Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng

BÀI THƠ TIẾNG VIỆT CỦA LƯU QUANG VŨ

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.

Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng


Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.

Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa


Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi
Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ
Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời.

“Ðá cheo leo trâu trèo trâu trượt...”


Ði mòn đàng dứt cỏ đợi người thương
Ðây muối mặn gừng cay lòng khế xót
Ta như chim trong tiếng Việt như rừng.

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói


Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát


Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy


Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.

Một đảo nhỏ ngoài khơi nhiều kẻ nhận


Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất
Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già.

Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng


Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi
Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.

Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng


Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.

Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ


Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay
Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay
Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.

Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết


Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi
Như vị muối chung lòng biển mặn
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.

Ai thuở trước nói những lời thứ nhất


Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu
Ðiều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt
Ai người sau nói tiếp những lời yêu?

Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển


Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya?
Ai ở phía bên kia cầm súng khác
Cùng tôi trong tiếng Việt quay về.

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ


Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi tiếng Việt xót xa tình...


Đây là một bài thơ hiếm hoi của Lưu Quang Vũ được đăng báo trong những năm người ta từ chối thơ anh. Để đăng được trên báo Văn nghệ, nhà thơ Phạm Tiến Duật khi đó đã phải biên tập sửa ba chỗ như chú thích trong bài. Bản được công bố được coi là bản chính nên các tuyển thơ Lưu Quang Vũ về sau đều in theo bản này. Bản ở đây được chép căn cứ theo bản thảo viết tay gốc của tác giả và được công bố sau này.

Trích đoạn bài thơ này được sử dụng trong đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2016.

Câu 1: xác   định biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên và tác dụng của Nó ?

Trả lời :

1- Thể thơ tự do.

2- Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh:

   - Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

   - Óng tre ngà và mềm mại như tơ

   - Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

   - Như gió nước không thể nào nắm bắt

   Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.

Tác giả đã dùng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với “ một làn sóng” ;

   + Dùng phép điệp trong cấu trúc “ nó kết thành”,” nó lướt qua”, “ nó nhấn chìm”…

   + Điệp từ “

   + Phép liệt kê.

Câu 2:  Chỉ ra các đặc điểm …..

Trả lời :

Không phải ngẫu nhiên nhiều nhà phê bình văn học cho rằng bài thơ Tiếng Việt của nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ phải được chọn đưa vào chương trình Ngữ văn trung học. Tôi nghĩ, đây là ý kiến cần được quan tâm bởi Tiếng Việt là một trong những bài thơ hay viết về tiếng nói dân tộc. Nếu được chọn, bài thơ không những hội đủ các tiêu chí của một tác phẩm văn học có giá trị về nội dung và nghệ thuật mà còn có tính tích hợp cao với các phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn.

Với tất cả lòng yêu quý và trân trọng tiếng mẹ đẻ, nhà thơ Lưu Quang Vũ đã tạo ra mạch nguồn cảm xúc lai láng, trào dâng, bất tận trong bài thơ Tiếng Việt. Mỗi khổ thơ là một cung bậc cảm xúc: có lúc chậm rãi, khoan thai, xa vắng; có khi dồn dập, sôi nổi, riết róng… nhưng cảm xúc chủ đạo vẫn là tha thiết, ân tình:

Câu 3: Tình cảm và thái độ của Lưu Q Vũ là gì ?

Trả lời :

Bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ – thể hiện Tình yêu nước non, tiếng nói dân tộc.

Câu 4: suy nghĩ của Anh chị về bài thơ này ?

Trả lời :

Cảm nhận bài thơ Tiếng Việt Lưu Quang Vũ

Bài thơ Tiếng Việt Lưu Quang Vũ được viết bằng cái tình đậm đà và thắm thiết và cũng chứa đựng đầy nét nhân ái của con người Việt Nam. Tuy viết về tiếng Việt nhưng nhà thơ đã không bắt đầu bằng những khái niệm trừu tượng mà đó chính là những hình ảnh giản dị và thân thuộc. Đó là những câu thơ giàu sức gợi để con người ta có thể cảm nhận được cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Bởi chính cuộc sống áy đã hình thành và nuôi dưỡng tiếng nói của dân tộc. Đó cũng chính là lý do nhà thơ đã gợi lên một không gian làng quê thân thuộc và dấu yêu:

  • Chùm thơ Lưu Quang Vũ

    12, Tháng Ba 2021, bởi Cong_Chi_Nguyen

    Tiếng Việt Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre. Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê. Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời.

    “Ðá cheo leo trâu trèo trâu trượt...” Ði mòn đàng dứt cỏ đợi người thương Ðây muối mặn gừng cay lòng [...]

  • Lưu Quang Vũ [1948-1988]

    16, Tháng Ba 2007, bởi Cong_Chi_Nguyen

    Nhà thơ và nhà soạn kịch đặc biệt nổi tiếng thời kỳ bắt đầu Đổi mới từ 1986. Xem thêm: Nhà thơ Xuân Quỳnh TIỂU SỬ Lưu Quang Vũ sinh ngày 17-4-1948 tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ, là con của nghệ sĩ Lưu Quang Thuận. Thuở nhỏ sống cùng gia đình ở chiến khu Việt Bắc. Năm 1954 sau khi giải phóng Hà Nội, Vũ về thành phố này và học trường phổ thông. Chiến tranh bùng nổ, chàng trai thủ đô nhập ngũ năm 1965 và bắt đầu đăng thơ.

    Năm 1970 xuất ngũ, Lưu Quang Vũ làm nhiều nghề khác nhau. Từ tháng 8-1979 cho đến khi mất, ông là một phóng [...]

  • LƯU QUANG VŨ: TỪ THI CA ĐẾN TƯỢNG ĐÀI SÂN KHẤU
    20, Tháng Tư 2020, bởi Kim Thanh

    [Nhân 72 năm ngày sinh của nhà thơ lớn, kịch tác gia thiên tài Lưu Quang Vũ 17-4-1948]
    Năm 1974, sau khi bản thảo tập thơ “Trường Sơn của bé” của Trần Mạnh Hảo gửi từ Miền Nam do nhà thơ Nguyễn Đức Mậu cầm ra Hà Nội từ Lộc Ninh, trao cho nhà thơ Trinh Đường, được in tại Hà Nội, Lưu Quang Vũ lúc đó đang làm hợp đồng biên tập với nhà xuất bản “Văn Nghệ giải phóng” do ông Hà Mậu Nhai làm giám đốc, đã có bài khen tập thơ viết cho thiếu nhi của chúng tôi khá nồng nhiệt, in trên trang văn nghệ báo “Thiếu niên tiền phong”. Ngay sau đó, vợ [...]

  • Video liên quan

    Chủ Đề