ngọc Hà [TTXVN]

Vướng cản trở, nhà máy điện mặt trời trên đầm Trà Ổ chưa thể triển khai

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định cho biết, mặc dù lãnh đạo UBND tỉnh và huyện đã nhiều lần đối thoại với người dân về dự án nhà máy điện mặt trời trên đầm Trà Ổ, nhưng việc cản trở vẫn kéo dài khiến dự án chưa thể triển khai được.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Nhà máy điện mặt trời nổi,
  • Tập đoàn Điện lực Việt Nam,
  • năng lượng sạch,
  • Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi,
  • Bình Thuận,

Video liên quan

Chủ Đề